Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 76)

3.2.1. Quan điểm

- Quản lý tổng hợp CTR là một trong những ưu tiên của công tác BVMT, góp phần kiểm sốt ơ nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

- Quản lý CTR phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

- Quản lý tổng hợp CTR là trách nhiệm chung của tồn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trị chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác QLCTR.

- Quản lý CTR khơng khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an tồn về xã hội và mơi trường và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- QLCTR phải tuân thủ theo nguyên tắc “người phát thải CTR phải trả tiền”.

3.2.2. Mục tiêu

- Xây dựng được các phương thức phân loại CTR tại nguồn và xác định lộ trình triển khai thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho mỗi loại hình chất thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển CTR cho quận, huyện thuộc thành phố, khu công nghiệp, làng nghề và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố, trong đó xác định được các phương thức thu gom và vị trí các trạm trung chuyển CTR liên thôn, liên xã.

- Phân bố hợp lý các khu xử lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đảm bảo phục vụ 30 địa phương, khu công nghiệp, làng nghề và các điểm dân cư nông thôn. Đồng thời lựa chọn công nghệ xử lý, tái chế các loại CRT thông thường, CTRNH nhằm đảm bảo xử lý triệt để CTR, hạn chế chôn lấp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của thành phố Hà Nội.

- Đề xuất kế hoạch, lộ trình và xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch QLCTR thành phố Hà Nội đến năm 2025 nhằm đạt được những mục tiêu BVMT của thành phố Hà Nội.

3.3. Giải pháp hồn thiện việc thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội

Để hồn thiện việc thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển mới cần thiết phải có một hệ thống đồng bộ các giải pháp và sự vào cuộc của các cơ quan liên quan cũng như người dân trên địa bàn, trên cơ sở khung lý thuyết đã xác định ở chương 1 và thực trạng việc thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua, luận văn tập trung trình bày một số giải pháp được coi là chủ yếu sau:

3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô gắn với thực tiễn đang gặp phải hiện nay và trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý CTR giai đoạn trước đó, cụ thể là:

Thứ nhất, chủ thể quản lý cần căn cứ vào Chiến lược quốc gia về quản lý

tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, quy hoạch về môi trường của Thủ đô… để xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR một cách thống nhất, phù hợp với điều kiện của thành phố.

Thứ hai, rà soát đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống các cơng cụ thực

hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đơ, từ đó đề xuất bổ sung hồn thiện, đảm bảo cho hệ thống này được hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ.

Thứ ba, rà sốt lại quy trình thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn

Thủ đơ, đánh giá hiệu quả thực hiện trong từng bước, từng khâu nhằm điều chỉnh các nội dung gắn với từng bước nhằm phù hợp với thực tiễn triển khai trong giai đoạn đến năm 2025.

Thứ tư, nghiên cứu triển khai có hiệu quả phương thức thu gom, vận chuyển

CTR trên địa bàn Thủ đô, bổ sung các nội dung về phương thức khốn hộ vào kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn nhằm xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan trong q trình thực hiện chính sách.

Thứ năm, thường xuyên lấy ý kiến, đánh giá hiệu quả triển khai chính sách

nhằm làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô kịp thời khơng ảnh hưởng đến tồn bộ q trình triển khai chính sách này trong giai đoạn tới.

3.3.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý CTR quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu một cách rộng rãi tới các cấp, các

ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân. Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải rắn, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý CTR giữa các địa phương. Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục mơi trường, trong đó có quản lý CTR vào chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông. Đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực phục vụ cho thực hiện chính sách quản lý CTR.

Thơng qua các hình thức phù hợp nâng cao nhận thức cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người dân về phân loại, thu gom, giảm thiểu CTR, nhất là chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, không xả CTR, CTRNH vào sông, suối để bảo vệ môi trường.

Vận động cộng đồng tham gia quản lý CTR, tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý CTR là một việc làm cần thiết. Ban hành và thực hiện các cơ chế hỗ trợ để người dân có cơ hội tham gia mơ hình quản lý CTR dựa vào cộng đồng. Các nhóm cộng đồng địa phương có thể đảm nhận trách nhiệm thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và quản lý hệ thống thu gom, khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình phân loại CTR tại nguồn để sản xuất phân compost. Cần thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý CTR không đúng quy cách cũng như trách nhiệm của người dân phải chi trả cho các dịch vụ quản lý CTR tốt hơn. Các chương trình giáo dục cộng đồng cần được thiết kế phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả cho học sinh ở các trường phổ thông với mục tiêu cung cấp kiến thức cơ bản, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hố để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý CTR cho các nhóm cộng đồng.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTR theo đúng các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về CTR; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý CTR.

Rà sốt, đánh giá hiệu quả cơng tác đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; sửa đổi, xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền và đầu tư các phương tiện, thiết bị đảm bảo hoạt động

thường xuyên, hiệu quả. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTR theo các quy định tại Luật BVMT và các văn bản pháp luật liên quan đối với các cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân. Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng, thải bỏ CTR... với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng thành phần đối tượng.

Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mơ hình xử lý CTR giữa các địa phương. Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về CTR, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý CTR.

3.3.3. Tăng cường phối hợp và nâng cao năng lực thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Thứ nhất, tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thực

hiện chính sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đô Hà Nội bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả; tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý môi trường, đặc biệt là cán bộ ở cấp huyện/quận, xã/phường. Trước mắt tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương” và Đề án “Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, ưu tiên cấp quận, huyện, phường, xã”.

Thứ hai, tiếp tục điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ

quan có liên quan trong thực hiện chính sách quản lý CTR - đảm bảo tính hợp lý, thống nhất đầu mối quản lý CTR ở các địa phương trên địa bàn thành phố, tránh phân tán, chồng chéo và bỏ sót. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một hệ thống quản lý CTR thống nhất, hồn chỉnh và phù hợp. Theo đó, cần tổ chức hệ thống quản lý CTR và phân công trách nhiệm cụ thể đối với 2 nhóm đơn vị quản lý: nhóm đơn vị quản lý theo hướng chỉ đạo, định hướng cơng tác quản lý CTR và nhóm đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý CTR.

Thứ ba, tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, bồi dưỡng về hoạt động

quản lý CTR nói chung cho tất cả các chủ thể thực hiện chính sách nhằm tăng cường nhận thức về thực hiện chính sách, hiểu rõ quy trình thực hiện chính sách nhằm tăng cường hiệu quả triển khai chính sách trong giai đoạn tới.

3.3.4. Bảo đảm duy trì, điều chỉnh chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiệu quả

Trên cơ sở kế hoạch thực hiện chính sách quản lý CTR đã được phê duyệt, các chủ thể cần bảo đảm việc duy trì chính sách và điều chỉnh chính sách khi cần thiết nhằm phù hợp với quá trình được triển khai. Theo đó, các chủ thể thực hiện chính sách cần triển khai:

Thứ nhất, xác định rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thực hiện chính

sách quản lý CTR trên địa bàn Thủ đơ. Xác định rõ mục đích, yêu cầu và ý nghĩa thực hiện chính sách này đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ và đây là một trong những chính sách quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới.

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý CTR,

như: nguồn ngân sách nhà nước (cả vốn ODA), quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước. Mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các cơng trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí. Rà sốt, nghiên cứu giảm thiểu thủ tục trong quá trình triển khai vay vốn, bao gồm cả vay từ nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hố cơng tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ

sở xử lý CTR; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Xây dựng chính sách mua sắm công để ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện mơi trường, sản phẩm sau q trình tái

chế, xử lý CTR từ nguồn ngân sách. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho khu vực tư

nhân trong các dịch vụ quản lý CTR, bao gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trường cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước, hỗ trợ hợp tác trong quản lý CTR và tư vấn các hoạt động quản lý một cách hợp lý. Việc giảm thiểu các chi phí có thể thực hiện được thông qua tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động

phân loại rác tại nguồn và các hoạt động tái chế. Để thu hút các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực QLCTR và đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa thu gom xử lý CTR trong thời gian tới, cần thực thi có hiệu quả một số chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án về môi trường, như bảo lãnh vay vốn tín dụng của các ngân hàng nước ngồi; ưu tiên khai thác các nguồn vốn ODA từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế; vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước và từ các quỹ môi trường; miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư được nhập khẩu theo dự án QLCTR...

Thứ tư, nghiên cứu, áp dụng giá dịch vụ xử lý CTR sinh hoạt, có lộ trình điều

chỉnh giá nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về bù đắp chi phí quản lý vận hành và đầu tư xây dựng. Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái

chế CTR ở quy mô liên vùng, liên tỉnh. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển

các công nghệ xử lý, tái chế CTR phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và thực trạng CTR của Việt Nam. Huy động các nguồn tài chính cho phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường từ các cơ sở xử lý CTR từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân, từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước. Hoạt động phục hồi mơi trường các cơ sở xử lý CTR được xem xét vay vốn ưu đãi từ Quỹ BVMT Việt Nam theo các quy định hiện hành. Xây dựng, ban hành và hướng dẫn các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính cho các hoạt động phục hồi mơi trường của các cơ sở xử lý, chôn lấp CTR.

3.3.5. Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)