Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 26 - 37)

thải rắn

1.3.1. Yếu tố chủ quan

1.3.1.1. Khung pháp lý, định mức thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn - Hệ thống khung pháp lý địi hỏi phải tồn diện, theo đó các cấp, các ngành có liên quan tiến hành hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý CTR, xây dựng nguồn lực thực hiện chiến lược; quy hoạch quản lý CTR gồm lập và thực hiện quy hoạch xây dựng khu liên hợp xử lý CTR cho các vùng kinh tế của cả nước, các tỉnh, thành phố của cả nước, xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR đến tận phường, xã; thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc dữ liệu về chất thải rắn toàn quốc; thúc đẩy các nghiên cứu khoa học có liên quan để phục vụ hiệu quả công tác quản lý tổng hợp CTR; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi ni lông, không đổ rác bừa bãi... tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về quản lý CTR…

Hoạt động xử lý vi phạm chính sách quản lý CTR bao gồm năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách quản lý CTR, nhất là đối với các vụ việc vi phạm pháp luật mơi trường mang tính nghiêm trọng… Các quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nói chung. Đặc biệt là sự nghiêm minh và tính răn đe của pháp luật đối với các vi phạm trong quản lý CTR trên thực tế.

- Việc đánh giá về mức độ đáp ứng chất lượng dịch vụ thu gom CTR chủ yếu mang tính chất định tính, thơng qua sự đánh giá của người dân và cơ quan quản lý về tình trạng vệ sinh trên địa bàn, về thái độ phục vụ, cách thức thực hiện… Vì vậy, để đảm bảo các đánh giá sát với thực tế cần phải có số liệu khảo sát qui mơ lớn.

1.3.1.2. Hoạt động tun truyền chính sách

Mức độ quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức đồn thể chính trị - xã hội của địa phương trong việc thực hiện chính sách quản lý CTR. CTR cần được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định; mức độ đầu tư hệ thống thu gom và xử lý CTR

tại các địa phương; hoạt động truyền thông về môi trường; ý thức, trách nhiệm về thực hiện chính sách quản lý CTR của người dân, tổ chức; tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt tại đô thị hàng năm... Kết quả quan trắc môi trường hàng năm, các chỉ số mơi trường; tình trạng phát sinh các khu vực ơ nhiễm mơi trường lớn. Vấn đề ý thức của người dân trong việc lạm dụng các sản phẩm từ nhựa đã trở thành thói quen trong sinh hoạt, những sản phẩm này thải ra mơi trường sau khi sử dụng rất khó phân hủy, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người…

1.3.1.3. Công nghệ xử lý

Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTR tối ưu vẫn đang là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi hiện chưa có mơ hình cơng nghệ xử lý CTR sinh hoạt hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là tác động không nhỏ đến việc thực hiện chính sách quản lý CTR trong thực tế. Các cơng nghệ xử lý CTR đối với Việt Nam có đảm bảo độ hiện đại và quy mô như thế nào đã đồng bộ và hoàn thiện chưa.

1.3.2. Yếu tố khách quan

1.3.2.1. Tập quán sinh hoạt, tính cách người dân

Yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thực hiện chính sách quản lý CTR nói chung và thực hiện theo phương thức khốn hộ nói riêng. Địa phương có q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh, dân số đơng... thì số lượng, chủng loại CTR sẽ rất lớn và đa dạng - điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình đầu tư cơng nghệ, nhân lực để thực hiện việc thu gom, xử lý CTR.

Mức sống của dân cư khu vực và xu hướng về thị hiếu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng trên địa bàn.

Trình độ nhận thức của người dân về CTR, phân loại CTR cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác thu gom, xử lý CTR trên địa bàn. Nguồn tài chính đầu tư có cân đối giữa các lĩnh vực. Cơ cấu phân bổ ngân sách cho hoạt động thu gom và vận chuyển CTR, chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy CTR ở mức độ nào. Việc huy động nguồn lực theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt đối với CTRSH hay CTR từ khu vực nông nghiệp, làng nghề.

1.3.2.2. Sự hợp tác trong thực hiện chính sách quản lý CTR của người dân Trong quá trình thực hiện chính sách quản lý CTR thì sự đồng thuận của chính quyền và người dân là điều rất cần thiết, các bên liên quan, đặc biệt là người dân cần phải đồng thuận trong q trình thực hiện chính sách này. Hệ thống văn bản quản lý, chính sách quản lý CTR có đầy đủ, tồn diện đến đâu mà khơng có sự đồng lịng của người dân trong q trình triển khai chính sách hay sự hợp tác trong vấn đề này thì hiệu lực của văn bản, hiệu quả chính sách sẽ khơng thể tăng cường. Bên cạnh đó, người dân là đối tượng thụ thưởng chính từ việc quản lý CTR qua đó bảo đảm mơi trường sống trong lành.

1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn và bài học rút ra có thể áp dụng vào Thủ đơ Hà Nội

1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Từ một nước từng phải đối mặt với những vấn đề môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do CTR gây ra trong nhiều thập kỉ ở thế kỉ XX, đến nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đất nước sạch nhất thế giới. Ý thức được vấn đề CTR tác động nguy hại đến môi trường, đặc biệt đến sức khoẻ người dân, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế cụ thể về quản lý CTR. Theo đó, chính quyền các địa phương ở Nhật Bản, Thủ đô Tokyo cũng không là ngoại lệ đã triển khai cụ thể hoá các cơ chế chính sách của chính quyền Trung ương cho phù hợp với tình hình của Thủ đơ Tokyo, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn theo kế hoạch từng năm, từng quý, từng tháng.

Để chính sách quản lý chất thải rắn mang lại hiệu quả, chính quyền Tokyo đã tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý CTR đến từng gia đình – trách nhiệm này được giao cho từng cơ sở (đơn vị quản lý trực tiếp cư dân) để tuyên truyền thuyết phục người dân. Ngồi ra, trong các trường học từ phổ thơng cho đến đại học cũng như các đơn vị nhà nước, nhà máy, xí nghiệp… trên địa bàn đều có các chương trình tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức cho người tất cả người dân ở Thủ đô Tokyo.

Hoạt động điều hành của Chính quyền Thủ đơ đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội luôn rõ ràng và minh bạch, đó là sự phân cơng phối hợp thực hiện các

chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, chính sách quản lý chất thải rắn nói riêng, vì thế hiệu quả mang lại từ sự phối hợp này là vô cùng hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách quản lý CTR, Chính quyền Thủ đơ Tokyo ln chú trọng việc duy trì và điều chỉnh chính sách thực hiện quản lý chất thải rắn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Thủ đơ. Một trong các nội dung của q trình thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn của Thủ đô Tokyo không thể khơng nói đến, đó là cơng tác theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên phạm vi Thủ đô và từng quận/huyện một cách thường xuyên liên tục. Đây là một cơng việc trong chương trình nghị sự hàng năm, hàng tháng của chính quyền Thủ đơ Tokyo cũng như từng địa phương.

Có thể điểm qua một số nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật đối với vấn đề mơi trường, trong đó có vấn đề chính sách quản lý CTR của Nhật Bản.

Lịch sử của hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến xã hội tuần hồn [51]

Nguồn: Bộ Môi trường Nhật Bản (2014), “Xử lý chất thải tại Nhật Bản, quá khứ và

Kế hoạch cơ bản trong việc thúc đẩy xây dựng “xã hội tuần hoàn tái chế”

Kế hoạch tuần hồn cơ bản là kế hoạch được Chính phủ xác lập dựa trên hệ thống luật tuần hồn cơ bản mang tính kế hoạch và tổng hợp các chính sách liên quan đến việc hình thành xã hội tuần hồn. Bản kế hoạch tuần hoàn cơ bản đầu tiên được hoạch định vào năm 2003, đưa ra ý tưởng về một xã hội tuần hoàn, cung cấp dịch vụ, làm ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, phong cách sống chậm, nâng niu, trân trọng các đồ vật khi sử dụng.

Kế hoạch tuần hoàn cơ bản thứ hai, đã được sửa đổi vào năm 2008, nhằm mục đích tích hợp hơn nữa các sáng kiến hướng đến một xã hội có khí thải carbon thấp, xã hội tồn tại hịa hợp cùng với tự nhiên, thúc đẩy các sáng kiến xây dựng một "khu tuần hoàn địa phương" phù hợp với nguồn lực địa phương.

Kế hoạch tuần hoàn cơ bản thứ ba, đã được sửa đổi vào năm 2013, cùng với việc chú trọng đến các chính sách về lượng CTRSH, lượng sử dụng tài nguyên, bản kế hoạch lần này còn tập trung thêm một số nội dung chủ chốt mới: ① Tăng cường đẩy mạnh Reduce, Reuse vì mức độ thực hiện của hai tiêu chí này cịn chậm so với Recylce,

② Thu thập các đồ vật bằng kim loại vẫn cịn sử dụng được, ③ Tăng cường nỗ lực vì

mục tiêu An tồn - An tâm, ④ Thúc đẩy hợp tác quốc tế về chiến dịch 3R. [51] Đặc biệt là tỉ lệ sử dụng tái chế và lượng CTR xử lý cuối đã hoàn thành kế hoạch trước thời hạn vào năm 2015 (Như biểu đồ dưới đây).

Nguồn: “Kế hoạch cơ bản cho việc thúc đẩy xã hội lần thứ ba” Bộ Môi trường Nhật Bản

Nguồn: Bộ Môi trường Nhật Bản, “Xử lý chất thải tại Nhật Bản, quá khứ và hiện

tại”, ban hành tháng 02/2014, tr.16

Theo thống kê năm 2018 của Bộ Môi trường Nhật Bản, quốc gia này xả ra 42,72 triệu tấn CTRSH, bình quân 1 người Nhật Bản xả ra 1 ngày là 918 gram [52]. Khơng có diện tích đất để chôn lấp CTR như nhiều nước cùng khu vực châu Á, Nhật Bản lựa chọn giải pháp đốt CTR bằng công nghệ CFB (cơng nghệ đốt hóa lỏng tầng sơi) có thể đốt cả những vật liệu khó cháy để lấy năng lượng và giảm lượng khí thải NO và NO2. Đến nay, hơn 80% CTR của Nhật Bản được đốt để sản

xuất điện, phần còn lại để tái chế và chỉ một lượng nhỏ CTR ở đô thị được đưa đến các bãi rác. Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả bằng cách tập kết CTR vào những bãi rác khép kín trên vịnh Tokyo, dần dần, các bãi rác này biến thành các cụm đảo nhân tạo. Các cụm đảo này được phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên gọi Sea Forest, có tác dụng như “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng lồ làm mát khơng khí biển thổi vào Tokyo. Theo con số thống kê, tính đến ngày 1/10/2020, dân số thủ đơ Tokyo vào khoảng 13.971.109 người, mỗi ngày lượng CTRSH thải ra khoảng 4.383.468 tấn (1 người trung bình xả ra 875gram/ngày, thấp hơn bình quân của cả nước là 918 gram/ngày) và có khoảng 80.7% lượng CTRSH được đưa thẳng đến nhà máy đốt [52]. Rác sau khi được nghiền và ép thành khối bằng nhau sẽ được đốt ở 800 độ C, ở nhiệt độ này, rác sẽ giảm thể tích và khối lượng xuống chỉ cịn 1/20.

Nguyên lý của công nghệ xử lý CTR ở Tokyo gồm 3 bước: Nghiền - ép - đốt, rác sau khi được thu gom sẽ được nghiền và ép thành từng khối lớn có kích thước bằng nhau để khi đốt tiết kiệm được thể tích lị đốt, tiết kiệm thời gian và công sức của công nhân nhà máy. Một số chất hóa học được thêm vào để trung hịa các loại khí độc hại thốt ra trong q trình đốt. Vì vậy, hơi thốt ra từ những nhà máy đốt rác khổng lồ này thường chỉ là hơi nước và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thường một khối rác sẽ giảm thể tích xuống cịn 1/20 khi đốt xong và việc này giúp cho thành phố Tokyo tiết kiệm được rất nhiều quỹ đất cho việc chơn lấp. Chỉ riêng thành phố Tokyo đã có 21 nhà máy xử lý CTR, trong đó nhà máy lớn nhất, Toshima giúp Thành phố xử lý khoảng 400 tấn rác một ngày và khoảng 150.000 tấn/năm.

Một điều đặc biệt là để vận hành những nhà máy này tiêu tốn một lượng điện năng khổng lồ, nhưng cả 21 nhà máy ở đây gần như không tiêu tốn một chút điện nào từ mạng điện lưới quốc gia. Chính quyền Thành phố Tokyo ước tính, số lượng điện dư từ q trình đốt rác có giá trị khoảng 9,8 tỷ yên mỗi năm (khoảng 1.800 tỷ đồng). Thậm chí, các kỹ sư ở đây cịn tìm ra cách tận dụng hơi nước nhiệt độ cao để cung cấp cho các bể bơi xung quanh và trồng các loại cây nhiệt đới.

Phân loại rác với ghi chú và nhãn dán bên ngoài thùng: 12 loại rác vô cơ được phân ra từng thùng với ghi chú và nhãn dán ở bên ngồi thùng, gồm có: 1) rác cháy được (giấy lẻ, vụn, túi giấy, vải, vỏ hộp bánh kẹo), 2) rác nhựa (đồ chơi trẻ em,

túi nylon, nắp chai nhựa,..), 3) vỏ chai nhựa (đã bỏ nắp), 4) chai thủy tinh (đã bỏ nắp nhựa hoặc kim loại), 5) vỏ hộp kim loại, 6) thủy tinh (gốm, sứ, thủy tinh vỡ), 7) giấy báo (sách, vở nguyên quyển buộc thành bó), 8) bìa hộp carton (đã gỡ thành miếng), 9) rác nguy hiểm (pin), 10) rác nguy hiểm (kim khâu, kim tiêm, móc câu), 11) rác kim loại (mắc áo, kìm, tuốc nơ vít), 12) đồ điện, điện tử (máy sấy tóc, quạt điện- chiều cao hay bề ngang không quá 30cm, đồ chơi điện tử, điện thoại di động).

1.4.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Horsholm, Đan Mạch

Ở Đan Mạch, trên cơ sở các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng, các địa phương, trong đó có thành phố Horsholm, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương để ban hành chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, bao gồm chính sách quản lý chất thải rắn, trong đó có phân biệt và quy định rõ các loại chất thải rắn khác nhau như CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt, CTR nguy hại… từ đó có các giải pháp xử lý phù hợp. Trước hết họ rất chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn theo kế hoạch được duyệt. Tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý CTR đến từng người dân để chính sách quản lý chất thải rắn mang lại hiệu quả. Mặt khác, có các chương trình tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ công chức.

Hiệu quả của sự phân cơng phối hợp thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách quản lý chất thải rắn nói riêng ở thành phố Horsholm rất được ngưỡng mộ.

Ngồi ra, trong q trình triển khai thực hiện chính sách quản lý CTR, họ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)