III. Sản lượng lương thực BQ/ người (kg/người)
20 Luật số 48/10/QH12 của Quốc hội.
hộ nên việc thu thuế mơn bài chỉ mang tính chất kiểm kê, kiểm soát chưa tận thu được nguồn này.
Lệ phí trước bạ nhà đất là mợt khoản đóng góp của người có tài sản nhà đất phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu. Thời gian qua hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất được nhiều người dân quan tâm và chính quyền xã đã có nhiều nỗ lực trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên trong thời kỳ nghiên cứu số thu này tăng cao. Năm 2009 số thu này là 13,0 triệu đồng, đạt 92,9% kế hoạch xã lập đầu năm, đến năm 2010 đạt 84,8 triệu đồng, tăng gấp gần 7 lần so với năm 2009 và vượt 399% so với kế hoạch dự toán. Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch trong công tác dự toán, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ số lần giao dịch của người dân địa phương tại UBND xã nên khó dự đoán được chính xác khoản này; hơn nữa, khoản thu này còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường bất động sản.
Qua bảng 4.3, chúng ta thấy tiền cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn và không ổn định. Chẳng hạn, năm 2012 là năm có tiền thu cấp quyền sử dụng đất cao nhất 3,5 tỷ đờng, nhưng chỉ đạt 76,9% dự tốn xã lập và bằng 194,4% kế hoạch huyện giao, trong khi có những năm con số đạt kế hoạch là 0% như năm 2009 và năm 2013. Một trong những lý do khiến khoản thu này không đạt kế hoạch đề ra là xã lập dự toán rất cao, khó có thể đạt được kế hoạch vì phụ thuộc vào thị trường bất động sản và nhu cầu của cá nhân hộ gia đình. Việc xã lập dự toán rất cao so với kế hoạch huyện giao xuất phát từ nhu cầu chi của xã, chỉ như vậy kế hoạch chi mới được cấp trên duyệt chi. Những năm gần đây, việc khai thác nguồn thu từ đất, bán thổ cư để có kinh phí đầu tư xây dựng các cơng trình như đường giao thơng, nhà văn hóa, hội trường xã,… diễn ra phổ biến và cần thiết, xã nào huy động được nguồn thu thì sẽ đáp ứng được nhu cầu chi. Tuy nhiên, việc chuyển quyền sử dụng đất này cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm hạn chế ảnh hưởng tới nguồn NSX.
Thuế giá trị gia tăng cũng đóng góp không nhỏ vào nguồn thu NSX, tuy nhiên nguồn thu này bấp bênh, năm 2008 đạt 65,7% so với kế hoạch HĐND xã lập, năm 2010 vượt kế hoạch 47,5% nhưng sang năm 2012 con số vượt kế hoạch chỉ dừng lại 4,2%. Khoản thuế này do Chi cục thuế huyện thu và chuyển về cho NSX, chứng tỏ việc lập dự đoán đầu năm của xã chủ yếu là ước tính, dựa vào những năm trước, chưa có căn cứ cụ thể. Thực tế, từ năm 2013 khoản thu thuế giá trị gia tăng không thuộc nguồn thu của NSX và được chuyển cho ngân sách huyện.
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện kế hoạch các khoản thu phân chia theo tỷ lệ Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TH (tr.đ) TH/DT (%) TH (tr.đ) TH/DT (%) TH (tr.đ) TH/DT (%) TH (tr.đ) TH/DT (%) TH (tr.đ) TH/DT (%) TH (tr.đ) TH/DT (%)
Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ 966,2 60,4 104,9 98,0 3 076,9 118,4 3 138,1 100,1 3 667,5 77,8 160,6 8,2
Các khoản thu phân
chia tối thiểu 70% 120,5 92,9 86,2 99,0 162,2 178,3 115,1 103,6 142,5 103,3 160,6 107,8
Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp 42,2 100,0 56,9 100,0 58,9 109,1 65,7 98,1 87,6 101,9 87,8 100,9 Thuế môn bài 14,7 97,7 16,3 95,6 18,5 92,5 19,4 96,8 19,9 99,5 31,8 99,4 Lệ phí trước bạ nhà
đất 21,9 95,1 13,0 92,9 84,8 499,0 30,0 124,5 35,0 109,4 41,0 136,7
Các khoản thu phân
chia khác 845,7 57,5 18,7 1,7 2 914,7 116,3 3 023,0 100,0 3 525,0 77,1 - -
Tiền cấp quyền sử
dụng đất 830,7 57,3 - - 2 888,1 116,0 3 000,0 100,0 3 500,0 76,9 - - Thuế VAT 7,2 65,7 18,7 98,2 26,6 147,5 23 100,0 25 104,2 - -
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Thu bổ sung cân đối NS cấp trên là khoản nhận trợ cấp của cấp trên nhằm đảm bảo cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao của cấp mình. Đây là những khoản trợ cấp có điều kiện, được xác định trong một thời gian ổn định. Cơng thức để tính khoản bổ sung cân đối này là số chênh lệch giữa tổng số chi của NS cấp dưới với tổng số các khoản thu ngân sách được hưởng 100% chia cho tổng số các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm.
Thực hiện theo quy định trên, thời kỳ ổn định21 ngân sách của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015 được dùng là căn cứ để xây dựng các khoản “bổ sung ngân sách” của tồn tỉnh. Vì vậy, sớ bở sung NSX được công khai ngay từ đầu năm tạo điều kiện cho xã chủ động hơn trong chi tiêu. Đây cũng là lý do các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên ln hồn thành dự toán đầu năm 100%.
Quan sát bảng 4.4 chúng ta thấy ngoài khoản bổ sung ngân sách còn có khoản bổ sung ngân sách có mục tiêu từ cấp trên. Đây là những khoản hỗ trợ của cấp trên cho xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các hỗ trợ cho thực hiện các cơng trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển KT - XH của địa phương nhưng ngân sách cấp xã chưa bố trí đủ nguồn,… Khoản thu này tăng dần qua các năm, chẳng hạn năm 2010 khoản bổ sung có mục tiêu này là 308,9 triệu đồng đến năm 2013 con số này tăng lên đến 2542 triệu đồng. Khoản thu bổ sung mục tiêu phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên nên huyện không lập kế hoạch giao chỉ tiêu cho xã và xã cũng không thể dự đoán được con số này. Đây cũng là một trong những yếu tố bất định làm cho kế hoạch thực hiện so với dự toán của huyện giao có sự chênh lệch lớn. Điển hình như năm 2012 thực tế thực hiện bằng 225% huyện giao.