Phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách quản lý chất thả

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 45 - 64)

chất thải rắn trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội

Nhìn một cách tổng qt, việc thực hiện chính sách quản lý CTR ở Thủ đô Hà Nội thời gian qua, dù rằng còn nhiều hạn chế, nhưng khơng thể khơng nói đến những nỗ lực của Thành phố trong việc triển khai các bước đi hết sức cơ bản để thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn. Kết quả thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua khơng chỉ được phân tích từ các số liệu, tư liệu thứ cấp mà luận văn còn tiến hành điều tra, khảo sát (đối tượng và số phiếu cụ thể đã trình bày ở mục Phương pháp nghiên cứu) để có cơ sở khoa học minh chứng cho các phân tích, đánh giá thực trạng, có thể khái qt một số nội dung chủ yếu như sau:

2.3.1. Lập kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Trên cơ sở các quy định của luật, Chính phủ đã ban hành hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT; Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 1206/QĐ-TTG ngày 2/9/2012 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện

môi trường giai đoạn 2012 – 2015; Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 609/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050...

Trên cơ sở đó, các Bộ chủ quản thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình như: Thơng tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải y tế; Thông tư của Bộ Tài nguyên & môi trường số 36/2015/TT BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư số 05/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 quy định về việc Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng; Quyết định 849/QĐ-BTNMT năm 2019 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 09/NQ-CP thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; Quyết định 592/QĐ- BXD ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Xây Dựng về việc cơng bố định mức dự tốn quản lý chất thải rắn đô thị; Thông tư 07/2017/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành; Quyết định 1354/QĐ-BXD năm 2017 về công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Xây dựng ban hành...

Thành phố Hà Nội đã thực hiện việc triển khai chính sách gắn với thực trạng tình hình chất thải rắn trên địa bàn thành phố như: Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với người dân trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định 11/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, Hà Nội; Quyết định 16/2013/QĐ-UBND của UBND ngày 03/6/2013 quy định

quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội; Quyết định 61/2013/QĐ-UBND về thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội; Quyết định 44/2014/QĐ- UBND về thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội; Quyết định 54/2016/QĐ-UBND về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội; Quyết định 3041/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đơn giá thanh tốn cơng tác vận hành bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (công suất <100 tấn/ngày/đêm) do thành phố Hà Nội ban hành; Quyết định 26/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 54/2016/QĐ-UBND về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định 29/2018/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết quy định hỗ trợ bằng tiền đối với người dân trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Hàng năm, đơn vị được giao nhiệm vụ phụ trách công tác thu gom CTR trên địa bàn thành phố dự thảo các kế hoạch thực hiện chính sách, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt. Nội dung kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn thống nhất với kế hoạch bảo vệ môi trường của thành phố trong giai đoạn vừa qua, thơng qua các mơ hình thu gom theo phương thức khoán hộ trên địa bàn. Tùy vào điều kiện cụ thể của mình các địa phương (cấp quận, huyện và xã, phường) đã tổ chức các mơ hình thu gom CTR theo các phương thức khác nhau và đã đạt được kết quả nhất định. Trong đó, mơ hình thu gom CTR theo mơ hình khốn hộ là mơ hình hiệu quả nhất. Mơ hình này đã giải quyết, xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách thu gom và xử lý CTR trên địa bàn trong thời gian qua như việc giám sát thời gian thu gom, khối lượng CTR vận chuyển; tỷ lệ tham gia thu gom CTR, tỷ lệ thu phí…; đã chỉ rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các bên tham gia: Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) có trách nhiệm thu gom và xử lý CTR đảm bảo chất lượng; các địa phương quản lý bộ thu, thu tiền phí CTR và thanh tốn tiền cho Công ty.

Theo báo cáo của Ban đô thị (HĐND TP Hà Nội) năm 2019, CTR sinh hoạt của Hà Nội hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chỉ đạt khoảng 43% so với công suất thiết kế. Theo Quyết định số 609/QĐ-TTg, ngày 25-4-2014, Về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội, quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đơ Hà Nội xác định có 17 khu xử lý chất thải rắn bao gồm tám khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và chín khu đầu tư mới. Trong đó, có tới chín trong số 17 khu xử lý vẫn sử dụng công nghệ chôn lấp cùng với các công nghệ xử lý khác. Đáng chú ý, trong đề xuất các dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 theo quy hoạch, có tới tám bãi đổ chất thải rắn được xây dựng tại các huyện: Đơng Anh, Thường Tín, Hồi Đức, Mê Linh, Đan Phượng, Từ Liêm. Dự án Khu liên hợp xử lý CTR Sóc Sơn giai đoạn 2 được phê duyệt từ năm 2010 và đầu tư từ năm 2011, phấn đấu hồn giải phóng mặt bằng vào năm 2017. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và di dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm mơi trường vẫn chưa hồn thành, dẫn đến tình trạng người dân nhiều lần chặn bãi rác khiến CTR nội đô ùn ứ.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá cơng tác lập kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội

TT Tiêu chí/ Nội dung Thang đánh giá (%)

5 4 3 2 1

1

Nội dung kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thống nhất với kế hoạch bảo vệ môi trường của Thủ đô.

14.28 34.92 36.51 11.11 3.17

2

Quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội của chủ thể quản lý có sự tham gia góp ý của các đối tượng liên quan.

19.84 23.81 21.43 23.81 11.11

3

Nội dung kế hoạch kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội phù hợp và rõ ràng.

9.52 25.40 31.75 20.63 4.76

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Kết quả khảo sát được tác giả tổng hợp tại Bảng 2. và biểu diễn sự biến động tại Biểu đồ 2.1 cho thấy: Trong 03 tiêu chí đánh giá cơng tác lập kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thì tiêu chí “Nội dung

kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thống nhất với kế hoạch bảo vệ môi trường của thủ đô” được đánh giá cao nhất với

điểm trung bình là 3.46/5 điểm, trong đó có 14,28% người được hỏi đánh giá tốt, 34,92% đánh giá khá và chỉ có 3,17% đánh giá kém. Ngược lại tiêu chí “Nội dung

kế hoạch kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội phù hợp và rõ ràng” chưa được đánh giá cao với mức điểm trung bình là

2,9/5 điểm với 20,63% đánh giá yếu và 4,76% đánh giá kém.

9.52 19.84 14.28 25.4 23.81 34.92 31.75 21.43 36.51 20.63 23.81 11.11 4.76 11.11 3.17 0 5 10 15 20 25 30 35 40 KH3 KH2 KH1 Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

2.3.2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đối với CTR đã được các cấp, các ngành, tổ chức đồn thể chính trị - xã hội quan tâm, bước đầu đã tạo sự chuyển biến và đạt được một số kết quả nhất định. Chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định; chính quyền cấp huyện, cấp xã đã quan tâm đầu tư hệ thống thu gom và xử lý CTR sinh hoạt tại các địa phương; hoạt động truyền thông về môi trường được thực hiện; ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức được nâng lên; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị hàng năm được nâng lên. Kết quả quan trắc môi trường hàng năm, các chỉ số môi trường được đảm bảo; không phát sinh các khu vực ô nhiễm môi trường lớn. Xác định được vai trò quan trọng của hoạt động phổ biến, tuyên truyền trong thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã thực hiện nhiều nội dung, chương trình nhằm tuyên truyền về vấn đề này như: “Nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”… Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi ni-lơng khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm,...); không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút,....dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, dễ tiêu hủy và thân thiện với môi trường; Chỉ đạo thực hiện phân loại CTR tại nguồn, bố trí thùng rác để phân loại CTR tại các trụ sở cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, hộ gia đình để phân loại chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế, không để lẫn với chất thải hữu cơ. Khuyến khích xây dựng và thực hiện các mơ hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý; Thực hiện tuyên truyền, tập huấn bằng các hình thức phù hợp nâng cao nhận thức cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người dân về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải rắn, nhất là chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan vận động người dân

hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, không xả chất thải rắn, chất thải nguy hại vào sông, suối để bảo vệ môi trường.

Hàng năm, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Mơi trường chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các ngành và địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi trường nói chung và về xử lý CTR nói riêng, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được lồng ghép với nhiều hoạt động quản lý và được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, ý nghĩa, thiết thực, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường như:

Một là, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam thành phố, Thành Đoàn, Hội Cựu chiến binh thành phố… tổ chức hơn 60 lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, với 100 - 150 người/lớp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ mơi trường; thi sân khấu hóa, thơng qua các hệ thống thơng tin truyền thơng như: mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường, tuyên truyền qua loa phát thanh, đài, báo, treo băng rôn (1-2 đợt/năm)…

Hai là, tổ chức Lễ mít tinh và các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường

Thế giới 05/6, ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5, tuần lễ Biển và Hải đảo 01/6 - 08/6; chỉ đạo sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện tuyên truyền, tập huấn công tác bảo vệ môi trường, tập huấn các nội dung mơi trường trong tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố xây dựng chuyên mục: “Điều được và chưa được về môi trường trong xây dựng Nông thôn mới” và chuyên mục “Công tác xử lý CTRSH ở địa bàn dân cư” nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.

Ba là, Sở Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo và sao in 570 đĩa CD tuyên

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 45 - 64)