6. Kết cấu đề tài
3.2.1 Giới thiệu dự án “Vịt xác nhận”
Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã tài trợ cho Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp - Nông thôn (Cơ sở phía Nam) xây dựng và triển khai “Chương trình thí điểm xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn có xác nhận”.
Từ tháng 01/2010, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp đã chọn ra 3 hộ nuôi vịt tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An với quy mô đàn 3000 con để xây dựng thí điểm. Ba hộ nuôi này lấy toàn bộ con giống từ các lò ấp đạt tiêu chuẩn trên địa bàn Long An có chứng nhận của cơ quan thú y. Sau đó, đàn vịt được chăn nuôi theo quy trình được xây dựng theo Bộ tiêu chuẩn VietGap cho gia cầm và được tiêm phòng đầy đủ với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan thú y.
Trong quá trình chăn nuôi, mỗi con vịt sẽ được gắn một thẻ tag vào chân (bằng sắt hoặc nhựa) có logo của chương trình vịt xác nhận và mã số truy suất nguồn gốc riêng. Trong toàn bộ quá trình nuôi (khoảng từ 65-70 ngày), người nuôi phải ghi chép đầu đủ các thông tin (nhật kí nuôi): cho ăn thức ăn gì? Chích ngừa vaccin loại
61
nào? Ngày kiểm dịch? Loại giống? Cân nặng?... Các thông tin này được người nuôi cập nhật mỗi ngày. Toàn bộ thông tin sẽ trở thành bộ cơ sở dữ liệu giúp người mua truy suất được nguồn gốc, độ an toàn thực phẩm. Khi vịt đủ tuổi sẽ được cho xuất chuồng và giết mổ tại nhà máy của Công ty TNHH Huỳnh Gia – Huynh Đệ có dây chuyền giết mổ công nghiệp đạt tiêu chuẩn do cục VSATTP (Bộ Y tế chứng nhận).
Hình 3.5: Đeo thẻ Tag vào chân đàn vịt nuôi theo
(Nguồn: Công ty TNHH Huỳnh gia – Huynh đệ)
Sau khi ra lò, vịt sẽ được dán 2 tem chứng nhận kiểm dịch của Công ty giết mổ đạt chuẩn và tem xác nhận của chương trình vịt an toàn, đồng thời cung ứng tới tay người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị và cửa hàng thực phẩm đạt chuẩn. Điều thú vị nhất là người tiêu dùng khi mua bất cứ con vịt nào trong chuỗi cung ứng này đều có thể truy xuất nguồn gốc qua hệ thống tin nhắn SMS
Từ ngày 16/3/2010, lô sản phẩm vịt được nuôi theo “Chương trình thí điểm xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn có xác nhận” sẽ được bán tại hệ thống siêu thị Co-op Mart, BigC và 3 đại lý Bác Trung (Kios 17 Nghĩa Phát, P.6, Q.Tân Bình), Hà Thị Hoa (số 9 phố chợ Tân Thành, Q.Tân Phú) và Mỹ Hồng (số 159 bến Xóm Củi, Q.8).
62
Người tiêu dùng khi mua sản phẩm vịt muốn truy xuất nguồn gốc có thể thực hiện theo các bước sau: Soạn tin nhắn GV_mã số thẻ đeo trên vịt (ví dụ mã số là 1234 ta nhắn: GV_1234) sau đó gửi đến số 0128.2222.682 để nắm tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm vịt mình đang sử dụng (cước phí tin nhắn là 300 đồng/tin).
63
Hình 3.6: Cách thức nhắn tin truy suất nguồn gốc
64
Sau đó thông tin sẽ được tổng hợp đưa vào hệ thống tổng đài SMS và trên thẻ Tag có các mã số (một dạng của mã vạch) giúp người tiêu dùng dễ dàng truy suất nguồn gốc, kiểm tra độ an toàn của sản phẩm. Sau tin nhắn SMS, trong thời gian tới, tất cả các cơ sở dữ liệu liên quan đến quá trình chăn nuôi vịt từ khi ấp nở đến khi giết mổ, kinh doanh sẽ được đưa lên mạng để người tiêu dùng có thể truy suất trên mạng internet khi cần thiết.
Để tiến hành thực hiện mô hình này, các chuyên gia Việt Nam đã nghiên cứu và học hỏi từ các nước có nền kinh tế hộ gia đình phát triển trong khu vực như Đài Loan, Thái Lan. Ở những nước này, phần lớn nông dân đều có thói quen nhập lại tất cả những số liệu về phân, thuốc, thức ăn… sử dụng trong ngày vào máy vi tính (giống như nhật ký) để theo dõi và truy xuất nguồn gốc khi cần. Hình thức chăn nuôi bài bản này đã giúp sản phẩm chăn nuôi của họ không những bán tốt trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ. Còn tại Việt Nam, bước đầu mô hình này sau khi được thử nghiệm trên 3.000 con vịt đã chứng tỏ nhiều ưu điểm như: số tiền nông dân phải đầu tư cho đàn vịt không tăng lên; giá bán vịt trên thị trường sẽ cao hơn vịt nuôi bình thường; đồng thời các nhà phân phối như siêu thị, cửa hàng bán lẻ dễ dàng ký hợp đồng bao tiêu và người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm mình lựa chọn.
Trước bối cảnh các sản phẩm chăn nuôi của nước ta rất khó truy xuất nguồn gốc do việc quản lý còn nhiều bất cập, trong khi dịch cúm gia cầm có thể bùng phát trở lại thì thành công của mô hình này rất có ý nghĩa. Vì thế sắp tới, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp – Nông thôn sẽ xúc tiến đề xuất chính sách “Quản lý vịt an toàn có xác nhận” để làm cơ sở từng bước áp dụng trên quy mô toàn quốc.
3.2.2 Kế hoạch truyền thông “Vịt xác nhận” (từ 01/3/2010 – 28/3/2010) 3.2.2.1 Mục tiêu truyền thông
Theo nghiên cứu khảo sát hộ nuôi vịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long (dự án NZAID của Phan Quang Minh và Schauer Birgit thực hiện) thì:
65
Vịt được nuôi theo phương thức truyền thống, phương thức thường gặp nhất là phương thức vịt – lúa.
Vịt được nuôi theo phương thức chạy đồng có những ưu điểm sau:
+ Làm tăng năng suất lúa vì chúng khống chế ốc bưu và côn trùng ăn hạt thóc rơi vãi; cung cấp nguồn phân bón tự nhiên.
+ Đem lại nguồn thu nhập và thực phẩm cho người nuôi.
Nhưng từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện, phương thức nuôi truyền thống này đã bộc lộ những khuyết điểm là vịt chạy đồng là nguy cơ làm lây lan cúm gia cầm thể độc lực cao vì vịt:
+ Có thể đóng vai trò là vật mang trùng vi rút HPAI (Vi rút gây ra dịch cúm gia cầm).
+ Có thể di chuyển khoảng cách xa.
Nhìn chung, vịt được nuôi theo phương thức này có mức an toàn sinh học thấp. Chính vì lý do đó, Viện Chính sách & Chiến lược phát triển Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam xây dựng xây dựng và triển khai “Chương trình thí điểm xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn có xác nhận”. Sau một thời gian thực hiện dự án này thì 3000 sản phẩm vịt sạch an toàn có xác nhận đầu tiên chuẩn bị xuất hiện trên thị trường Việt Nam.
Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam và Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực thế giới (FAO) và Công ty TNHH Huỳnh gia – Huynh đệ yêu cầu Công ty Dịch vụ Báo chí Ngòi Bút Vàng xây dựng kế hoạch truyền thông dự án “Vịt xác nhận” với mục đích:
Giới thiệu tới người tiêu dùng TP.HCM mô hình nghiên cứu thử nghiệm nuôi “vịt an toàn có xác nhận” tại Bến Lức, Long An.
Nêu bật tầm quan trọng của việc mua thực phẩm có nguồn gốc, xác nhận rõ ràng đối với sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể là mua vịt có nguồn gốc rõ ràng và được xác nhận của các cơ quan chức năng trong thời gian dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát trở lại.
66
Hướng nhận thức của khách hàng đến việc lựa chọn các thực phẩm an toàn đúng cách.
3.2.2.2 Thông điệp truyền thông
Bắt đầu từ trước tết âm lịch (14/02/2010) thì các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo in, báo mạng, radio,… đã đưa tin về việc dịch cúm gia cầm A/H5N1 đang có nguy cơ bùng phát trở lại khi có nhiều tỉnh thành trong nước xuất hiện dịch cúm và đã có 4 người tử vong do dịch bệnh này gây ra.
Những thông tin này ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thịt vịt của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần mua thịt vịt có nguồn gốc rõ ràng, không mắc bệnh cúm gia cầm. Thêm vào đó, nhu cầu mua và dùng các thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng đang ngày một phát triển tại các thành phố lớn của Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…
Trước tình hình đó, kế hoạch truyền thông cho dự án này được xây dựng với thông điệp: “Vịt xác nhận – an toàn cho sức khỏe”.
Thông điệp này được xây dựng phù hợp với mục tiêu ban đầu của dự án là xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn có xác nhận cho thị trường. Ngoài ra, thông điệp này cũng thể hiện tính năng nổi bật của sản phẩm – vịt sạch có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch không mắc bệnh nên an toàn cho sức khỏe.
3.2.2.3 Các kênh truyền thông chính
Do mục tiêu của kế hoạch truyền thông lần này là giới thiệu đến người tiêu dùng TP.HCM mô hình nghiên cứu thử nghiệm nuôi “vịt an toàn có xác nhận”, qua đó hướng nhận thức của họ đến việc lựa chọn mua các sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng; cụ thể là mua thịt vịt sạch trong thời gian dịch cúm nguy cầm đang xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nên việc lựa chọn các kênh truyền thông có độ truyền thông tin nhanh, được người tiêu dùng tin tưởng cao rất quan trọng. Nhưng do chi phí dành cho kế hoạch truyền thông bị hạn chế (100 triệu đồng), nên phải lựa
67
chọn các kênh truyền thông phù hợp với chi phí thấp. Các kênh truyền thông mà dự án “Vịt xác nhận” sẽ truyền thông điệp là:
Kênh báo in (Print Media): sử dụng báo chí (Newspaper) để đưa thông tin (tin ngắn) về dự án “Vịt xác nhận” vì ưu điểm đưa thông tin đúng thời gian dự định tác động, được chấp nhận rộng rãi, độ bao phủ rộng. Ngoài ra, tạp chí (magazine) cũng được sử dụng nhờ ưu điểm là tiếp cận đúng khán giả mục tiêu, dễ truyền thông tin giữa những người đọc, chất lượng hình hình ảnh cao. Cả báo in và tạp chí đều đáp ứng được yêu cầu là được người tiêu dùng tin tưởng cao với chi phí hợp lí.
Kênh Internet: Kế hoạch truyền thông “Vịt xác nhận” sử dụng các báo mạng để truyền thông điệp “Vịt xác nhận – an toàn cho sức khỏe” nhờ ưu điểm chất lượng hình ảnh đẹp, chủ động cao, người tiêu dùng dễ tìm đọc. Bên cạnh website, Forum cũng là một kênh được kế hoạch truyền thông này sử dụng vì độ phát tán thông tin giữa các thành viên nhanh và thông tin phản hồi liên tục.
Kênh TV: do chi phí của kênh truyền thông này cao nên số lần phát trên kênh này hạn chế (chỉ phát 2 lần) dưới dạng phóng sự tài liệu và chỉ sử dụng 1 kênh truyền hình có chi phí thấp là SCTV.
Ngoài 3 kênh trên, dự án “Vịt xác nhận” còn được truyền thông tại các điểm bán sản phẩm vịt sạch như hệ thống siêu thị Co.op Mart và các điểm bán thực phẩm sạch trong TP.HCM. Ưu điểm của truyền thông tại điểm bán là tiếp cận trực tiếp với khách hàng mục tiêu tại các quầy thông tin được trang trí bằng các standee, banner,.. đặt tại các điểm bán sản phẩm: nhân viên tại quầy sẽ cung cấp các thông tin qua việc phát các tờ thông tin, trả lời trực tiếp thắc mắc của khách hàng.
3.2.2.4 Kế hoạch thực hiện
Dự án “Vịt xác nhận” sẽ được truyền thông trên 3 kênh chính là internet, báo in, TV kết hợp cùng truyền thông tại điểm bán. Nội dung thực hiện cụ thể như sau:
68
Bảng 3.3: Kế hoạch thực hiện truyền thông
Kênh Hình thức Cách thực hiện
1. Internet Báo mạng Đưa tin ngắn trên 4 báo mạng.
Gửi thông cáo báo chí(*) cho phóng viên và nhờ họ đưa tin về dự án “vịt xác nhận” vào một ngày trong khoảng thời gian xác định. Sau khi tin đã lên báo, sẽ gửi phong bì cám ơn cho phóng viên.
Forum Tạo các chủ đề liên quan trên 2 forum.
Thuê người tạo các chủ đề liên quan (**) trên 2 forum tương tác trực tiếp với các thành viên nhằm phát tán thông tin về dự án.
2. Báo in Báo chí Đưa tin ngắn trên 8 báo.
Gửi thông cáo báo chí(*) cho phóng viên và nhờ họ đưa tin về dự án “vịt xác nhận” vào một ngày trong khoảng thời gian xác định. Tạp chí Viết bài và đăng
trên 2 tạp chí. Viết các bài phù hợp với chuyên mục của tạp chí (như món ngon, sức khỏe, dinh dưỡng,…) trong đó có đưa thông tin một cách khéo léo về dự án “vịt xác nhận”
3. TV Truyền
hình Cable
Phát phóng sự tài liệu trên SCTV.
Gửi phóng sự tài liệu cho đài truyền hình SCTV và đặt ngày phát sóng.
4. Truyền thông tại điểm bán
Đặt quầy thông tin tại siêu thị Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Kiệm. Treo banner tại 3 điểm bán lẻ của công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ.
Đặt quầy thông tin tại các điểm bán; treo banner, dựng standee; nhân viên phát các tờ thông tin về dự án “vịt xác nhận” tại điểm bán và xung quanh khu vực gần đó; nhân viên giải đáp thắc mắc của khách hàng.
69
(*) Thông cáo báo chí gửi phóng viên
CỞ SỞ PHÍA NAM
VIỆN CHÍNH SÁCH & CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NNNT
TỔ CHỨC NÔNG NGHIỆP – LƢƠNG THỰC CỦA LHQ
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2010
CHƢƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG VỊT AN TOÀN CÓ XÁC NHẬN (Ngày 08/01/2010 đến ngày 31/03/2010)
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mà nhất là thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi, trong những năm gần đây của nước ta đã gặp phải rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu dùng thực phẩm và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn nuôi của nước ta hiện nay rất khó truy xuất được nguồn gốc do việc quản lý còn nhiều bất cập, đặc biệt là sản phẩm từ gia cầm, trong khi dịch cúm gia cầm vẫn còn tiềm ẩn sự nguy hiểm thì việc không quản lý được nguồn gốc sản phẩm sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ làm dịch cúm bùng phát trở lại.
Được sự tài trợ của Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực của Liên Hiệp quốc (FAO) Cơ sở phía Nam – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn triển khai “Chương trình thí điểm xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn có xác nhận”.
Mục tiêu của chương trình: “Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm vịt an toàn có xác nhận và có khả năng truy xuất được nguồn gốc”.
70
Xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn, có xác nhận: chọn các hộ chăn nuôi vịt có kinh nghiệm ở khu vực Bến Lức – Long An, các hộ nuôi vịt nuôi theo truyền thống và có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Thú y. Sản phẩm vịt sạch này sẽ được gắn Tag (miếng sắt hoặc nhựa) để chứng nhận đây là sản phẩm an toàn. Số sản phẩm vịt sạch này được giết mổ và được đưa vào tiêu thụ tại thị trường TPHCM qua Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc qua SMS: trong quá trình nuôi, các hộ nuôi vịt sẽ ghi chép lại (nhật ký) tất cả các hoạt động chăn nuôi. Các thông tin này sẽ được tổng hợp và đưa vào hệ thống tổng đài SMS và trên các thẻ Tag có các mã số (một dạng của mã vạch) để phân biệt và giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm vịt họ sử dụng.
Quảng bá giới thiệu sản phẩm: đây là một trong những hình thức trợ giúp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm còn mới ở nhiều nơi, để giúp người tiêu dùng biết đến, chương trình sẽ có một số hoạt động truyền thông quảng bá như đặt các quầy giới thiệu về chương trình tại các nơi có thử nghiệm bán vịt, sử dụng logo của sản phẩm (kết hợp logo nhà cung cấp, phát tờ rơi, áp phích, áo, nón…) và kết hợp với các cơ quan báo chí, kênh truyền hình để giới thiệu rộng rãi chương trình.
Tóm lại, chương trình: “Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm vịt an toàn có xác nhận và có khả năng truy xuất được nguồn gốc” sẽ được thực hiện thông qua 3 hoạt động chính là: Xây dựng chuỗi cung ứng vịt an toàn, có xác nhận; Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm qua SMS; Quảng bá giới thiệu sản phẩm .
Mọi chi tiết xin liên hệ: