Quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu 39. nguyễn thị thắm (Trang 28 - 29)

5 Trước đây, NSX còn được phân chia nguồn thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất Tuy nhiên, từ ngày

2.1.3 Quản lý ngân sách xã

Quản lý NSX là một hoạt động quản lý kinh tế, nó biểu hiện ở việc quản lý các vấn đề thu, chi ngân sách trong chính quyền cấp xã thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế, chính trị cao nhất (Lê Đức Hinh, 2006). Đối tượng của quản lý NSX là toàn bộ các hoạt động thu, chi NSX phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước ở xã trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Quản lý NSX bao gồm ba khâu nối tiếp nhau: (1) lập dự toán ngân sách, (2) chấp hành ngân sách và (3) quyết toán ngân sách. Lập dự tốn ngân sách là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự tốn ngân sách thực chất là lập kế hoạch các khoản thu, chi trong một năm ngân sách.

Lập dự tốn là khâu phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của NSX để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch. Đây là khâu quan trọng, là nền tảng của các khâu tiếp theo nên khi lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu như bám sát kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương, phải tính tốn đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng chế độ quy định, bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Để đạt được các yêu cầu trên cần dựa vào ba căn cứ để lập dự toán. Đầu tiên, Ban Tài chính xã căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phịng của địa phương. Sau đó, dựa vào các chính sách, chế độ thu NSNN, cơ

chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phân chia nguồn do HĐND tỉnh quy định. Ći cùng là căn cứ vào tình hình thực hiện dự tốn NSX năm hiện hành và các năm trước.

Chấp hành dự tốn NSX là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách được duyệt (Trần Quốc Vinh, 2009). Để quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách cần tiến hành quản lý thu ngân sách và chi ngân sách. Tại đây phải tổ chức quản lý sao cho các chỉ tiêu thu, chi đã ghi trong dự toán ngân sách dần dần trở thành hiện thực. Trong khi các số liệu của các chỉ tiêu trong dự toán chỉ là kế hoạch, nhưng lại bắt buộc phải thực hiện nên kết quả ra sao tùy thuộc vào chất lượng của quá trình chấp hành ngân sách mà UBND xã và các ban ngành đoàn thể có trách nhiệm tổ chức. Do đó, chấp hành NSX được coi là khâu có ý nghĩa quyết định đối với chu trình NSX.

Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách. Đây là việc tổng kết lại q trình thực hiện dự tốn ngân sách hàng năm, góp phần đánh giá lại toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách. Qua đó, Ban quản lý tài chính xã rút ra được bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo. Do vậy, khâu quyết tốn NSX cần thực hiện hai cơng việc chính. Trước hết, Ban Tài chính xã lập báo cáo quyết tốn thu, chi ngân sách hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê duyệt, đồng thời gửi phịng tài chính huyện để tổng hợp. Sau đó, quyết tốn chi NSX khơng được lớn hơn quyết toán thu NSX, số kết dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi NSX. Toàn bộ số kết dư này được chuyển vào nguồn thu năm sau.

Một phần của tài liệu 39. nguyễn thị thắm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w