6. Kết cấu đề tài
1.4 Đánh giá hiệu quả truyền thông marketing
Sau khi kế hoạch truyền thông được thực hiện, công ty sẽ đánh giá hiệu quả truyền thông qua việc đo lường tác động của nó lên khán giả mục tiêu . Công ty thường thuê các công ty nghiên cứu thị trường làm việc này: các khán giả mục tiêu sẽ được hỏi xem họ có nhận ra hay nhớ ra đến thông điệp của chương trình truyền thông, họ đã thấy thông điệp bao nhiêu lần, những điểm nào khiến họ nhớ, họ cảm nhận như thế nào về thông điệp, thái độ trước đây và hiện tại của họ đối với sản phẩm của công ty. Ngoài ra, công ty cũng nghiên cứu hành vi từ phản ứng của khán giả.
21
Sau đây là một số thước đo cụ thể mà công ty thường sử dụng Tần suất xuất hiện trên báo:
Có bao nhiêu bài báo viết về chương trình truyền thông. Thái độ của tác giả là tích cực hay tiêu cực?
Những tờ báo nào đã đưa tin? Đưa tin ở phần nào, trang nào? Công chúng của họ là ai?
Khán giả mục tiêu có lấy được đúng thông điệp mà bạn mong muốn không? Bạn có đạt được hình ảnh mong muốn không?
Tương tác trên mạng.
Bao nhiêu người đọc bài viết về bạn? Những trang nào họ click vào?
Tỷ lệ người quay trở lại đọc trang của bạn?
Phản ứng của các đối tượng liên quan: phản ứng của họ là tích cực hay tiêu cực? Nguyên nhân của phản ứng?
Đón nhận từ phía công chúng: Bao nhiêu thư từ/ điện thoại công ty nhận được từ chương trình này? Ít hơn hay nhiều hơn hiện tại?
Giọng điệu của báo chí: các phóng viên đã hỏi/ nói về điều gì?
Ngoài ra, công ty có thể đánh giá hiệu quả truyền thông marketing qua việc nghiên cứu tác động doanh số. Các nhà nghiên cứu cố gắng đo lường tác động doanh số thông qua việc phân tích những dữ liệu lịch sử hoặc thử nghiệm. Doanh số bán chịu sự tác động của nhiều nhân tố như đặc tính của sản phẩm, giá cả và địa điểm bán cũng như những biện pháp, hành động của đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố này càng được kiểm soát nhiều bao nhiêu thì việc đo lường tác động của truyền thông đến doanh số càng dễ dàng bấy nhiêu.
22
Trên đây không phải là tất cả các công cụ mà công ty có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả truyền thông. Việc đánh giá này rất đa dạng, công ty nên lựa chọn các công cụ đánh giá cho phù hợp với kế hoạch truyền thông của mình.
23
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG VỊT TẠI TP.HCM 2.1TÌNH HÌNH CÖM GIA CẦM A/H5N1
Theo thống kê từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, những năm gần đây, các ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 thường xuất hiện vào những ngày đầu năm. Nguyên nhân được nghĩ đến nhiều nhất là do lượng gà vịt được tiêu thụ trong ba ngày Tết khá phổ biến.
Năm nay, vào ngày 28 tết, lượng gà vịt từ các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh,…đổ về Sài Gòn khá nhiều, phương tiện vận chuyển chủ yếu là chèn nhét trên xe khách hoặc cho vào túi rồi chở bằng xe gắn máy.
Gà vịt sau khi đưa về TP.HCM sẽ được chuyển thẳng lên những điểm chuyên kinh doanh gà vịt cúng tết hoặc sẽ được chở thẳng ra các chợ chuyên kinh doanh gia cầm sống như Trần Chánh Chiếu (Q.5), các hộ kinh doanh ở cầu Tham Lương (Bình Thạnh), chợ Cầu (Q.12), phía sau chợ Hóc Môn,…
Tại các điểm bán, gà vịt được công khai bày ra cho khách chọn. Khi được hỏi về nguy cơ nhiễm cúm từ gia cầm sống, một số người bán nói rằng “gà vịt đang khỏe mạnh thì làm gì mắc bệnh”, số khác thì cho rằng họ biết nguy cơ mắc bệnh nhưng vẫn chọn mua vì thịt gà, vịt ngon hơn loại đã được kiểm dịch.
Hình 2.1: Địa điểm bán gà, vịt sống chƣa qua kiểm dịch công khai
24
Tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra trong tháng 02/2010:
Mặc dù các tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo công điện của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn: chú trọng công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ; kiểm tra, rà soát đàn thủy cầm nuôi mới để tổ chức tiêm phòng đúng quy định; bố trí cán bộ tăng cường kiểm tra để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý dịch bệnh, nhưng vẫn có 8 địa phương có ổ dịch cúm gia cầm tái phát và có nguy cơ lây lan trên diện rộng do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm tăng cao dịp cuối năm, cộng với điều kiện thời tiết bất lợi cho sức khỏe của đàn gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại và phát tán. Đây là dấu hiệu cho thấy mùa dịch cúm gia cầm đã bắt đầu. Tính từ đầu tháng 2 đến nay (28/02/2010), dịch cúm gia cầm tiếp tục được phát hiện tại 19 xã thuộc 13 huyện của 8 tỉnh: Cà Mau, Điện Biên, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Trị, Nghệ An và Nam Định. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 1.612 con gà, 8.260 vịt, 184 ngan.
Tại Cà Mau: Ngày 04/02/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn vịt của 02 hộ gia đình. Tổng số vịt bị chết và tiêu hủy là 1.040 con. Như vậy, từ đầu ổ dịch (ngày 31/12/2009), dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 8 xã thuộc 03 huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau. Tổng số gia cầm bị tiêu hủy là 1.018 con gà, 3.112 con vịt và 24 con ngan.
Tại Sóc Trăng: Dịch đã phát ra ở 01 hộ gia đình, trên đàn vịt 45 ngày tuổi chưa tiêm phòng, với số lượng: chết 500 con/630 con ốm, trên tổng đàn 1200. Ngày 13/2/2010 Cơ quan Thú y vùng VII xét nghiệm dương tính với H5N1, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo địa phương tiêu hủy toàn bộ số vịt nói trên.
Tại Hà Tĩnh: Ngày 07/02/2010, một ổ dịch nghi cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn gia cầm của 01 hộ gia đình. Tổng số gia cầm bị tiêu hủy là 185 con gồm 05 con gà và 180 con vịt.
Tại Kon Tum: Ngày 02/2/2010 có 814 con vịt ốm,14 con chết/ tổng đàn 1.494 con (gồm 1.273 con vịt đẻ, 157 gà và 64 con ngan).
25
Tại Quảng Trị: Ngày 01/02/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn vịt của 01 hộ gia đình. Tổng số vịt bị tiêu hủy là 400 con.
Tại Nghệ An: Ngày 16/02/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn vịt của 01 hộ gia đình. Tổng số vịt bị chết là 50 con trong tổng đàn 500 con. Đàn vịt trên chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Ngày 21/02/2010, Cơ quan Thú y vùng III, chi cục Thú y và Chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm trên và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định
Tại Nam Định: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở hộ chăn nuôi, trên đàn vịt đẻ 7 tháng tuổi, mới tiêm phòng 1 lần, với số lượng 270 con, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo địa phương tiêu hủy toàn bộ số vịt nói trên.
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn)
Tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra trong tháng 03/2010:
Trong tháng 3, các ổ dịch xuất hiện chủ yếu trên vịt, sau đó lây cho gà, đặc biệt dịch xuất hiện trên đàn gia cầm của các hộ gia đình chưa được tiêm phòng vắc- xin cúm.
Bắc Ninh: Ngày 10/03/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn gia cầm chết 200 con gà trên tổng đàn gà 400 con hơn 4 tháng tuổi của 01 hộ gia đình.
Quảng Ninh: Ngày 15/3/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn gà 3.000 con của 01 hộ gia đình. Số gia cầm bị chết là 1.420 con.
Tuyên Quang: Từ ngày 25/2/2010 đến nay, cúm gia cầm đã xảy ra tại 02 xã. Tổng số gia cầm bị tiêu hủy là 798 con gà, 400 con vịt, 14 con ngan, 3 con ngỗng và 3.068 quả trứng.
Điện Biên: Tổng số gia cầm tiêu hủy từ khi phát hiện dịch đến ngày 15/03/2010 là 7.867 con và 8.523 quả trứng, trong đó có 7.802 con vịt đẻ và 65 con gà.
Hà Giang: Ngày 4/3/2010 đã phát sinh dịch cúm gia cầm tại thị xã Hà Giang. Lũy kế tổng số gia cầm mắc bệnh đến hết ngày 12/3/2010 là 161 con (chết 123 con; tiêu huỷ 38 con)
26
Nghệ An: Ngày 28/02/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn gia cầm gồm 300 con vịt và 40 con gà của 01 hộ gia đình.
Bến Tre: Ngày 4/03/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn gia cầm chết 162 con vịt trên tổng đàn 768 con vịt của 01 hộ gia đình. Tất các các địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số gia cầm bị mắc bệnh và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn)
Vào thời điểm hiện tại (02/4/2010), mặc dù, tình hình dịch cúm A/H5N1 đang diễn ra phức tạp nhưng tình trạng kinh doanh, giết mổ gia cầm sống chưa qua kiểm dịch tại TP.HCM vẫn diễn ra công khai
Theo Chi cục Quản lí thị trường TP.HCM, mặc dù đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia cầm, gia súc đã kiểm tra lập biên bản nhiều vụ vi phạm kinh doanh, giết mổ gia cầm sống chưa qua kiểm dịch nhưng các điểm kinh doanh vẫn còn nhiều. Có nhiều địa điểm như khu vực đường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, cầu Trường Đai, quận Gò Vấp,… các cơ quan chức năng tỏ ra bất lực trong việc kiểm soát buôn bán gia cầm sống chưa qua kiểm dịch.
Tại nhiều khu vực như cầu Chợ Cầu giáp ranh giữa quận Gò Vấp và quận 12, gà vịt được bán từ sáng tới chiều nhưng việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng vẫn chưa triệt để. Đặc biệt vào buổi chiều, cảnh buôn bán ngay trên thành cầu tấp nập người mua kẻ bán, phân gà vịt vãi đầy cầu, bốc mùi hôi thối, lông gà, vịt thì bay phất phơ trên đường.
Các chủ bán gà, vịt thường buộc từng cặp gà, vịt lại và chỉ mang giao bán 2 – 3 cặp gà vịt để tiện chạy đối phó với sự truy đuổi của lực lượng kiểm tra. Khi thấy dân phòng, cán bộ thú y xuất hiện, ngay lập tức những người này ra hiệu cho nhau đồng loạt xách gà, vịt bỏ chạy, thậm chí có người còn văng lời hăm dọa. Ngay sau khi cơ quan chức năng đi, những người này lại ngang nhiên buôn bán như không có việc gì xảy ra.
27
Ông Lê Xuân Đài, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết: “Vấn đề này đã được UBND TPHCM cũng như các sở, ngành, chi cục thú y, chi cục QLTT chỉ đạo các đoàn kiểm tra, xử lý từ lâu. Đặc biệt trong thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tại một số địa bàn nóng như quận 8 và đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, để triệt để giải quyết được tình trạng kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm chưa qua kiểm dịch, đòi hỏi phải có sự chung tay đóng góp và trách nhiệm của cả xã hội. Bởi vì khi đoàn kiểm tra đi khỏi, việc kinh doanh đâu vẫn vào đấy một phần có sự tiếp tay của người dân do thiếu hiểu biết và ý thức phòng bệnh chưa cao khi mua gia cầm chưa qua kiểm dịch”.
Theo nhận định của PGS-TS Nguyễn Huy Nga – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường: “Dịch cúm A/H5N1 trên người có nguy cơ bùng phát trở lại do ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao. Ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng giết mổ và ăn thịt gia cầm bệnh”.
Theo Cục Y tế dự phòng và môi trường (thuộc Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay (25/3/2010) cả nước đã có 5 bệnh nhân A/H5N1, trong đó có 2 ca tử vong. Theo điều tra của các cán bộ phòng chống dịch cúm gia cầm, thì nạn nhân thứ 2 tử vong do cúm gia cầm là một bé gái 3 tuổi sống tại Bình Dương-tỉnh giáp ranh TP.HCM, xung quanh có nhiều người bán gia cầm sống chưa qua kiểm dịch.
Trước nguy cơ dịch cúm A/H5N1 lan rộng, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra khuyến cáo mạnh về các biện pháp phòng chống. Người dân phải tuyệt đối ăn chín, uống sôi, không sử dụng, tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh, rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với gia cầm. Giám sát dịch cúm gia cầm, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm chưa qua kiểm dịch.
Mặc dù, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, radio thường xuyên đưa ra các thông tin về dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát trở lại và khuyến cáo người dân nên mua, bán gia cầm chưa qua kiểm dịch nhưng tình trạng mua, bán vẫn diễn ra công khai ở nhiều nơi với nguồn cung chủ
28
yếu được đem từ miền tây lên TP.HCM bán. Người dân thích mua gà vịt này vì giá rẻ, ngon hơn gà vịt đã được kiểm dịch.
2.2 NGUỐN CUNG VỊT CHO THỊ TRƢỜNG TP.HCM
2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng thịt vịt cho thị trƣờng TP.HCM Hình 2.2: Mô hình chuỗi cung ứng vịt cho thị trƣờng TP.HCM
(Nguồn: người viết tự nghiên cứu)
Cơ sở giết mổ Nhà phân phối Siêu thị; Cửa hàng bán thực phẩm sạch Chợ Người tiêu dùng TP.HCM Hộ chăn nuôi
29
2.2.2 Giải thích mô hình 2.2.2.1 Hộ chăn nuôi: 2.2.2.1 Hộ chăn nuôi:
Phần lớn vịt cung cấp cho thị trường tại TP.HCM được cung cấp từ các hộ nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long (khoảng trên 25 triệu con) gồm các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Ngoài ra, nguồn cung vịt cho thị trường TP.HCM còn đến từ 2 tỉnh lân cận đó là Bình Dương và Đồng Nai.
Bảng 2.1: Số lƣợng vịt và sản lƣợng thịt cung cấp chính cho TP.HCM STT Tỉnh/ TP Số lƣợng (1000 con) Sản lƣợng thịt (tấn)
2007 2008 2007 2008
I Đông Nam
Bộ 2,188 2,287 25,084 24,222
1 TP HCM Không có thông tin 376 176 2 Bình Dương 83 100 2,785 2,987 3 Đồng Nai 488 362 7,324 7,721 II ĐB sông Cửu Long 21,292 24,636 65,289 69,977 1 Long An 1,866 1,769 6,390 6,146 2 Đồng Tháp 2,662 2,529 5,440 5,191 3 An Giang 2,245 4,010 3,384 5,207 4 Tiền Giang 2,392 2,151 8,561 8,431 5 Vĩnh Long 1,139 1,355 8,898 9,760 6 Bến Tre 958 981 4,091 4,270 7 Kiên Giang 2,563 3,135 10,192 9,580 8 Cần Thơ 1,243 1,575 2,876 3,468 9 Hậu Giang 1,866 1,913 5,234 5,547 10 Trà Vinh 1,733 1,871 4,129 5,170
30
11 Sóc Trăng 1,502 1,988 2,857 3,427 12 Bạc Liêu 748 887 2,041 2,542 13 Cà Mau 373 473 1,196 1,238
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Theo nghiên cứu khảo sát hộ nuôi vịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long (dự án NZAID của Phan Quang Minh và Schauer Birgit thực hiện) thì:
Vịt tại Đồng bằng Sông Cửu Long được nuôi theo nhiều phương thức truyền thống khác nhau, phương thức thường gặp nhất là phương thức vịt – lúa (hay còn gọi là phương thức vịt chạy đồng)
Vịt được nuôi theo phương thức chạy đồng có những ưu điểm sau:
Làm tăng năng suất lúa vì chúng khống chế ốc bưu và côn trùng ăn hạt thóc rơi vãi; cung cấp nguồn phân bón tự nhiên.
Đem lại nguồn thu nhập và thực phẩm cho người nuôi.
Nhưng từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện, phương thức nuôi truyền thống này đã bộc lộ những khuyết điểm là vịt chạy đồng là nguy cơ làm lây lan cúm gia cầm thể độc lực cao vì vịt:
Có thể đóng vai trò là vật mang trùng vi rút HPAI (Vi rút gây ra dịch cúm gia cầm).
Có thể di chuyển khoảng cách xa.
Một nghiên cứu khác của công ty TNHH Tư vấn Phát triển Quốc tế VIN về “Các hệ thống chăn nuôi vịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam” với mục đích:
Tiến hành điều tra ảnh hưởng cảu dịch cúm cũng như việc áp dụng các biện