Thơ tân hình thức

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 89 - 91)

Thơ tân hình thức (new formalism poetry) xuất hiện tại Mỹ từ giữa thập niên 80 và thịnh hành nhất vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Thơ tân hình thức được một số cây bút người Việt sống ở Mỹ đón nhận và hào hứng nhập cuộc qua tạp chí Thơ (xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1994, kết thúc năm 2004). Khi thơ Việt Nam sau thời đoạn háo hức tìm tịi, đang kỳ trầm lắng, các nhà thơ thèm khát sự đổi mới. Cho nên, khi tân hình thức xuất hiện, nó đã tạo được phong trào đáng kể, qua đó, thổi luồng khí mới vào sinh hoạt thơ.

Mặc dù nhập cuộc có vẻ ồ ạt, nhưng thơ tân hình thức vẫn ở ngồi lề sinh hoạt chính thống. Ngồi tập thơ Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức (Inrasara, NXB Hội Nhà văn, 2006), Poetry Narrates - Thơ kể (tập thơ song ngữ Anh - Việt của nhiều tác giả, NXB Lao động, 2010), tập tiểu luận Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác (Khế Iêm, NXB Văn học, 2011) và mới nhất, tập Thúy liên khúc của Biển Bắc (NXB Văn học, 2012), còn lại hầu hết sáng tác tân hình thức chỉ đăng ở tạp chí Thơ hải ngoại, post lên mạng, hoặc in ấn qua hình thức photocopy. Theo Khế Iêm, cây bút rất năng nổ giới thiệu thơ tân hình thức về Việt Nam đã thống kê bốn thủ pháp chính của thơ tân hình thức: tính truyện, ngơn ngữ đời thường, thủ pháp vắt dịng và yếu tố lặp lại. Dưới đây là một vài ví dụ về thơ tân hình thức:

Khi em chạm phải lịng anh trong giấc mơ hình đá giấc mơ lạnh lịng đá trong nỗi buồn em vành vạnh niềm tin của con chiên hiền

lành có đủ khơng trái tim em làm sao lịng đã lạnh đơi mắt em xanh sao mắt anh ngoảnh đi thờ ơ đến thế em đâu…

(Giấc mơ lịng đá - Đỗ Thư)

Tơi ngồi nhìn tơi thu Lu dưới đáy giếng khô Khan khàn tiếng vọng Cổ xưa trong cõi mơ hồ Tây mà không phải Hà Nội, Huế hoa sen cũng buồn Tàn thu ngân nga tiếng hát Nghe như thu đã tàn!

(Ngồi thiền - Phan Như)

Tôi đã nghĩ về một điều gì đó

rất quan trọng kiểu như tơi sẵn sàng nuốt chửng có cây hoặc tơi cũng tự nguyện ngưng thở mỗi lúc nhìn những nụ hoa ngơ ngác nứt ra từ nách lá

về những nỗi buồn hơn cả nỗi buồn sinh

(Sáng nay - Đinh Thị Như Thúy)

Em nắm một cổ /tích thật chặt và/ kể cho em nghe/ một thuở em là/ thiên nhiên. Tay đưa/ mình lên trên cây/ và nằm nhìn bầu/ trời là sau mây (Em âm thầm một nụ cười thiên nhiên - Hường Thanh)

Thật ra, thơ tân hình thức cũng khơng quá xa lạ như người ta tưởng tượng, thậm chí có nhiều điểm gần gũi với thơ văn xi, như: câu thơ vắt dịng, câu thơ khơng đồng nhất với dịng thơ, tính “truyện” trong thơ và ngơn từ đời thường… đúng là khơng có gì mới. Những dấu hiệu này đã xuất hiện trong thơ tự do, trong thơ văn xi, thậm chí trong lục bát, song thất lục bát truyền thống. Tuy nhiên, quen mà vẫn mới, ấy là do xúc cảm mới. Các nhà thơ tân hình thức đa phần đều là lớp trẻ. Nguồn cảm hứng của họ thiên về những vấn đề của đời sống hiện đại, tư duy và cảm xúc của họ là tư duy và cảm xúc của người trẻ: táo bạo, hồn nhiên, lãng mạn, ngẫu hứng…, những điều ấy đem lại cảm giác mới mới cho độc giả. Lẽ đương nhiên, thơ tân hình thức có sức hút với độc giả trẻ tuổi nhiều hơn.

Song, do chỉ chú ý về mặt kỹ thuật, lại thiên về trình diễn ở lớp vỏ ngồi của văn bản nên thơ tân hình thức đang chững lại, đang thối trào vì khơng tìm những “lối đi khác mới mẻ hơn”.

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w