Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 37 - 40)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, ở độ nghiêng 0,3° theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đơng và Hịa Bình - Phú Thọ ở phía Tây.

Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió đơng nam (vào mùa hè) và gió đơng bắc (vào mùa đơng). Khí hậu Hà Nội có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa trong năm: Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào khoảng 29,2°C; và mùa lạnh diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, với thời tiết hanh khơ, nhiệt độ trung bình là 15,2°C. Hà Nội hiện vừa có núi, có đồi, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đơng, trong đó đồng bằng chiếm ¾ diện tích tự nhiên của Thành phố.

Về thủy văn, Thủ đô Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163km. Chảy qua địa phận Hà Nội cịn có một số con sơng khác như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ với tổng chiều dài 1.250km. Độ cao địa hình trung bình từ 6 - 9m, thấp hơn mực nước sơng Hồng mùa lũ (có thể lên tới 12 - 13m). Đây là một trở ngại rất lớn cho việc tiêu thoát nước của Thành phố. Hà Nội hiện có trên 100 ao, hồ và đầm; trong đó tại các khu vực nội thành có 16 hồ, với tổng diện tích là 592 ha, chiếm khoảng 17% diện tích nội thành. Các ao hồ này ngồi việc tạo ra cảnh quan đẹp cho Thành phố cịn có tác dụng điều hịa khí hậu, trữ nước mưa, là nơi nuôi thủy sản, tiếp nhận một phần nước thải và có khả năng tự làm sạch nhất định. Nước ngầm tầng sâu của Hà Nội phong phú và là nguồn nước sạch chính cho sinh hoạt

Do sự phát triển và đơ thị hóa q nhanh chóng của Thủ đơ trong hai thập niên gần đây, phần lớn các sông hồ ở Thủ đô Hà Nội hiện đều trong tình trạng ơ nhiễm nặng. Lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ ra các sơng đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sơng, mương ở cả nội và ngoại thành ngồi vai trị tiêu thốt nước cịn phải nhận thêm một phần CTR của cư dân thành phố và của các khu cơng nghiệp, làng nghề thủ cơng cũng góp phần gây ra tình trạng ơ nhiễm này.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hà Nội là một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới với mật độ dân số trung bình là 2.182 người/km2. Dân số là 7,328 triệu người (số liệu năm 2016), trong đó dân số thành thị khoảng 3,929 triệu người, dân số nông thôn khoảng 3,399 triệu người,chưa kể số người di cư hàng năm về Thủ đô (khơng đăng ký thường trú), ước tính số lượng người cư trú thực tế của Hà Nội hiện đã lên tới 10 triệu. Tỷ suất nhập cư vào Hà Nội tăng mạnh từ năm 2010 (10,8%), tuy sau đó có giảm dần: năm 2016 (7,7%), năm 2017 (7,5%), năm 2018 (4,7%), năm 2019 (4,6%) song vẫn ở mức cao. Theo Niên giám thống kê 2020, Diện tích đất phân bổ sử dụng (335,9 nghìn ha), trong đó:

Đất sản xuất nơng nghiệp: 157,1 nghìn ha

Đất lâm nghiệp: 22,3 nghìn ha

Đất chuyên dùng: 62,8 nghìn ha

Đất ở: 40,1 nghìn ha

Đất chưa sử dụng: 53,6 nghìn ha

Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất quy hoạch dùng vào mục đích xử lý CTR của Hà Nội đến năm 2050

STT Hạng mục 2020 (ha) 2030 (ha) 2050 (ha)

1 Khu xử lý 253,65 422,65 515,95

2

Bãi đổ chất thải xây dựng và bãi chơn lấp bùn thải thốt nước

74 158 409

Tổng cộng 327,65 580,65 924,95

Nguồn: Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn

Tổ chức hành chính: Thành phố Hà Nội hiện gồm: 30 đơn vị hành chính cấp

quận, huyện, thành phố (12 quận, 17 huyện và 1 thành phố); và 584 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (386 xã, 177 phường và 21 thị trấn).

Tình hình kinh tế: Liên tục tăng trưởng và đạt mức khá trong giai đoạn 2015-

2020; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tăng 7,39%, cao hơn giai đoạn 2010-2015 (6,93%). Năm 2020, quy mô GRDP của Hà Nội ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nơng nghiệp giảm cịn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của thành phố tăng 15 bậc, lên vị trí thứ 9 cả nước.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 tăng và vượt dự toán, ước đạt gần 1.200.000 tỷ đồng, tăng 11,1%/ năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011- 2015. Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội dẫn đầu cả nước. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước. Hà Nội cũng có hợp tác giao thương chặt chẽ với nhiều địa phương trong toàn quốc (đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển với trên 50 địa phương), nhất là Vùng Thủ đô và tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sơng Hồng và cả nước.

Tình hình xã hội: Phát triển đơ thị, nơng thơn có bước chuyển biến ấn tượng

góp phần xây dựng Thủ đơ ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh... Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đơ thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Ước tính đến năm 2020, diện tích đất đơ thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%. Tỷ lệ đơ thị hóa đạt 49,2%. Hà Nội đã hoàn thành trồng mới 1 triệu cây xanh trước 2 năm và đang trồng thêm 600 nghìn cây xanh.

Tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư cấp nước sạch cho người dân ven đô, nông thôn. Đến cuối năm 2019, 100% hộ dân ở đô thị và 75% hộ dân ở khu vực nông thôn đã được cung cấp nước sạch. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. Đến cuối năm 2020, tồn thành phố có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nơng thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành trước thời hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. Thu nhập bình qn đầu người khu vực nơng thơn ước đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần so với năm 2016.

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm, chú trọng đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến được gìn giữ và phát huy.

Đặc biệt, an sinh xã hội được bảo đảm, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống người dân. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)