Quy định về biện pháp tạm giam trong pháp luật của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 38 - 42)

trên thế giới

Quy định về biện pháp tạm giam ở một số nước trên thế giới về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên, do hệ thống tư pháp ở mỗi nước có sự khác nhau, cho nên, quy định về biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp tạm giam cũng có những điểm riêng biệt.

Luật TTHS Nhật Bản quy định: "Chỉ có cơng tố viên mới có quyền đề nghị

thẩm phán tạm giam người bị tình nghi để điều tra... Khi nhận được đề nghị của công tố viên, thẩm phán phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan, xem xét chứng cứ

và tiến hành thẩm vấn riêng người bị tình nghi..." [6]. Như vậy là luật TTHS Nhật

Bản quy định chỉ Thẩm phán mới có quyền ra lệnh tạm giam, quy định này được hiểu rằng, phàm là Thẩm phán ở bất cứ cấp nào, bất cứ giai đoạn nào của TTHS cũng có quyền ra lệnh tạm giam.

Nếu thẩm phán thấy có căn cứ hợp lý để tin rằng người bị tình nghi đã phạm tội và nếu trường hợp đang xem xét thuộc vào một trong những loại sau đây, thì thẩm phán có thể ra quyết định tạm giam người bị tình nghi trong thời hạn 10 ngày: Người bị tình nghi khơng có nơi cư trú cố định; có cơ sở hợp lý để tin rằng người bị tình nghi có thể tiêu hủy chứng cứ; có cơ sở tin rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn. Cịn trong tất cả các trường hợp khác, thẩm phán phải bác đề nghị của công tố viên và ra lệnh trả tự do cho người bị tình nghi. Nếu thẩm phán ra lệnh tạm giam người bị tình nghi và nếu cơng tố viên khơng thể hồn thành việc điều tra trong thời hạn ban đầu 10 ngày, thì cơng tố viên có thể đề nghị thẩm phán gia hạn tạm giam thêm 10 ngày nữa.

Trước khi có cáo trạng, người bị tình nghi bị tạm giam được giam hoặc ở nhà tạm giam trước khi xét xử do Bộ Tư pháp quản lý (kochiso) hoặc ở phòng tạm giam của cảnh sát (ryuchijo) tùy thuộc vào lệnh tạm giam của thẩm phán. Kể từ khi bị bắt và trong suốt quá trình tố tụng, người bị tình nghi bị bắt có quyền im lặng, và có quyền có luật sư bào chữa.

Điều 20 Luật số 8/1981 của Inđônêsia quy định cảnh sát, công tố viên và thẩm phán có qùn tạm giam người bị tình nghi và bị cáo để thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ chỉ có thể ra lệnh tạm giam nếu có đủ bằng chứng để tin tưởng chắc chắn rằng hành vi hình sự đã xảy ra và trong những tình huống cho phép nghi ngờ rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn, tiêu hủy tang vật hoặc tái phạm. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam khi có trát bắt hoặc lệnh của Tòa án trong đó miêu tả rõ nhân dạng của người bị tình nghi hoặc của bị cáo, lý do tạm giam, nơi giam, đồng thời giải thích ngắn gọn tội phạm mà người đó bị nghi là đã thực hiện. Một bản sao của trát bắt hoặc lệnh của Tịa án phải được gửi cho gia đình người bị bắt. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam nếu người đó đã thực hiện hoặc âm mưu thực hiện một hành vi hình sự hoặc đồng lõa trong việc thực hiện một tội phạm mà pháp luật quy định phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên, hoặc

nếu thời hạn phạt tù dưới 5 năm nhưng luật TTHS liệt kê tội đó vào loại tội phạm đặc biệt mà người vi phạm có thể bị tạm giam.

Có ba hình thức tạm giam: Tạm giam tại trại tạm giam của nhà nước; quản chế tại gia; quản chế trong phạm vi thành phố. Cảnh sát điều tra có quyền tạm giam người bị tình nghi nhiều nhất là 20 ngày, nếu hết thời hạn 20 ngày mà việc điều tra vẫn chưa kết thúc thì cơng tố viên có thể gia hạn tạm giam thêm 40 ngày. Như vậy, sau 60 ngày điều tra viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Trát bắt của cơng tố viên chỉ có hiệu lực trong thời hạn nhiều nhất là 20 ngày, nếu việc điều tra vẫn chưa kết thúc thì thẩm phán Tịa án cấp quận có quyền gia hạn thêm 30 ngày. Sau 50 ngày, công tố viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Thẩm phán Tịa án cấp quận có qùn bắt giam trong thời hạn 30 ngày, Chánh án Tịa án cấp đó có thể cho phép kéo dài thời hạn trên thêm 60 ngày nữa. Sau thời hạn 90 ngày, bị cáo phải được trả tự do ngay cả trong trường hợp thẩm phán của Tòa án cao cấp chưa ra được bản án. Trong trường hợp kháng cáo, thẩm phán Tòa án cao cấp đang giải quyết vụ án có thể ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 30 ngày, hết thời hạn trên mà vụ án vẫn chưa được giải quyết xong, thì Chánh án Tịa án cao cấp có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 90 ngày bị cáo phải được trả lại tự do. Thẩm phán Tòa án tối cao có quyền ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 50 ngày. Trong trường hợp cần thiết phải xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm thì Chánh án Tịa án tối cao có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 110 ngày, bị cáo phải được trả tự do, ngay cả trong trường hợp các thẩm phán Tòa án tối cao chưa ra được bản án [7].

Quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam của Nhật Bản và của Inđơnêsia có thể nói là hết sức chặt chẽ. Nếu những quy định trong luật TTHS về biện pháp ngăn chặn của các nước này được tn thủ một cách nghiêm túc thì tính mạng, danh dự và nhân phẩm của những người bị giam giữ sẽ được tôn trọng, thể hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, thiết nghĩ rằng quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong BLTTHS Việt Nam cũng cần có sự tham khảo để sửa đổi, bổ sung và quy định cho thống nhất.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống, phân tích những vấn đề lý luận về biện pháp tạm giam, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của biện pháp tạm giam; khái niệm, đặc điểm áp dụng biện pháp tạm giam; các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp tạm giam; lược sử quá trình hình thành và phát triển của chế định tạm giam trong pháp luật TTHS Việt Nam. Cũng trong chương này, luận văn đã trình bày quy định về tạm giam trong pháp luật TTHS một số nước như Nhật Bản, Indonesia. Tuy chưa thật sự toàn diện, nhưng kết quả của luận văn thể hiện trong Chương 1 đã tạo cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp này trong quá trình giải quyết VAHS trong thực tế ở chương tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)