Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 64 - 67)

đúng chỉ đạo và kế hoạch” được đánh giá cao với 3,56/5 điểm, trong đó có 14,81%

người được hỏi đánh giá nội dung này ở mức tốt, 31,75% đánh giá ở mức khá và chỉ có 3,28% người được hỏi đánh giá kém. Ngược lại, tiêu chí “Báo cáo tổng kết thực

hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được công khai minh bạch” chưa được đánh giá cao với mức điểm đánh giá là 3,05/5 điểm, trong

đó có đến 17,46% người được hỏi đánh giá nội dung này ở mức yếu và 9,52% đánh giá mức kém. Cịn tiêu chí “Hoạt động tổng kết thực hiện chính sách đã rút ra được

các kết quả, hạn chế của q trình thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” được đánh giá ở mức điểm trung bình là 3,27/5 điểm.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

2.4.1. Yếu tố chủ quan

2.4.1.1. Khung pháp lý, định mức

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý CTR được ban hành và đang có hiệu lực như: Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường… Phần lớn các văn bản ban hành phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về mơi trường nói chung và xử lý CTR nói riêng. Bên cạnh những điểm mới, điểm tiến bộ trong các quy định của pháp luật về xử lý CTR, nội dung một số văn bản pháp luật liên quan đến các quy định về xử lý CTR bộc lộ một số vướng mắc, bất cập như sau:

Thứ nhất, cơng tác quản lý CTR cịn nhiều bất cập, chồng chéo giữa nhiều bộ

ngành, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên nhiều địa phương.

Thứ hai, các văn bản dưới luật như Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày

04/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về

quản lý chất thải và phế liệu… đang có sự phân đoạn và không rõ ràng trong phân công chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về CTR; chưa quy định, phân luồng quản lý CTR một cách thống nhất…

Công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT đối với CTR còn chưa đủ sức răn đe, mức thi hành cưỡng chế có hiệu lực chưa cao dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát môi trường từ cấp tỉnh đến các địa phương cịn rất mỏng, khơng đủ người, không đủ thiết bị cần thiết nên cơng tác này đã gặp khơng ít các khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế.

Trước thực trạng phế thải xây dựng đổ tràn lan, ngày 16-5-2017, UBND thành phố Hà Nội đã có Chỉ thị 07/CT-UBND về “Tăng cường quản lý phá dỡ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn thành phố”. Theo đánh giá của Sở Xây dựng, việc thực hiện Chỉ thị này chưa thực sự đạt kết quả do UBND các quận, huyện, thị xã chưa quyết liệt trong công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn theo phân cấp...

Hộp 2.3. Kết quả khảo sát thực tế tại một số quận, huyện về tập kết CTR

Nguồn: Tổng hợp kết quả quan sát thực tế của tác giả Khảo sát của tác giả tại một số quận, huyện trên địa bàn, khơng khó để bắt gặp những đống chất thải rắn xây dựng đổ tràn lan trên đường. Nhiều nhất phải kể đến các tuyến đê, lịng sơng và đường ven đơ. Tại tuyến đê tả Đáy qua xã Cao Viên (Thanh Oai); phường Đồng Mai, Yên Nghĩa (Hà Đơng); xã Đơng La, An Thượng, Song Phương (Hồi Đức), một lượng lớn chất thải rắn xây dựng đổ tràn lan, có đoạn kéo dài tới gần 100m. Trong đó, vi phạm xảy ra nhiều nhất là đoạn qua xã Song Phương với từng “núi” chất thải rắn xây dựng đổ tràn lên thân đê. Khơng những thế, một số hộ cịn san gạt chất thải rắn xây dựng để tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo Ông Nguyễn Văn Tồn, thơn Phương Viên, xã Song Phương cho biết: “4 năm gần đây, chất thải rắn xây dựng liên tục bị đổ tại

triền đê tả Đáy (đoạn giáp Đại lộ Thăng Long đến Nghĩa trang liệt sĩ xã Song Phương). Mặc dù UBND xã đã cắm biển “cấm đổ chất thải rắn xây dựng” tại tuyến đê này, nhưng nhiều người vẫn cố tình đổ”.

2.4.1.2. Cơng nghệ xử lý

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội việc xử lý CTR chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, phần lớn các bãi rác vận hành chưa đúng quy trình nên gây ơ nhiễm mơi trường. Hầu hết, các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể. Một số bãi rác lại có đường giao thơng khơng thuận tiện, nhiều địa bàn dân cư ở xa các điểm tập kết xử lý CTR, khó khăn về kinh phí vận chuyển và xử lý CTR cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường từ các bãi xử lý CTR. Đồng thời, còn tồn tại một số bãi tập kết CTR nhỏ, tự phát trong khu dân cư ở các vùng nơng thơn, ví dụ như bãi rác tạm xã Cảnh Dương, khu vực Ngư Thuỷ Trung, nơng trường Lệ Ninh... huyện Sóc Sơn.

Ngồi ra, nước ta chưa có một mơ hình mẫu, hiệu quả cao trong công tác xử lý CTR để địa phương học tập, làm theo. Hiện nay, có nhiều cơng nghệ xử lý CTR tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên, các công nghệ xử lý CTR này thường có chi phí đầu tư cao và chưa được khẳng định phù hợp tính chất, thành phần CTR tại Việt Nam. Mặc dù đã ứng dụng một số công nghệ mới trong xử lý CTR, nhưng tính đến nay Thành phố Hà Nội vẫn lựa chọn xử lý chất thải bằng hình thức chơn lấp là chủ đạo.

Tồn tại lớn nhất của công tác quản lý, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH ở thành phố Hà Nội là chưa áp dụng được phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp PLRTTN, tái sử dụng và tái chế chất thải, giảm thiểu khối lượng chôn lấp. Nhiều BCL đã bị quá tải, không được che phủ bề mặt kỹ càng, không được phun đủ hóa chất khử mùi và diệt côn trùng… đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí, sinh thái nghiêm trọng, tạo ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và các hoạt động sản xuất của cộng đồng xung quanh.

2.4.2. Yếu tố khách quan

2.4.2.1. Tập quán sinh hoạt, tính cách người dân

Thực tế hiện nay cho thấy, người dân còn thiếu ý thức trong tiết kiệm và cách thức tiêu dùng thân thiện với môi trường hay tái sử dụng chất thải nên lượng CTR ngày càng gia tăng. Người dân nói chung vẫn còn tư tưởng “thu gom, vận chuyển, xử lý CTR là trách nhiệm của các nhà quản lý, cấp chính quyền”. Ngồi ra,

các hoạt động tổ chức cộng đồng tham gia quản lý CTR, nhất là khu vực nơng thơn cịn mang tính phong trào, chủ yếu thực hiện trong các dịp lễ, tết mà chưa được duy trì thường xuyên, chưa trở thành nhiệm vụ của các cơ quan và các cấp chính quyền.

2.4.2.2. Sự đồng lịng, hợp tác trong thực hiện chính sách của người dân Một trong những vấn đề khó khăn nhất chính là phương tiện thu gom CTR và phân loại CTR tại nguồn. Tại các nước phát triển như Nhật Bản, việc thu gom CTR được thực hiện bằng những chiếc xe chuyên dụng nhỏ, gọn, tiến hành thu gom vào lúc sáng sớm và có các đợt thu gom CTR riêng. Xây dựng phương án thu gom mới, bảo đảm các yêu cầu cơ bản về mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, tiến đến hạn chế 100% số lượng các thùng rác đặt cố định trên các tuyến đường trên địa bàn, từng bước giảm dần việc sử dụng nhân công trong hoạt động thu gom CTR, cải tiến hệ thống thu gom, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn… Điều chỉnh thời gian thu gom rác muộn hơn để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, UBND các quận sẽ được phân cấp cụ thể, chịu trách nhiệm phê duyệt thời gian, phương án thu gom CTR phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo Đội kiểm tra quy tắc quận và UBND các phường thường xuyên kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 64 - 67)