- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.
a) Tổ chức thực hiện huy động vốn vay của chính quyền địa phương
1.2.2.3. Giám sát vay, trả nợ chính quyền địa phương
Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Bản chất của giám sát là sự theo dõi mang tính chủ động và thường xuyên để đo lường tiến độ thực hiện các mục tiêu và phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh. Mục đích của giám sát nhằm cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định tuỳ thuộc vào kết quả thực hiện mục tiêu và hiệu quả sử dụng nguồn lực [76].
Giám sát nợ CQĐP được chia thành giám sát ở cấp trung ương và giám sát ở cấp địa phương. Mặc dù cấp trung ương và địa phương có khác biệt về chủ thể và đối tượng chịu giám sát, tuy nhiên có một điểm chung ở cả hai cấp là đều nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản lý nợ của các cấp và xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục nợ cũng như những tồn tại, hạn chế trong cơng tác quản lý nợ; qua đó, đưa ra các đề xuất với cấp có thẩm quyền các biện pháp điều chỉnh danh mục nợ để tối ưu hoá các phương án huy động vốn, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho NSĐP, NSNN; đảm bảo an tồn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, giám sát nợ CQĐP cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, kịp thời. Công bằng để mọi đối tượng liên quan đến công tác quản lý nợ đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật; minh bạch giúp hoạt động nợ được diễn ra công khai; kịp
thời để đảm bảo các chỉ tiêu nợ được theo dõi, đánh giá liên tục, thường xuyên, các quy định được tuân thủ, các kiến nghị được đề xuất đúng thời điểm, cụ thể và có tính khả thi.
Hoạt động giám sát nợ về cơ bản gồm một số nội dung như giám sát tính tuân thủ trong thực thi pháp luật và các quy định liên quan đến vay, trả nợ; giám sát tính tn thủ trong quy trình vay, trả nợ từ khâu lập kế hoạch đến khâu triển khai thực hiện và báo cáo kết quả; và giám sát việc tuân thủ các chỉ tiêu an tồn nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo nằm trong các ngưỡng an toàn nợ và giảm thiểu rủi ro. Ngồi ra, hoạt động giám sát nợ có thể chia theo khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế. Khía cạnh kỹ thuật liên quan đến giám sát các chỉ tiêu an tồn nợ như quy mơ, cơ cấu nợ, khả năng trả nợ, kỳ hạn, lãi suất các khoản vay cũng như hiệu quả quản lý nợ. Khía cạnh thể chế đề cập đến việc ban hành các quy định pháp lý về quản lý nợ và đảm bảo tính tn thủ.
Do đó, để giám sát nợ CQĐP cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ nhằm đảm bảo toàn diện về mặt thể chế, đồng thời xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP; đảm bảo việc tuân thủ trong triển khai thực hiện và đảm bảo minh bạch nợ CQĐP.
a) Xây dựng khung pháp lý về quản lý nợ chính quyền địa phương đầy đủ, đồng bộ và đảm bảo tính tuân thủ
Hệ thống pháp lý về nợ là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tất cả các khía cạnh của hoạt động vay, trả nợ; các chủ thể có liên quan đến hoạt động vay, trả nợ từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Đối với nợ CQĐP, hệ thống pháp lý và quy trình vay, trả nợ có thể khác nhau giữa các địa phương do tính đặc thù của từng địa phương; tuy nhiên, có một số điểm chung như gắn với cân đối bội chi địa phương, khả năng trả nợ của địa phương, và đầu tư cơng của địa phương. Lý do vì, tổng mức bội chi địa phương quyết định tổng khối lượng vốn vay được sử dụng để bù đắp bội chi của địa phương; do đó
khung pháp lý về quản lý nợ phải thống nhất với khung pháp lý về NSĐP. Bên cạnh đó, khoản vay ln gắn liền với nghĩa vụ trả nợ trong tương lai; đối với các địa phương có bội chi, nghĩa vụ trả nợ thường được bố trí từ nguồn thu NSĐP trong tương lai, do đó, hệ thống pháp lý và quy trình vay, trả nợ địa phương phải đảm bảo các khoản vay phải có khả năng trả nợ bằng nguồn thu trong tương lai, khơng để xảy ra tình trạng mất khả năng trả nợ. Ngồi ra, vốn vay để dành cho đầu tư phát triển, do đó, quản lý nguồn vay cũng gắn liền với quản lý đầu tư công và hiệu quả đầu tư cơng.
Đảm bảo tính tn thủ trong thực thi pháp luật và quy trình vay, trả nợ là quá trình đảm bảo các quy định pháp luật, các quy trình đã được phê duyệt được tiến hành và thực thi một cách đầy đủ, chính xác và theo trình tự. Nói cách khác, đây là hoạt động để kiểm tra chủ thể liên quan có tuân thủ đúng các quy định và trình tự đã được phê duyệt.
b) Xây dựng các chỉ tiêu giám sát nợ chính quyền địa phương và đảm bảo tính tuân thủ
Hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP là hệ thống các chỉ tiêu định lượng nhằm theo dõi tình hình nợ CQĐP và hiệu quả quản lý nợ CQĐP thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để nhận diện những rủi ro, từ đó đưa ra cảnh báo và biện pháp xử lý làm cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách quản lý nợ CQĐP phù hợp. Đối với quản lý nợ CQĐP, ngoài những rủi ro liên quan đến quy mô, cơ cấu nợ, khả năng trả nợ, cịn có một số rủi ro về thị trường, tín dụng và thanh khoản. Cụ thể, biến động trên thị trường tài chính khiến lãi suất tăng cao hơn dự báo hoặc thay đổi bất lợi của tỷ giá ngoại tệ dẫn đến việc trả nợ CQĐP bằng nội tệ với số tiền lớn hơn so với dự kiến; hay trường hợp CQĐP cho vay lại hoặc bảo lãnh cho chính quyền cấp dưới và doanh nghiệp thực hiện huy động vốn vay nhưng đối tác mất khả năng trả nợ dẫn đến việc CQĐP phải đứng ra trả nợ thay; hoặc khi CQĐP buộc phải huy động một nguồn vốn lớn với chi phí vay cao để tài trợ cho nghĩa vụ nợ phát
sinh trong khi thiếu khả năng thanh khoản.
Đảm bảo tính tuân thủ trong các chỉ tiêu giám sát nợ là đảm bảo các chỉ tiêu nằm trong các ngưỡng an toàn nợ đã được phê duyệt, thường được hiểu là mức cận trên và hoặc cận dưới của chỉ tiêu nợ. Mục đích chính là để kiểm tra, giám sát rủi ro trong trường hợp các chỉ tiêu nợ vượt mức cảnh báo hoặc mức trần hoặc sàn được phê duyệt.
c) Đảm bảo minh bạch nợ chính quyền địa phương
Minh bạch nợ CQĐP là việc thông tin về quản lý nợ CQĐP được cung cấp bình đẳng, đầy đủ và đáng tin cậy để cấp có thẩm quyền, người dân và cơ quan đánh giá độc lập có đủ thơng tin để nhận định về mức độ thành công trong công tác quản lý nợ CQĐP [68].
Minh bạch nợ CQĐP được thể hiện qua nội dung:
Đảm bảo công khai thông tin về nợ CQĐP: Thông tin về nợ cần được công khai và dễ dàng tiếp cận đối với các nhóm đối tượng nhằm thúc đẩy tính minh bạch về nợ. Thơng tin về nợ CQĐP gồm: khung chính sách quản lý nợ; các chiến lược, chương trình, kế hoạch nợ; các báo cáo nợ thường xuyên, định kỳ thể hiện nội dung cụ thể về danh mục nợ, chỉ tiêu nợ, tổng mức vay, trả nợ; quy trình lựa chọn, ký kết, giải ngân và thanh toán vay trả nợ cũng như công tác kiểm tra giám sát sau giải ngân;…
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nợ CQĐP: Điều này góp phần làm tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ và giảm thiểu nguy cơ đưa ra các quyết định sai trong thực thi chính sách nợ. Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nợ CQĐP còn đảm bảo tách biệt giữa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thực thi chính sách nhằm hạn chế tối đa mâu thuẫn lợi ích hoặc quyết định chính sách khơng phù hợp, hợp lý.
Việc tăng cường tính minh bạch trong quản lý nợ CQĐP sẽ góp phần hỗ trợ hoạt động giám sát nêu trên, đồng thời tăng cường tính trách nhiệm của các