THƠ VIỆT NAM SAU

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 70)

của luận án sẽ khảo sát sự vận động thể loại của thơ Việt sau 1986 ở sự hiện diện các thể loại và cấu trúc “động” của hình thức thể loại qua các phương diện: bài thơ, dòng/câu thơ, vần và nhịp thơ.

3.1. Sự hiện diện bình đẳng các thể thơ

Có một hiện tượng dễ thấy đó là từ sau 1986, các dạng thức thể loại của thơ Việt Nam xuất hiện rất phong phú, đa dạng và với tư thế vô cùng “dân chủ”. Sự đổi mới quan niệm về chức năng của văn chương, bên cạnh những chức năng quen thuộc (nhận thức, phản ánh, giáo dục, thẩm mỹ) có thêm chức năng “giải trí”, “trị chơi”. Thơ trở thành “trị chơi” và trong cuộc chơi, người ta đã chơi một cách tự do, bình đẳng theo sở thích, điều này, đã góp phần tạo nên sự hội tụ phong phú của các loại hình thể loại.

3.1.1. Các thể thơ truyền thống hiện diện sôi nổi

Các thể thơ truyền thống của Việt Nam gồm có: lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, Đường luật. Thể thơ Đường luật tuy có nguồn gốc nước ngồi nhưng đã được "Việt hóa" hàng trăm năm qua. Các nhà thơ cổ Việt Nam đã đưa Đường luật vào thi cử, vào sinh hoạt văn hóa hàng ngày và trở thành thể thơ "truyền thống" được ưa chuộng.

3.1.1.1. Thể lục bát được “lạ hóa”

Thể lục bát, thể thơ dân tộc cùng “tuổi” với ca dao, tục ngữ đã góp phần ni dưỡng tâm hồn dân tộc hàng nghìn năm qua. Dễ hiểu tại sao lục bát luôn hiện diện trong đời sống văn chương dân tộc. Trong xu hướng hội nhập thế giới, lục bát nghiễm nhiên trở thành thể thơ “quốc hồn quốc túy” trong sân chơi văn hóa - văn chương. Nhiều cây bút trổ tài nghệ điêu luyện ở thể thơ này. Nhiều cuộc thi thơ lục bát được mở ra trên các báo, tạp chí. Các nhà thơ cũng tự tuyển cho mình tập lục bát riêng, các vùng/ miền, nhóm tác giả cũng làm tuyển lục bát… Tuy nhiên, sự trở lại này dưới góc nhìn thể loại có hai xu hướng sau: thứ nhất, phỏng lại lục bát truyền thống ở cả cấu tứ lẫn cấu trúc thể loại; thứ hai, tìm cách “lạ hóa” cấu trúc hình thức thể thơ.

Trong cuốn Tìm hiểu thơ, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ lục bát là thể tổ hợp giữa câu sáu và câu tám. Số câu trong thơ lục bát khơng cố định, ít thì hai câu thành một cặp (thường gặp trong ca dao, tục ngữ) chủ yếu mỗi bài bốn câu và nhiều câu. Ở những bài nhiều câu, cách phân chia khổ thơ cũng rất linh hoạt” [95; tr. 69]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán,… chủ biên)

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại. (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w