Thời hạn tạm giam

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 28 - 32)

Trong BLTTHS năm 2015, thời hạn tạm giam không được quy định tập trung ở một điều luật mà được quy định theo từng giai đoạn của quá trình tố tụng. Cụ thể:

- Tạm giam để điều tra

Điều 173 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giam để điều tra không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, khơng q 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng. Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần, không quá 2 tháng. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 3 tháng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thời hạn tạm giam để điều tra tối đa có thể là 3 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể là 5 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa có thể là 7 tháng, còn đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 12 tháng.

Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC có qùn gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt khơng có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc

việc điều tra. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC có qùn gia hạn thêm một lần nhưng khơng q 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà khơng có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra [28, tr 161 – 165].

So sánh thời hạn tạm giam để điều tra (quy định tại Điều 173) với thời hạn điều tra (quy định tại Điều 172) thì thời hạn tạm giam để điều tra bằng với thời hạn điều tra còn thời hạn gia hạn tạm giam để điều tra, trừ trường hợp đặc biệt đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác, ngắn hơn thời hạn gia hạn để điều tra. Với quy định này nhà làm luật nhằm mục đích hạn chế việc lạm dụng gia hạn tạm giam, đồng thời cịn có ý nghĩa trong việc đảm bảo CQĐT cần phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, nếu không thời hạn tạm giam với bị can sẽ hết mặc dù thời hạn điều tra vẫn còn.

- Tạm giam để truy tố

Điều 241 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn

chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 của Bộ luật này”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 240: “Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30

ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [28, tr 218].

Như vậy, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng trong giai đoạn truy tố đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 30 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 45 ngày, cịn đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thời hạn tạm giam để truy tố tối đa có thể lên đến 60 ngày.

- Tạm giam để xét xử sơ thẩm

Khoản 2 Điều 278 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm giam để

chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này” [28, tr 247]. Theo quy định tại Điều 277 BLTTHS, thời hạn

chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, khơng quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn tạm giam để mở phiên tịa là từ 15 đến 30 ngày. Ngồi ra, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần thiết thì HĐXX ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa [28]. Như vậy, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tối đa (kể cả gia hạn) là 75 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 120 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn này có thể lên đến 150 ngày.

- Tạm giam để xét xử phúc thẩm

Điều 347 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi thụ lý vụ án, Tịa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tịa án quyết định. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của BLTTHS. Theo quy định tại Điều 346 BLTTHS năm 2015, TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; TAND cấp cao, Tòa án quân sự

trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Như vậy, thời hạn tạm giam để phục vụ xét xử phúc thẩm là 60 ngày đối với vụ án do TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu thụ lý, 90 ngày đối với vụ án do TAND cấp cao, Tòa án quân sự trung ương thụ lý [28, tr 289- 290].

Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tịa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.

- Tạm giam để đảm bảo thi hành án

Sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, HĐXX có thể quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm, Điều 329 BLTTHS năm 2015 quy định: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tịa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo bị xử phạt tử hình thì HĐXX tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.

Tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại khoản 3 Điều 347 BLTTHS năm 2015, nếu bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tịa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án. Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án. Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án [28, tr 278].

Về việc khấu trừ thời hạn tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt, theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam bằng một ngày tù. Quy định này không chỉ áp dụng đối với người bị tạm giam liên tục cho đến khi xét xử mà còn áp dụng đối với cả những người bị áp dụng các BPNC khác sau một thời gian bị

tạm giam. Những hình phạt khác khơng phải là hình phạt tù có thời hạn như cảnh cáo, phạt tiền hoặc tử hình thì khơng áp dụng quy định này mặc dù trước đó họ có bị tạm giam. Riêng hình phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và hình phạt tù chung thân thì thời hạn tạm giam sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc sau: Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn nhưng thời hạn bị tạm giam vẫn được tính khi người bị kết án được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Việc xét giảm án đối với người bị kết án tù chung thân được xác định như sau: thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm đối với tù chung thân và người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)