Trên cơ sở tinh thần các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp “xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam”. Qua nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam cùng những bất cập, vướng mắc trong thời gian qua, tác giả cho rằng cần phải sửa đổi, hoàn thiện một số vấn đề về quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam trong BLTTHS. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ, cụ thể căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, phân biệt rõ ràng giữa mục đích áp dụng với căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn làm cơ sở để áp dụng biện pháp tạm giam. BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tại Khoản 1 Điều 109 nhưng nội dung này không thể hiện rõ là căn cứ hay mục đích áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, các biện pháp ngăn chặn trong TTHS có tính chất, mức độ nghiêm khắc khác nhau nên không thể quy định căn cứ áp dụng chung cho nhiều biện pháp.
Điều 119 BLTTHS năm 2015 như sau:
Điều 119: Tạm giam
1. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…
Thứ hai, không dựa vào quy định và kết quả phân loại tội phạm như một điều kiện độc lập và duy nhất để xây dựng căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam. Cần coi khả năng của bị can, bị cáo có thể cản trở, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc có thể tiếp tục phạm tội là căn cứ chủ yếu để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam. Việc quy định điều này nhằm đảm bảo bản chất, chức năng của biện pháp ngăn chặn chính là ngăn ngừa tội phạm, ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết VAHS.
Thứ ba, bổ sung thêm một trong những căn cứ tạm giam là khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác khơng có hiệu quả, nhằm khuyến khích các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp này, còn tạm giam là biện pháp cuối cùng cần phải áp dụng trong TTHS nhằm đảm bảo thuận lợi cho quá trình giải quyết VAHS.
Thứ tư, sửa đổi các quy định về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam trong giai đoạn truy tố, xét xử sơ thẩm, sau khi tuyên án, xét xử phúc thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại hoặc xét xử lại theo hướng dẫn chiếu căn cứ, điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam về Điều 119, Điều 419 BLTTHS năm 2015.
Thứ năm, cần nghiên cứu việc việc hạn chế tạm giam đối với một số loại tội phạm. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam ở nước ta những năm qua cho thấy Bô luật TTHS hiện hành không quy định những loại tội phạm nào thì có thể hạn chế việc tạm giam nên việc xem xét, quyết định tạm giam chỉ căn cứ vào quy định của Điều 119 và Điều 419 (nếu bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi) chứ không căn cứ vào những loại tội phạm mà bị can, bị cáo thực hiện. Trên thực tế có những trường hợp bị can, bị cáo phạm tội thuộc nhóm tội phạm về kinh tế, chức vụ, có nơi cư trú rõ ràng, có đủ điều kiện để được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm,
họ khơng có khả năng bỏ trốn hoặc có điều kiện thực tế có thể trốn hoặc có thể gây khó khăn, cản trở q trình điều tra, xử lý vụ án hay có thể tiếp tục phạm tội. Nhưng họ vẫn bị tạm giam với lý do tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trong khi đó, việc hạn chế tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm một số loại tội phạm là rất cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần hạn chế tạm giam đối với những loại tội phạm cụ thể nào và trong trường hợp nào. Theo quan điểm của tác giả, trên cơ sở nghiên cứu về tình hình thực tế của nước ta hiện nay, có thể nghiên cứu để hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm những loại tội phạm sau: Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nhóm tội phạm về mơi trường, một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính, một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm về chức vụ và nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
Thứ sáu, cần quy định rõ ràng hơn về việc xem xét hồ sơ, tài liệu là chứng cứ chứng minh về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam.