vì khi tạo vần cũng là tạo nhịp ln. Thơ lục bát tạo vần bằng hai cách, gắn với thanh điệu, sẽ có “vần bằng” và “vần trắc”, vần bằng là thanh huyền và thành ngang không dấu; gắn với vần trắc là các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng. Nhịp của lục bát uyển chuyển, nhịp nhàng bởi sự kết hợp cân đối nhịp nhàng giữa hai thanh điệu “bằng - trắc” này. Thêm nữa, nhịp của lục bát còn cộng hưởng bởi cách gieo vần chân kết hợp với vần lưng tạo nên âm điệu ngân nga, du dương mềm mại, trữ tình.
Tuy nhiên, lục bát gần đây đang muốn làm mới thể loại này bằng cách “phủ định” đặc trưng này. Họ tìm cách làm giảm đi tiết tấu nhịp nhàng, du dương của lục bát bằng nhiều cách. Chẳng hạn, dùng cách vắt dòng:
đồi của người rừng của trời đi hoang nhánh lạ cây bồi tịch liêu ờ thì bước chậm liêu xiêu
men theo dấu đợi tuổi chiều ngây ngây già đi
cũng có phiên ngày mây nghe sảng khối chút gầy vóc thơm
(Chương sơng - Hồng Xn Sơn)
Nhìn cấu trúc câu thì khơng thấy lục bát đâu nhưng khi đọc lên thì đúng là lục bát thứ thiệt từ hồn cốt, vần nhịp. Tuy nhiên, cách bẻ dòng này tạo nên cách đọc mới, tạo nên nhịp mới (do cách ngưng nghỉ của vắt dòng) tạo nên xúc cảm thẩm mỹ mới lạ, trẻ trung cho lục bát.
Các cây bút lục bát cách tân phần lớn cũng theo hướng này. Đó là lý do, lục bát hiện đại có thể đề cập đến nhiều đối tượng, nhiều đề tài, diễn tả được nhiều giọng chứ không phải như lục bát uyển chuyển truyền thống chỉ diễn tả được giọng tâm tình, giọng “ngâm”, giọng “than”. Lục bát hiện đại, đa dạng về giọng điệu vì nhịp điệu mới là “hồn” của cấu trúc tác phẩm:
Cực kỳ gốc sấu bóng me
Cực ngon cực nhẹ cực nhịe em ơi Đừng chê anh khoái bụi đời
Bụi dân sinh đấy bụi đời đấy em.
(Cơm bụi ca - Nguyễn Duy)
Có nhiều cách ngưng ngắt để tạo nên những nhịp khác nhau cho khổ thơ này, song, chắc chắn, nhịp điệu phù hợp nhất cho nội dung của đoạn thơ không phải là nhịp dịu dàng, du dương mà là nhịp ngắn, day dứt.
Kết cấu thanh điệu bằng trắc của lục bát cũng đã bị hủy khi toàn bộ sáu thanh của câu lục toàn thanh bằng và thanh huyền, chỉ còn giữ vần chân và cấu trúc trên sáu dưới tám. Những cặp lục bát dưới đây cũng phá cách vần theo kiểu này:
…không tài nào/ không lang thang
khi liên miên/ lật/ những trang/ luân hồi em/ hiểu/ gì/ về anh rồi
hiểu gì/ ngồi/ một cái/ tơi/ xa vời hiểu gì/ về một/ cuộc chơi
đằng sau/ thinh lặng/ máu rơi/ xanh rì
(Mượn - Nguyễn Thế Hồng Linh)
Như vậy, luật của lục bát chỉ cịn được níu giữ bằng cấu trúc tổng thể: tuân thủ cấu trúc trên sáu dưới tám và cặp cấu trúc này được lặp “có tính chu kỳ” tạo nên ngun tắc vận động của thể loại. Nhịp chính của lục bát cũng được “bảo lưu” bởi cấu trúc này. Thêm nữa, một phần của cấu trúc “vần” cũng sẽ vẫn giữ lại mà chủ yếu là giữ vần chân. Điều độc đáo là, nhịp chẵn của lục bát truyền thống được tiết tấu lại bằng cách lặp lại tiết tấu lẻ chứ khơng phải chẵn như trước đây, đó là nhịp: 3/3 hoặc 3/2/3. Vì vậy, đọc theo nhịp này âm hưởng của lục bát khơng cịn q du dương dàn trải mà sơi động, hiện đại hơn. Ngoài việc sử dụng nhịp của thanh điệu ngôn từ, các tác giả huy động thêm “nhịp” của ngơn ngữ, hình ảnh hoặc mơ típ. Trong đoạn thơ của Nguyễn Thế Hồng Linh, một số từ và cụm từ được lặp lại nhiều lần trong các câu tạo điểm nhấn hoặc để diễn đạt một ý tưởng từ chính sự lặp lại ấy. Cũng có khi các tác giả tạo nhịp bằng cách lặp lại hình ảnh hoặc mơ típ hoặc kết hợp cùng lúc tất cả các cách thức ấy tạo nên bản phối âm độc đáo cho lục bát:
Đố ai bán gió cho trời
để ta đánh thuế những người yêu nhau Đố ai mua chịu nỗi đau
để ta hóa giá bảy màu tình u
(Đố - Nguyễn Duy)
Sự phá cách vần kết hợp với lặp từ, lặp mơ típ (đố) đã tạo nên cấu trúc ngầm kỳ lạ cho bài thơ: nói chuyện mua, bán, đánh thuế, hóa giá tình u mà khơng thơ, khơng trần trụi, ngược lại duyên dáng, hóm hỉnh, tinh nghịch và thật đáng yêu.
có sức sống bền bỉ, bởi những tâm hồn Việt luôn biết cách mang theo phương tiện hữu hiệu nhất để chuyên chở tinh thần Việt đồng hành cùng với tương lai.