Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nợ chính quyền địa phương ở việt nam (Trang 130 - 132)

- Luận án phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nợ CQĐP theo quy trình quản lý nợ, trong đó đi sâu phân tích thực trạng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Bối cảnh trong nước có nhiều yếu tố thuận lợi: Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt cao trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp. Các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Cải cách thể chế trong lĩnh vực tài chính bảo đảm đồng bộ với cải cách thể chế trong các lĩnh vực có liên quan, góp phần thúc đẩy các yếu tố thị trường và các loại thị trường tài chính phát triển, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế thế giới được tăng cường thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao [51, 91, 104].

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, những hạn chế và thách thức là không nhỏ. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp. Q trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế chậm so với mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với giai đoạn 2001- 2010. Các cân đối lớn về kinh tế vĩ mô tuy ổn định nhưng chưa thực sự bền vững. Các tác động bất lợi từ kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; thị trường tài chính, tiền tệ thế giới biến động phức tạp; tiến trình cắt giảm thuế quan theo lộ trình; giá dầu thấp trong khi nhu cầu chi NSNN để giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng tăng; đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế [51, 91, 104].

Lãi suất và lạm phát có xu hướng gia tăng trên thị trường quốc tế cũng gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ. Việc FED liên tục tăng lãi suất đã tạo áp lực lên lạm phát khiến các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động trong quý III/ 2022 và xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra. Về vay nợ nước ngoài, nguồn vốn vay của các địa phương chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài do Chính phủ vay về cho vay lại. Với tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi ngày càng gia tăng do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, áp lực tăng lãi suất của FED ảnh hưởng trực tiếp đến mức lãi suất thả nổi và biên độ lãi suất của khoản vay, từ đó tăng chi phí vay của Chính phủ cũng như của CQĐP.

Đầu tư cơng giải ngân chậm trong giai đoạn 2016- 2020 và tiếp tục kéo dài sang năm 2021 và năm 2022 cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ của CQĐP. Trên góc độ quản lý nợ CQĐP, giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ làm giảm hiệu quả dự án, hiệu quả quản lý nợ tại địa phương khi làm tăng chi phí vay và áp lực trả nợ đối với NSĐP. Điều này là do các khoản phí cam kết được tính trên số tiền chưa giải ngân của dự án, giải ngân chậm sẽ khiến chi phí vay tăng. Đối với các dự án vay về để trả nợ gốc, thời gian giải ngân của dự án kéo dài vượt quá thời gian ân hạn trên hiệp định vay dẫn đến khoản vay vừa rút vốn về đã phải trả nợ gốc làm tăng áp lực trả nợ.

Lạm phát thế giới cao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án tại địa phương do thời gian từ lúc phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư các dự án vay nước ngồi cho vay lại địa phương đến khi chính thức giải ngân thường kéo dài. Nhiều dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư đến khi chính thức được giải ngân trải qua nhiều năm, dẫn đến đội vốn đầu tư, tăng tổng mức vay và nghĩa vụ nợ phải trả dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho công tác quản lý nợ. Nhiều địa phương đang nghiên cứu áp dụng hệ thống

cơ sở dữ liệu về nợ để tăng cường tính minh bạch và đảm bảo chính xác số liệu nợ, chủ động hơn trong tiếp cận nhà tài trợ nước ngoài cho các khoản vay ODA, vay ưu đãi. Tuy nhiên, việc tiếp cận và áp dụng công nghệ 4.0 trong cơng tác quản lý nợ cịn nhiều hạn chế do khó khăn về hạ tầng kỹ thuật cũng như cải cách thể chế chưa theo kịp với tốc độ thay đổi của công nghệ.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ chính quyền địa phương ở việt nam (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w