Tái hiện âm thanh con chữ để tăng cường biểu đạt nghĩa đã được khai thác từ trong ca dao, các nhà thơ lớp trước cũng đã sử dụng thông qua thủ pháp từ láy: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu). Tai nương nước giọt mái nhà/ Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn (Huy Cận). Song, đây vẫn là cách tựa vào nghĩa từ vựng để tô điểm thêm sắc thái cho ngôn từ.
Tạo nghĩa từ sự vang ngân của con chữ ở sự cách tân lần này hoàn toàn khác về cách thức. Xu hướng này được khởi lên bởi nhóm các tác giả tiên phong: Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng v.v… Họ chủ trương tẩy sạch “nghĩa tiêu dùng” (tức nghĩa từ vựng) của ngôn từ. Lê Đạt nói: “Mỗi con chữ trong câu thơ dắt dẫn trên đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa “tiêu dùng” (Nhân con ngựa gỗ)
hay như tuyên ngôn của Trần Dần: Mưa rơi không cần phiên dịch! Các tác giả chủ trương tạo nghĩa bằng chính sự vang ngân của con chữ:
i i i ici - Terr i i Companhi i i i companhii Terii Valizekhii iii i i i. QÀ ĐẤT KHÓC NHƯ Ri i i
….
(Con I)
Câu thơ thứ nhất khơng có bất kỳ tín hiệu nghĩa nào từ các chữ. Nói khác đi đó là những chữ vơ nghĩa, chúng khơng thuộc một ngôn ngữ nào hết. Vậy hãy thử đọc to những nguyên âm và phụ âm kia lên xem sao. Thật bất ngờ, khi đọc to những nguyên âm, phụ âm hoặc những từ vơ nghĩa kia lên, có cảm giác đây là dàn hợp âm hỗn độn và nó rất giống với hợp âm của những tiếng khóc, tiếng rên rỉ, đau đớn, đúng như sự mách bảo của câu thứ hai: “Qà đất khóc như ri”. Đáng chú ý ở câu thứ hai này, chữ “quả” được viết thành “qà”, nếu đọc đúng dấu tạo nên âm khàn, liên tưởng đến tiếng kêu của quạ - một âm thanh chết chóc và chữ “ri” viết thành “riii” đọc kéo dài tiếp tục vang lên âm thanh tiếng khóc. Vậy, đây chính hợp âm tiếng khóc, quả đất khóc, một dàn hợp âm hỗn độn! Làm sao diễn tả hết âm thanh tiếng khóc của triệu triệu sinh linh khác nhau tồn tại trên trái đất? Cách mơ tả như thường thấy sẽ hồn tồn bất lực trong trường hợp này, nhưng cách mà tác giả tìm cách “ghi” âm dàn hợp âm hỗn độn ấy lại có thể giúp người đọc hình dung và tưởng tượng ra tiếng khóc khủng khiếp: trái đất đang kêu cứu, trái đất đang bị đầu độc, bị tra tấn, bị xâm hại… Những tiếng khóc nghe thấy và khơng nghe thấy, tất cả đang đồng loạt ịa khóc, đồng loạt rên rỉ, đau đớn: “khóc như ri”. Nếu đọc theo kiểu xướng âm cả bài Con I của Trần Dần thì cần tới nhiều người cùng lúc. Thảo nào, tác giả “chua” vào đầu đề bài thơ là “thơ - bè” như chỉ dẫn về một dàn hịa tấu những tiếng khóc đơng đúc, hỗn loạn khơng thể phân biệt tiếng lồi nào với tiếng của lồi nào, cụm từ “khóc như ri” láy đi láy lại nhiều lần trong cả bài thơ dài. Bài Sạch cũng khá thành công khi thử nghiệm cách khai thác dùng ngữ âm để biểu đạt nghĩa: ngọt nhoát - soạt nách - hạch thoát - ngoạt xếch - lệch vát - hát - ngát - cát - thát vát - vạt thía -
mía - khía - tía - lía phía - tơi ngía - quạt thoạt - loạt hạt - lath nhạt - lac loác - ngoạc lác - làn nhàn - sao - sột soạt … thạch ngày/ Công viên chiều sạch… Công viên, buổi chiều, tiếng những nhát chổi của
người lao cơng vang lên, khi dứt khốt trong sự vang âm của con chữ có nhiều nguyên âm và thanh trắc ở cuối câu (ngọt nhoát - soạt nách - hạch thoát - ngoạt xếch), xen với tiếng những nhát chổi khi phải dừng lại lựa quét những chỗ hẹp (lệch vát - hát - ngát - cát - thát vát - vạt thía - mía - khía - tía), rồi lại tiếp tục vang lên âm thanh chăm chỉ, tự tin, linh hoạt của tiếng chổi thạo nghề (tơi ngía - quạt
thoạt - loạt hạt - lath nhạt - lac loác - ngoạc lác - làn nhàn - sao - sột soạt…). Hai chữ “thạch ngày” khơng vang âm, nó giống như nốt dừng của cánh tay đưa lên gạt những giọt mồ hơi trên trán, hoặc giả, gạt lọn tóc rũ xuống che tầm nhìn… và kết cục là “Cơng viên chiều sạch”! Biểu đạt công viên vào buổi chiều sạch mát bằng biểu đạt âm thanh tiếng chổi quét lá và dường như có rất nhiều lá (cơng viên mà):
ngọt nhốt - soạt nách - hạch thoát - ngoạt xếch - lệch vát… Có lẽ đây là buổi chiều cơng viên vào cuối thu - mùa lá rụng! Một bức tranh mùa thu ở công viên được “vẽ” ra (bằng tưởng tượng): trong không gian thu se lạnh, những hàng cây bắt đầu trút lá, sắc lá trong công viên không xanh mướt hay xanh sẫm như mùa xuân và mùa hè mà khoác chiếc áo hết sức lãng mạn, đủ các màu: xanh, vàng, đỏ, phớt vàng, phớt đỏ, phớt hồng… Âm thanh tiếng chổi điểm vào bức tranh hình bóng cần mẫn của người lao công làm cho bức tranh trở nên gần gũi, ấm áp.
Trần Dần đã “phớt lờ” ngữ nghĩa của chữ mà tìm đến cách biểu hiện khác: hình thức ngữ âm của chữ và dường như ông đã thành công ở cách biểu hiện khác này, ít nhất là với những ví dụ trên đây. Người đọc đã thấy một cách tái hiện “chân thực”, “sống động” hơn, giàu liên tưởng, tưởng tượng hơn, từ cách đọc khơng lời.
Lê Đạt cũng có một số bài thử nghiệm theo hướng này, tuy không quá mới mẻ như Trần Dần, song, cũng tìm đến cách biểu hiện bằng âm thanh con chữ: Lũ vật lớn bốc/ một đàn lốc nhốc/ guốc
khua cốc cốc cốc/ sơn bốn chân thị mộc/ lộc ngộc/ ngựa quần cộc (Ơng phó cả ngựa). Lê Đạt đã phối
hợp một số “kỹ thuật” chơi chữ, nhưng nổi lên vẫn là kỹ thuật dùng âm thanh con chữ để tạo nghĩa cho ý tưởng thơ ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng: hình ảnh đàn ngựa phi, lớn, nhỏ “lốc nhốc”, tiếng vó ngựa vang lên, đàn ngựa xuất hiện từ xa đến gần, từ chỗ chỉ “nhìn” thấy đám ngựa lốc nhốc, “nghe” thấy âm thanh cốc cốc, đến gần thấy rõ hình ảnh “sơn bốn chân”, “quần cộc”. Hình ảnh người và ngựa trộn vào nhau, người bị “vật hóa” hay hình ảnh đàn ngựa được chủ chăm sóc, yêu chiều coi như những người bạn “sơn bốn chân”, “mặc quần cộc” thì thật khó tách bạch.
Có thể nhận thấy ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật này trong sáng tạo thơ. Ưu điểm là có thể phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng của người đọc, vì vậy mà khả năng tạo nghĩa của hình ảnh, hình tượng thơ đa dạng, phong phú hơn. Song, hạn chế của kỹ thuật cũng nằm ở chính kỹ thuật đó, khơng phải lúc nào cũng thành cơng.