5 Trước đây, NSX còn được phân chia nguồn thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất Tuy nhiên, từ ngày
2.2.2 Ngân sách địa phương ở Việt Nam
Văn hóa Việt Nam gắn liền với làng, xã. Xã là cấp hành chính nhỏ nhất nhưng có vai trị vơ cùng quan trọng “ Cấp xã là cấp gần với dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi” – Hồ Chí Minh. Do đó, từ xa xưa nước ta đã hình thành quỹ xã mà giờ được gọi là NSX. Tuy cơ chế hình thành và quản lý khác nhau, nhưng đều xem NSX là một bộ phận của hoạt động tài chính quốc gia. NSX của nước ta đã có trên một ngàn năm lịch sử và đã được gắn liền với các triều đại phong kiến cho đến ngày nay.
Ở mỗi thời kỳ lại có đặc điểm về ngân sách khác nhau. Thời Khúc Hạo có tri pháp trơng coi nhân lực và đánh thuế, Nhà Lê có xã trưởng, Nhà Trần có xã quan trơng coi việc khám thư và nộp thuế,… Đến thời nhà Nguyễn,
chính quyền thực dân Pháp quy định chức sắc ba kỳ khác nhau: Bắc Kỳ là tiên chỉ, Trung Kỳ là thương bản và Nam Kỳ là thương bộ, nhưng đều phụ trách cơng tác tài chính và có hội đồng kỳ mục ở Bắc Kỳ, Đại hội kỳ mục ở Nam Kỳ và thường trực hội đồng kỳ mục ở Trung Kỳ, có nhiệm vụ lập NSX (Lê Đức Hinh, 2006).
Ở thời Lê, kỷ luật tài chính có phép khảo cơng đối với xã trưởng với 3 tiêu chuẩn: Thu nộp tô thuế, khai báo dân đinh và tư cách xử phạt nghiêm minh. NSX có chế độ quản lý cụ thể, quy mơ chi NSX được quy định: Xã lớn 50 quan, xã vừa 30 quan để chi tiêu và xã nhỏ 20 quan; có chế độ quản lý quỹ tiền mặt, xã chỉ được giữ 30 quan để chi tiêu, số dư phải gửi vào nhà giầu trong xã cất giữ.
Tuy mỗi thời kỳ có tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ chức năng đều giống nhau. NSX phục vụ chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu:
− Quản lý nhân khẩu, ruộng đất để thu tơ, thuế và binh lính.
− Giữ gìn phép nước trị an.
− Chăm lo lợi ích cơng cơng, đê điều, đường xá,…
Những năm trước đây, NSX còn mang nặng tính bao cấp, phần lớn NSX rơi vào tình trạng yếu kém, trơng chờ, ỷ lại cấp trên, nguồn NSX nhỏ, thu khơng ổn định, chưa có biện pháp tạo nguồn thu nên không đủ sức giải quyết các vấn đề dân sinh, kinh tế -văn hóa- xã hội trên địa phương.
Năm 1972 Hội đồng chính phủ đã ban hành điều lệ NSX. Bắt đầu từ năm 1989 công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ VI từng bước được thử nghiệm trong thực tiễn và trong quản lý ngân sách có những bước chuyển biến lớn. Năm 1992, Hiến pháp nước ta ghi nhận xã là đơn vị hành chính Nhà nước, nhưng đến năm 1996 Luật NSNN ban hành và có hiệu lực thì NSX mới chính thức trở thành một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí như một đơn vị dự toán cấp cơ sở (Trần Văn Huy, 2011).
Qua q trình lịch sử NSX ngày càng trở thành cơng cụ có tác dụng to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đặc biệt với nước ta hiện nay thì NSX là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN. NSX cùng với sự phát triển của lịch sử đã trở thành công cụ để hoạt động nhân tài vật lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự phân cấp quản lý thu, chi cho xã đã tạo điều kiện cho NSX vươn lên khai thác nguồn thu để trang trải các khoản chi tiêu tại chỗ như trường học, trạm y tế, đường liên thôn, xây cất trụ sở làm việc,…
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh có nền kinh tế khá phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao. Thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quản lý tài chính ngân sách, tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều văn bản về phân cấp và quản lý ngân sách, các văn bản về lập, chấp hành và kế tốn quyết tốn ngân sách, trong đó có Luật NSNN và các văn bản dưới luật. Do đó, cơng tác quản lý NSX ở Hải Dương nói chung và trên địa bàn huyện Gia Lộc nói riêng đã dần đi vào nề nếp, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc điều hành NSX ở địa phương Hải Dương còn nổi lên một số hạn chế chủ yếu. Nguồn thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi trên địa bàn xã, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm chậm trong khi đó nhu cầu chi tiêu đáp ứng nhiệm vụ chính trị địa phương ngày một lớn. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, kịp thời và chưa thống nhất. Tiềm năng thu NSX rất phong phú nhưng việc tổ chức khai thác còn hạn chế, đặc biệt là về đất đai, lao động, làng nghề. Đây là những khó khăn, vướng mắc và tồn tại địi hỏi phải có những nghiên cứu đánh giá và đưa ra giải pháp kịp thời.