Đánh giá chung về thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 67 - 72)

địa bàn Thủ đô Hà Nội

2.5.1. Ưu điểm đạt được

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả như:

Thứ nhất, Hàng năm, Hà Nội chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực

hiện chính sách quản lý CTR. Đây được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn. Hiệu quả thực hiện chính sách quản lý CTR phụ thuộc vào chất lượng, tính chính xác, tính khả thi của kế hoạch, trong đó, chỉ rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia, như: URENCO có trách nhiệm thu gom và xử lý CTR đảm bảo chất lượng; các địa phương quản lý bộ thu, thu tiền phí CTR và thanh tốn tiền cho Cơng ty. Ở đây việc xây dựng kế hoạch đã được giao cho các cơ quan quản lý nhà nước của TP Hà Nội thực hiện trên cơ

sở tham khảo ý kiến của các bên liên quan trước khi thực hiện chính sách quản lý CTR. Theo đó, các cơ quan có nhiệm vụ triển khai thực thi chính sách quản lý CTR phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cụ thể bảo đảm tính hiệu quả, minh bạch.

Thứ hai, Hà Nội đã triển khai nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền thực

hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn thành phố qua đó giúp các chủ thể quản lý, khách thể quản lý hiểu và triển khai linh động các mơ hình thu gom theo phương thức khoán hộ như một số địa phương đã linh động vận dụng nhiều mơ hình phù hợp với điều kiện thực tế của mình để triển khai thực hiện

Thứ ba, về cơng tác phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách quản lý CTR.

Công tác phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn thành phố được thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và cơng tác quản lý CTR trên địa bàn nói riêng. Các phịng chức năng, các địa phương và tổ chức đồn thể tham gia nghiêm túc và có hiệu quả trong thực hiện chính sách quản lý CTR. Qua triển khai thực hiện đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân, từ đó xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp; thu hút các nhà đầu tư về du lịch, dịch vụ…

Thứ tư, nhận thức được tầm quan trọng trong thực hiện chính sách quản lý CTR,

các chủ thể quản lý đã duy trì thực hiện chính sách quản lý CTR thường xuyên các đơn vị triển khai chính sách của chính quyền các cấp về vấn đề quản lý CTR.

Thứ năm, chính sách quản lý CTR trên địa bàn thành phố được điều chỉnh

nhưng đảm bảo độ ổn định của chính sách tức là chính sách tiếp tục được triển khai theo đúng định hướng ban đầu của Nhà nước, của thành phố Hà Nội. Việc điều chỉnh chính sách quản lý CTR trên địa bàn thành phố cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của các đối tượng chính sách và người dân, qua đó giúp bảo vệ môi trường sống xanh, sạch và thân thiện với mới trường.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách quản lý CTR trên

địa bàn Thủ đô Hà Nội thường xuyên và liên tục gắn với kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR mà chính quyền thành phố đã ban hành và chỉ đạo.

Thứ bảy, luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tổng kết, đánh giá việc thực

hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn thành phố, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm triển khai thực hiện chính sách quản lý CTR, trong đó thực hiện chính sách quản lý CTR theo phương thức khoán hộ là phương thức đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động này đã chỉ ra được các kết quả, hạn chế của q trình thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

2.5.2. Hạn chế, bất cập

Thứ nhất, nội dung kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn

thành phố chưa phù hợp và rõ ràng, trong đó các nội dung về phân cơng, phân cấp cũng như các mơ hình khốn hộ trong thu gom CTR chưa được thống nhất. Đề án thu gom và xử lý CTR trên địa bàn phường có nhiều hình thức thu gom dẫn đến khó khăn trong quản lý, điều hành. Số hộ tham gia thu gom CTR nhưng khơng đóng phí mơi trường cịn ở mức cao. Nguồn kinh phí chi trả cho cơng nhân ở các khối phố cao, bằng 55% trên tổng thu nên thiếu hụt nguồn kinh phí chi trả. Lượng CTR trong dân cư được thu gom quá lớn so với dự tính mức trung bình cho từng hộ.

Thứ hai, về công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách quản lý

CTR còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất trong việc triển khai. Công tác tuyên truyền chỉ dừng ở mức độ phong trào, chưa thực hiện thường xuyên và chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến ý thức của người dân và cũng như chưa có chính sách hấp dẫn để duy trì hoạt động được lâu dài. Một số hội, đoàn thể chưa thật sự vào cuộc, chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể để vận động, tổ chức cho hội, đồn viên mình tham gia, cơng tác vận động cịn chung chung. Thơng tin phổ biến, tun truyền về chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô chưa cập nhật, rõ ràng. Các phương pháp phổ biến, tuyên truyền về chính sách quản lý CTR trên địa bàn thiếu đa dạng.

Thứ ba, cơng tác phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách quản lý CTR trên

địa bàn còn chồng chéo, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị của thành phố. Công tác phối hợp giữa URENCO với UBND các phường có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong việc xác định việc quản lý CTR trên địa bàn.

Thứ tư, việc duy trì thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô

thực hiện được việc phân loại CTR hữu cơ tại gia đình và khu dân cư. Chưa có giải pháp mạnh đảm bảo thu - chi trong thực hiện, chưa khai thác tốt nguồn thu nên dẫn đến mất cân đối nguồn kinh phí hoạt động.

Thứ năm, nội dung chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội chưa

được điều chỉnh thường xuyên và liên tục để phù hợp với thực tế và chủ trương của Trung ương, thành phố Hà Nội

Thứ sáu, phương pháp kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách quản lý CTR

trên địa bàn thành phố chưa đa dạng, chưa phù hợp với từng mơ hình quản lý CTR theo phương thức khốn hộ.

Thứ bảy, cơng tác tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách quản lý CTR trên

thực tế việc rút kinh nghiệm cho triển khai những lần tiếp theo còn hạn chế, các báo cáo cịn mang tính chất hình thức, chung chung thiếu cụ thể.

2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập

* Nguyên nhân khách quan:

- Với “đặc thù” của một thành phố có dân số đơng với tốc độ đơ thị hố cao nên chưa kịp thời đề ra các chính sách quản lý CTR một cách phù hợp.

- Thiếu quy hoạch phù hợp cho triển khai thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận, đoàn thể của một số địa phương trên địa bàn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa có sự tập trung, thiếu quyết tâm trong việc triển khai các chính sách quản lý CTR; công tác vận động người dân tham gia vào thực hiện chính sách quản lý CTR chưa được chú trọng, hiệu quả còn thấp.

- Cơng tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách quản lý CTR ở một số địa phương chưa thực hiện tốt; việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm chính sách quản lý CTR chưa nghiêm, chưa mang tính răn đe, giáo dục. Bên cạnh đó, bộ máy cán bộ tham mưu cơng tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách quản lý CTR từ thành phố đến cơ sở còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Một bộ phận người dân chưa có ý thức thực hiện chính sách quản lý CTR một cách nghiêm túc.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở giới thiệu tổng quát về đối tượng nghiên cứu của luận văn: Thủ đô Hà Nội, chương 2 đã khái quát về thực trạng quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua, đồng thời tập trung đánh giá thực trạng thông qua hệ thống số liệu, biểu bảng cũng như kết quả điều tra khảo sát của tác giả đối với các vấn đề liên quan cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn trong giai đoạn nghiên cứu 2016 - 2019 trên 7 nội dung chủ yếu, giúp người đọc có cái nhìn tồn cảnh về việc thực hiện chính sách này, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đây là cơ sở hết sức quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội trong giai đoạn phát triển mới.

Chương 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 67 - 72)