Hoàn cảnh mới của đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 35 - 37)

2.1.1.1. Trải nghiệm hịa bình, khó khăn thời hậu chiến và khát vọng đổi mới

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt hai mươi năm, lần đầu tiên kể từ sau cách mạng tháng Tám, đất nước mới thực sự nếm trải niềm vui trong hịa bình, thống nhất. Mặc dù khoảng mười năm sau đó, tiếng súng vẫn nổ ở biên giới Tây Nam và phía Bắc chống lại âm mưu đen tối phá hoại hịa bình của dân tộc ta trước thế lực thù địch ở bên kia biên giới, song, không thể lấn át niềm vui đất nước thống nhất, hịa bình, độc lập là cảm xúc bao trùm. Cảm xúc này chi phối trạng thái, tâm lý người Việt sau đại thắng mùa xuân 1975. Đó là cảm xúc vừa ngất ngây vừa hụt hẫng khi mọi thói quen sinh hoạt, mục tiêu, lý tưởng cuộc sống bị/ được thay đổi. Trong hồn cảnh thời chiến khơng biết sống chết lúc nào khiến người ta có thể vơ tư trước nhu cầu và quyền lợi cá nhân. Thêm nữa, khí thế “đổi đời” từ cuộc cách mạng Tháng Tám, hai cuộc kháng chiến mà tầm vóc của nó là xung đột dân tộc lịch sử, lí tưởng “khơng có gì độc lập tự do”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ”

(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) đã tạo nên tư thế vô tư, trong sáng và rèn luyện nên những

phẩm chất cao quý như: lòng yêu nước được xây dựng trên tinh thần dũng cảm, xả thân, đức hi sinh, v.v…, những nét tính cách hay hành vi nhỏ nhen, vụ lợi, cá nhân bị dư luận xã hội phê phán, cô lập. Môi trường xã hội của miền Bắc khi ấy hừng hực khí thế sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của tổ quốc. Hình ảnh những con người gạt tình riêng vì nghĩa lớn được tơn vinh, ca tụng: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước - Nguyễn Đình Thi); Gian

nhà khơng mặc kệ gió lung lay/ giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Đồng chí - Chính Hữu); Đi

đi non nước chờ anh đó/ tiền tuyến cần thêm có hậu phương (Tố Hữu); Đạp bằng sông núi ta đi/ máu xương chẳng tiếc tiếc gì tuổi xn (Vơ danh), v.v… Giờ đây, những mục tiêu ấy đã hoàn thành, người ta có cơ hội đối diện với chính mình, quan tâm đến bản thân, đến nhu cầu của chính mình và những người xung quanh. Những suy nghĩ, tâm trạng ấy dường như đều được phản ánh trong thơ.

Một thực tiễn khác, sau niềm vui chiến thắng ngây ngất, lập tức chúng ta phải đương đầu với mn vàn khó khăn của thời hậu chiến. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi ra từ thời chiến đã không thể cáng đáng nổi đời sống của hơn năm mươi triệu dân (54,37 triệu dân, thống kê của năm 1980). Giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu con người chỉ quen “nghề” cầm súng, cũng phải giải quyết công việc cho hàng triệu người dân Miền Nam sau khi đất nước thống nhất. Thêm nữa, nhu cầu cá nhân với

những địi hỏi chính đáng của con người đã trở lại tạo nên nhịp sống hoàn tồn khác với thời chiến. Tính cộng đồng gắn kết “sống chết có nhau” của thời chiến cứ lỏng dần, bng dần ra, thậm chí có nơi, có chỗ trở nên tan rã, người ta có thể ngoảnh mặt lạnh lùng với nhau vì những va chạm, tính tốn quyền lợi cá nhân. Sự khủng hoảng, thậm chí có mâu thuẫn xung đột giữa lợi ích cá nhân với cộng đồng, cá nhân với tập thể là có thật.

Năm 1986 cịn một sự kiện quan trọng khác, đó là đất nước “mở cửa” hội nhập thế giới. Chính sách “mở cửa” từng bước và tồn diện đã dần đưa đất nước đến gần/trở lại với đời sống thế sự, ở đấy con người cá nhân - cá thể là trung tâm của mọi mối quan tâm, đầu tư phấn đấu, hi vọng. Điều này sẽ góp phần chi phối cả nội dung lẫn hình thức của thơ sau 1986.

2.1.1.2. Tâm lý thế sự chiếm lĩnh trạng thái đời sống

Đây là lôgic tất yếu của những tiền đề lịch sử - xã hội trên đây. Hịa bình trở lại, con người trở về với đời thường - cuộc đời phồn tạp muôn vẻ, nhiều bất ngờ, ngẫu nhiên, đầy nghịch lý, thật - giả, tốt - xấu, thiện - ác đan xen lẫn lộn. Trước đây vị trí của cá nhân là vị trí trong cả một dàn đồng ca. Thời nay, cá nhân dần tách ra khỏi tập thể, sống đời sống riêng của nó. Khơng thể dựa mãi vào đồn thể, cái “tơi” giờ đây phải tự chủ, tự quyết lấy cuộc đời mình. Nó bắt đầu lại ý thức mình là một cá thể với mọi nhu cầu, khao khát, nhu cầu được bù đắp cho những hi sinh to lớn, nhu cầu được “xả hơi” của mỗi cá nhân sau những năm tháng phải gồng mình, dốc tồn lực ra mà chịu đựng, bám trụ để sản xuất, chiến đấu. Thậm chí, nhu cầu được hưởng thụ - những hưởng thụ chính đáng của quy luật sinh tồn cũng trỗi dậy mạnh mẽ. Những năm đầu thời kỳ xóa bỏ bao cấp, con người Việt Nam được trải nghiệm tâm lý sung sướng, thoải mái, tự do nhưng cũng không tránh khỏi tâm lý cấn cá, chới với, âu lo có chút hoang mang. Con người với nhu cầu được “nói” hết những tâm sự chân thực của lịng mình trở thành một nhu cầu bức thiết. “Chưa bao giờ, chúng ta chứng kiến tâm hồn con người Việt Nam mở rộng tất cả các chiều kích như lúc này” [9]. Nhưng khi điều kiện mới cũ dần đi, nói “thật” đã khơng cịn là một nhu cầu thì những vấn đề khác lại nảy sinh. Trạng thái mất điểm tựa, tâm lý hồi nghi, đổ vỡ lịng tin trong những năm đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đã in đậm nét trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Khơng khí xã hội của những năm cuối thập kỷ 70, thập kỷ 80 của thế kỷ trước luôn xen lẫn những xúc cảm đối lập, những bối rối, suy tư trong sự lựa chọn, phân biệt đúng - sai, tốt - xấu. Môi trường xã hội của cuộc sống đời thường với muôn vàn phức tạp, đặc biệt lại bị thử thách trong hồn cảnh khó khăn thời hậu chiến nên bao nhiêu bi kịch phơi bày. Nhà thơ Chế Lan Viên khơng ít lần đau buồn, bi thiết:

Giờ hịa bình tơi vẫn làm thơ, nhặt lá

Khơng phải đất nước mình cịn chiến tranh nghèo khó Mà vì có bao nhiêu thằng sống xa hoa

Khiến cho thắng trận rồi mà vẫn còn nhặt lá, kẻ làm thơ

(Hốt lá)

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) chọn hướng đi “mở cửa hội nhập” thế giới tạo ra bước ngoặt mới với những chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong đời sống xã hội. Nền kinh tế thị trường khiến cho người ta năng động, cởi mở, tỉnh táo, trí tuệ hơn, song cũng nhiều dục vọng, lạnh lùng, tàn nhẫn hơn. Con người được nhiều về vật chất nhưng cũng dễ dàng mất đi nhiều giá trị q báu khó có thể tìm lại được. Nền kinh tế thị trường kích thích cạnh tranh, khơi mở những tiềm năng sáng tạo, thôi thúc việc tạo ra những giá trị độc đáo giữa một thế giới đa giá trị, kích thích người ta phải vươn lên, phải đuổi theo liên tục để đáp ứng được những yêu cầu của nó. Sự xóa bỏ bao cấp về tư tưởng, khơng khí dân chủ rộng rãi, sự mở rộng giao lưu quốc tế về văn hóa, tinh thần coi trọng yếu tố con người và đánh thức ý thức về cá nhân, cá tính.

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin trong thế giới hiện đại đã thu hẹp tối đa khoảng cách về địa lí. Cánh cửa tri thức nhân loại rộng mở trước mắt, người ta có nhiều cơ hội để chọn lựa, để tránh khỏi những cực đoan, giáo điều, phiến diện, khơi dậy những suy nghĩ mới, những tìm tịi, sáng tạo.

Càng ngày, vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng lên rõ rệt. Mọi người có nhiều cơ hội học tập, mở mang kiến thức, giao lưu học hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này vừa tạo ra nguồn lực chất lượng cao là những con người có tri thức, có văn hóa phục vụ cơng cuộc đổi mới, phát triển đất nước, song, không thể tránh khỏi hiện tượng “chảy máu chất xám” do nhu cầu cá nhân hoặc các hiện tượng lệch lạc về nhận thức văn hóa. Các hình thức hợp tác, giao lưu, hỗ trợ các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phịng giữa các nước ngày càng gia tăng về cường độ cũng như về nội dung. Đây khơng cịn là sự trao đổi giữa những giá trị riêng biệt như trước, mà là sự hài hịa, hội nhập của các giá trị. Cơng cuộc hội nhập thế giới đã diễn ra hơn ba chục năm qua, bầu khơng khí “mở cửa” giao lưu, làm bạn với thế giới ngày rõ ràng, đậm nét theo mục tiêu xây dựng xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”, cũng là cơ sở để tâm lý “thế sự” với nhiều uẩn khúc, phức tạp, đa chiều bộc lộ. Thực tiễn này chi phối và tác động mạnh mẽ tới cảm xúc và nhu cầu trữ tình mới của thơ sau 1986.

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w