C. Hợp lý trong chi ngân sách (%)
23 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2013 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm
4.3.2 Người dân với quản lý chi ngân sách xã
Các khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu. Việc chậm nộp thuế, thất thu thuế vẫn cịn, chi tiêu lãng phí, thực hành tiết kiệm chưa cao,... nên dẫn đến việc thu ngân sách chưa đạt như mục tiêu đề ra và có ảnh hưởng đến chi ngân sách. Chẳng hạn, việc chi đầu tư phát triển còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu của xã, chủ yếu là liên quan đến đất đai.
Hình 4.2: Mối quan hệ giữa tiền cấp quyền sử dụng đất và chi đầu tư phát triển
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo ngân sách của UBND xã Hoàng Diệu)
Quan sát hình 4.2 cho thấy việc chi đầu tư cho trường học, hội trường, nhà văn hóa thơn hay đường giao thơng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất. Năm 2009 với kế hoạch chi hơn 1 tỷ cho xây dựng cơ bản, nhưng khơng có nguồn thu từ tiền đất nên việc đầu tư phát triển của địa phương phải hoãn lại, chỉ đáp ứng chi mua công cụ, tu sửa, bảo dưỡng với số tiền gần 35 triệu đồng, đạt 3,3% kế hoạch đầu năm đặt ra. Bước sang giai đoạn năm 2010 - 2012 khi nhu cầu về đất ở càng nhiều, nguồn thu tiền đất tăng lên tốc độ chi cho đầu tư phát triển cũng tăng lên đáng kể. Năm 2010 chi đầu tư phát triển vượt kế hoạch 28,4%. Điều này cho thấy, khoản thu từ đấu giá đất có tác động lớn đến nguồn NSX.
Tuy nhiên, việc người dân tiếp cận được thông tin về việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn nhiều bất cập. Chúng tôi tiến hành hỏi người dân về mức độ công bằng và minh bạch trong quá trình đấu giá đất. Kết quả khảo sát cho thấy, mối quan hệ giữa việc nắm bắt thông tin của người dân có liên quan đến việc đánh giá này.
Theo kết quả khảo sát, những người dân biết thông tin về việc chuyển quyền sử dụng đất đánh giá về việc đấu giá đất diễn ra ở mức công bằng chiếm 85,7%. Tương tự, khi hỏi người dân về mức độ minh bạch trong quá trình bán hồ sơ dự thầu và đấu giá nhận được 45,9% không biết đánh giá vì không rõ thông tin này. Số cán bộ đánh giá minh bạch chiếm cao 61,1% trong
tổng số cán bộ trả lời. Điều này chứng tỏ mức độ minh bạch chưa thực sự được nhiều người dân quan tâm, cho thấy cần có những kế hoạch cụ thể hơn để thông tin nhanh chóng, kịp thời đến với người dân, thể hiện tính dân chủ góp phần hạn chế nạn tham nhũng trong các công trình, dự án cấp cơ sở.
Bảng 4.13: Đánh giá công bằng, minh bạch trong quá trình đấu giá đất
Người dân Cán bộ
Công bằng trong đấu giá (%) n=7 n=8
Rất công bằng 14,3 50,0
Công bằng 85,7 50,0
Mức độ minh bạch trong quá trình bán hồ sơ
dự thầu và đấu giá (%) n=24 n=18
Minh bạch 20,8 61,1
Tương đối minh bạch 33,3 33,3
Không biết 45,9 5,6
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Từ những nhận xét của người dân về mức độ công bằng, minh bạch, chúng tôi hỏi ý kiến người dân về việc chuyển mục đích sử dụng đất. Những hộ biết thông tin đồng ý cao chiếm 69%, chính quyền cấp xã thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên được đa số hộ khuyến khích việc làm này. Trong khi đó, những hộ không biết hay không rõ kế hoạch đấu giá này thì số ý kiến không đồng ý chiếm tỷ lệ cao trên 40%. Với quan niệm của những hộ bám đất làm giàu thì việc chuyển đất này làm giảm diện tích canh tác của hộ, đây là những hộ không tham gia sản xuất ngành nghề giày dép da hay lao động tại các khu công nghiệp. Một bộ phận nhỏ người dân dù không biết thông tin gì về việc chuyển quyền sử dụng đất, họ vẫn đồng ý với kế hoạch này, chiếm 47,1%. Điều này chứng tỏ còn nhiều người dân không quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của mình với tài sản chung của đất nước.
Bảng 4.14: Ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng đất
Ý kiến Biết thông tin Không biết thông
tin
Không rõ/Không quan tâm
(n=42) (n=21) (n=17)
Đồng ý (%) 69,0 33,3 47,1
Phân vân (%) 23,8 23,8 11,7
Không đồng ý (%) 7,2 42,9 41,2
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Có rất nhiều cơng trình phúc lợi liên quan đến lợi ích của người dân trên địa bàn xã, đề tài hướng tới cơng trình phúc lợi gần nhất với người dân và điều tra ý kiến về trạm y tế xã trên địa bàn.
Trạm y tế xã Hoàng Diệu được NSX đầu tư xây dựng từ năm 1997, cơ bản đã đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh cho dân cư trên địa bàn, đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình tâm huyết được người dân sử dụng khám chữa bệnh thường xuyên. Tuy nhiên, từ năm 2009 ngân sách của trạm y tế xã phụ thuộc hồn tồn vào ngân sách cấp trên, khơng qua NSX. Một năm quỹ bảo hiểm y tế cấp cho trạm y tế xã 165 triệu đồng tiền thuốc, với tiền lương cho đội ngũ y bác sỹ là 21 triệu đồng/năm, nhận 15 triệu đồng bằng hiện vật thường là các thiết bị y tế. Việc trạm y tế tách biệt không nhận các khoản chi thông qua NSX đã phần nào tiết kiệm được chi tiêu của xã. Nhưng việc tách biệt này có hiệu quả và trạm y tế có thực sự được đầu tư, quản lý tốt hơn.
Bảng 4.15: Tham gia sử dụng dịch vụ y tế của người dân Hoàng Diệu
Chỉ tiêu Trạm y tế xã (%) Bệnh viện tuyến trên (%) Khác (%) Có thẻ BHYT cấp miễn phí (n=20) 40,0 10,0 50,0
BHYT gia đình tự mua (n= 24) 20,8 37,5 41,7
Khơng có thẻ BHYT (n= 36) 27,8 8,3 63,9
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Quan sát số liệu điều tra về việc sử dụng dịch vụ y tế của người dân cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng trạm y tế là nơi khám chữa bệnh ở mức trung
bình từ 20 - 40%, chủ yếu sử dụng dịch vụ y tế khác như bệnh viện tư nhân, bác sỹ tây y gần nhà, lang y địa phương,… chiếm trên 41%.
Với những hộ có thẻ BHYT cấp miễn phí tỷ lệ khám tại trạm y tế xã là 40% chủ yếu do nơi đăng ký khám đầu tiên tại trạm. Một số ít hộ khám tại bệnh viện tuyến trên chiếm 10%, nguyên nhân do trạm y tế không đủ cơ sở vật chất để khám chữa, chuyển lên tuyến trên. Trong số này tỷ lệ tự chi trả để khám dịch vụ y tế ngoài chiếm đến 50%.
Với gia đình tự mua BHYT thường yêu cầu đăng ký tại bệnh viện tuyến trên, tỷ lệ chiếm 37,5%. Tuy nhiên, 20,8% chọn khám tại trạm y tế xã do bệnh nhẹ hay y bác sỹ nhiệt tình.
Kết quả khảo sát cho thấy 63,9% số hộ khơng có thẻ bảo hiểm chọn dịch vụ y tế ngoài với lý do trạm y tế xa nhà hay cơ sở vật chất thấp hay trình độ y bác sỹ hạn chế.
Từ kết quả thu được về tham gia sử dụng dịch vụ y tế tại địa phương, chúng tôi hỏi ý kiến đánh giá của người` dân về xu hướng thay đổi của dịch vụ y tế trong những năm gần đây:
Hình 4.3: Xu hướng thay đổi dịch vụ y tế xã trong những năm gần đây
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Theo kết quả khảo sát, có đến 66% số ý kiến cho rằng dịch vụ y tế xã tốt hơn, tuy nhiên 6% cho rằng xấu đi. Qua kết quả nhận được từ ý kiến của người dân cho thấy trạm y tế xã chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân chủ yếu là cơ sở vật chất còn hạn chế, người dân không an tâm khi khám và điều trị tại trạm. Chỉ những hộ, cá nhân có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký tại trạm xã hay bệnh nhẹ mới lựa chọn dịch vụ tại trạm. Đa phần những hộ khơng có thẻ bảo hiểm y tế, nhà xa trạm xá thường chọn các dịch vụ y tế khác vừa có cơ sở vật chất tốt hơn vừa được chăm sóc dịch vụ theo mong muốn.
Khi phân bổ ngân sách cho cấp xã tổng kinh phí của ngành y tế bị xé nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu nâng cấp trang thiết bị dẫn đến tình trạng xuống cấp. Nếu bố trí tập trung theo ngành thì sẽ có một khoản lớn để thực hiện đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Vì vậy, cần có sự điều chỉnh phân cấp chi sự nghiệp y tế tuyến huyện, xã theo ngành dọc.