Cấu trúc “động” của câu thơ, dòng thơ

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 97)

Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên), “dịng” là “khoảng cách để viết hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hàng” [145; tr. 329]. Như vậy, mỗi dịng thơ sẽ được trình bày thành một hàng. Phải chăng, vì vậy, người ta thường đồng nhất dịng thơ với câu thơ vì mỗi khi xuống dịng thường viết hoa.

Mỗi thể loại thơ thường sẽ có cấu trúc dịng thơ khác nhau. Với các thể thơ cổ điển, dòng thơ được quy định bởi luật của thể thơ tạo nên tên gọi của thể thơ đó, như: lục bát, song thất lục bát, thể năm chữ, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú v.v… Với thơ tự do, cũng như tên gọi của nó, các dịng thơ được cấu trúc tự do, dài ngắn khác nhau không bị câu thúc bởi luật thơ. Dịng thơ trong thơ văn xi gây ấn tượng khơng chỉ ở độ dài mà cịn bởi tính khơng vần điệu.

“Dòng thơ” khác với “câu thơ” như thế nào? Theo quan niệm của người đọc, “câu thơ” là một bộ phận của bài thơ, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnhcó ý nghĩa và hồn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Cuối mỗi câu thơ thường có dấu chấm câu. Như vậy, phân biệt dòng thơ với câu thơ ở chỗ, cuối câu thơ có dấu chấm và dịng thơ là chỗ bị ngắt xuống dòng. Câu thơ thường đồng nhất với dòng thơ, nhất là với các thể thơ có luật truyền thống. Song, với sự pha trộn và cách tân các thể thơ như hiện nay, thực tiễn đã khơng cịn như vậy. Các nhà thơ khơng chỉ tìm cách đổi mới tổ chức “bên trong” của bài thơ mà trước hết là đổi mới tổ chức “bên ngoài” dễ thấy nhất đó là cấu trúc dịng thơ và câu thơ. Để tiện theo dõi, luận án sẽ khảo sát cấu trúc dòng thơ, câu thơ của mỗi thể thơ để thấy sự vận động thể loại ở lớp vỏ hình thức cũng đa dạng như thế nào.

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w