- Luận án phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nợ CQĐP theo quy trình quản lý nợ, trong đó đi sâu phân tích thực trạng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ
3.2.1.1. Xây dựng quy trình lập kế hoạch vay, trả nợ tại địa phương
Như đã phân tích tại Chương 2, STC tại các địa phương còn lúng túng về cách lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm. Do đó, cần thiết xây dựng một quy trình cụ thể về lập kế hoạch vay, trả nợ tại địa phương trong đó có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa STC, Sở KH&ĐT và các Ban QLDA, các sở chuyên ngành. Mục tiêu của quy trình lập kế hoạch vay, trả nợ tại địa phương nhằm chuẩn hóa trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP 05 năm; chương trình quản lý nợ 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ hằng năm phù hợp với trình tự lập dự tốn NSĐP.
Quy trình lập kế hoạch vay, trả nợ tại địa phương có thể bao gồm: (i) Quy trình phối hợp giữa STC, Sở KH&ĐT và các sở hoặc Ban QLDA trong đề xuất chương trình dự án sử dụng vốn vay; (ii) Quy trình đánh giá khả năng trả nợ của dự án trong tổng thể các chương trình dự án địa phương đã và sẽ vay vốn căn cứ trên dự kiến thu chi và cân đối NSĐP, từ đó đánh giá về chi phí khoản vay và khả năng cân đối của NSĐP để trả nợ; (iii) Quy trình so sánh phân tích về các chi phí rủi ro và tính bền vững danh mục nợ để đảm bảo kế hoạch vay trả nợ của địa phương bám sát các mục tiêu, kế hoạch do UBND cấp tỉnh quy định. Ngoài ra, quy trình lập kế hoạch vay, trả nợ tại địa phương cần có quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin, báo cáo nợ trong nội bộ địa phương. Quy trình phối hợp giữa các sở ban ngành cần quy định rõ trách nhiệm và chế tài xử lý trong trường hợp các cơ quan quản lý nợ tại địa phương không nghiêm túc phối hợp và báo cáo về nợ cho STC. Đồng thời, cần
xem xét ban hành qui định cho phép STC áp dụng các chế tài phù hợp trong trường hợp các cơ quan quản lý nợ hay các Ban QLDA không hợp tác trong việc cung cấp thông tin về nợ CQĐP.