C. Hợp lý trong chi ngân sách (%)
23 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2013 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1 Kết luận
NSX là một bộ phận cấu thành của NSNN, là cơng cụ tài chính quan trọng đáp ứng nguồn tài lực cho chính quyền cấp xã trong quá trình thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Thơng qua cơng cụ phân tích NSX Hoàng Diệu, chính quyền cấp xã có thể kiểm sốt, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, nguồn NSX Hoàng Diệu có nhiều bất cập, biến động không ổn định chịu nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động KT – XH và chính sách của Đảng. Qua kết quả nghiên cứu đánh giá thực hiện thu, chi NSX Hoàng Diệu, tôi đưa ra một số kết luận sau:
NSX Hoàng Diệu hàm chứa nhiều yếu tố bất định khiến cho việc dự tốn ln có những sai lệch so với thực tế thực hiện. Nói cách khác, chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay khó có thể dự đoán được những thay đổi do một số biến số ngân sách mang lại. Dự toán thu NSX Hoàng Diệu cao hơn so với thực hiện, điều này cho thấy việc lập dự toán của xã chưa sát với thực tế. Nguyên nhân khiến cho việc dự đoán sai lệch phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) khả năng dự báo của bộ phận quản lý tài chính xã, công cụ để xã phân tích dự toán ngân sách và (2) những yếu tố KT - XH biến động làm ngân sách khó dự đoán. Hậu quả của việc dự toán sai lệch này là nhiều kế hoạch bị đình trệ, không thực hiện được, kéo theo đó là dây dưa nhiều năm liền.
HĐND xã đặt ra kế hoạch chi ngân sách Hoàng Diệu cao hơn rất nhiều so với nhiệm vụ huyện giao. Điều này cho thấy xã có tư duy nhiệm kỳ, lập kế hoạch cao để tránh những khoản chi phát sinh ngoài dự toán không lường trước được. Điểm đáng quan tâm ở đây là các khoản dự toán có sự chênh lệch giữa huyện và xã xuất phát từ khoản chi đầu tư phát triển là chủ yếu, như năm 2009 huyện giao cho xã 252 triệu đồng, xã dự toán 1064,6 triệu đồng cao gấp 4 lần so với huyện. Các khoản chi thường xuyên thì có sự đồng nhất quan điểm giữa huyện và xã và số phân bổ chi này dựa trên đầu dân số để chi.
Dự toán và quyết toán NSX Hoàng Diệu luôn có sự sai lệch. Tình hình bất định của quyết toán và dự toán xuất phát từ hai biến số chính. Biến số thứ nhất là những điều chỉnh trong phân bổ từ ngân sách cấp trên trong năm tài khóa cụ thể. Do vậy, muốn giảm sự sai khác trong công tác dự đoán ngân sách cần có những hiểu biết đúng về phần ngoài dự toán này. Biến số thứ hai là nguyên nhân chính của sự sai lệch bắt nguồn từ việc NSX phụ thuộc lớn vào tiền thu cấp quyền sử dụng đất. Đây là nguồn thu phụ thuộc lớn vào thị trường bất động sản nên giá đấu thầu có thể biến động lớn ngoài khả năng dự đoán của xã.
Người dân không biết hay không quan tâm đến những thông tin về thu, chi ngân sách tại địa phương chiếm 70% trong cơ cấu, trong khi sớ cán bợ địa phương là 20%. Chính vì đa số người dân khơng biết, không quan tâm dẫn đến đánh giá hiệu quả sử dụng NSX số không quan tâm chiếm tỷ lệ lớn 58,3%. Kết quả tương tự khi được hỏi mức độ tin tưởng ngân sách đã chi hợp lý, có đến 46,7% trả lời họ không rõ ngân sách đã được chi hợp lý hay chưa và 28,3% không quan tâm về hợp lý trong chi tiêu ngân sách. Điều này gây khó khăn cho việc huy động đóng góp của người dân vào nguồn NSX, ngay khi việc đóng góp này để xây dựng hàng hóa cơng cộng cần thiết cho chính họ.
Đề tài đề xuất năm giải pháp cần thực hiện cho công tác quản lý NSX Hoàng Diệu trong thời gian tới. Thứ nhất, về công tác thu NSX đề tài đề xuất hồn thiện cơ chế chính sách các khoản thu NSX; nâng cao kỹ năng khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu đặc biệt là các khoản thu liên quan đến làng nghề; đẩy mạnh các biện pháp hành chính nhằm xây dựng hệ thống quản lý thu NSX. Thứ hai, đổi mới quản lý chi thường xuyên; nâng cao quản lý chi đầu tư phát triển. Thứ ba, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơng khai tài chính xã để người dân thực sự làm chủ trong mọi khoản mục chi tiêu góp phần thực hiện tính công khai, minh bạch. Thứ tư, hoàn thiện quy trình quản lý NSX. Thứ
năm, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho chủ tịch
5.2 Kiến nghị
Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
Thứ nhất, cần nghiên cứu hồn thiện chính sách thuế. Chính sách thuế
phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập .
Thứ hai, cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội
nhập. Theo quy định hiện nay về thời biểu tài chính đối với cơng tác quyết định, phân bổ, giao dự tốn NSNN thì việc thực hiện các cơng tác này đối với cấp xã chỉ mang tính hình thức, chưa đúng thực chất.
Thứ ba, cần sớm hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách,
cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các địa phương. Chính phủ xem xét cải tiến phương thức phân chia giữa TW và địa phương đối với một số loại thuế nhằm đảm bảo tính công bằng cho địa phương có đóng góp vào nguồn thu như thuế VAT, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ tư, Chính phủ cần nâng cấp hệ thống tính toán bổ sung cân đối hiện
tại thông qua bổ sung thêm các định mức thu rõ ràng hơn, dựa vào năng lực dự báo số thu tốt hơn và ban hành các định mức minh bạch cho phân bổ ngân sách chi đầu tư.
Đối với UBND tỉnh Hải Dương
− UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kinh tế, định mức phân bổ chi thường xuyên cho cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo động lực thực hiện khốn chi hành chính.
− UBND tỉnh sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản thuế ban hành đến nay khơng cịn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thuế thuộc thẩm quyển của HĐND tỉnh để tăng
nguồn thu thuế cho NSX, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chỉ, tự chịu trách nhiệm đối với cấp xã.
Chính quyền cấp xã
− Ban Tài chính xã cần lập dự toán thu, chi NSX sát với thực tế hơn nữa, cần có bảng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến NSX và phương hướng điều chỉnh trong năm ngân sách.
− Chính quyền xã cần tổ chức, quản lý nguồn thu một cách triệt để hơn, tránh thất thoát làm giảm nguồn thu.
− Xã nên hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc làm đầu tiên là phải rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực. Không để xảy ra tình trạng không có định mức, tiêu chuẩn, chế độ lạc hậu so với thực tế.
− Phân công rành mạch, khắc phục những trùng lắp, chồng chéo trong quản lý và kiểm soát chi tại xã.
− Thực hiện tốt việc công khai thu phí, lệ phí và các thủ tục hành chính áp dụng tại xã theo quy định.
− Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi NSX theo luật, đảm bảo kế hoạch thu, chi tiết kiệm và có hiệu quả, thực hiện công khai theo quy định.
− Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các HTX, các thôn và cán bộ thanh toán ở địa phương, rà soát các khoản thu còn tồn đọng và các khoản phát sinh mới, tích cực đôn đốc thu, quản lý chặt chẽ về mặt hành chính đối với các khoản nợ đọng, không để nợ đọng kéo dài, nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách.
Người dân
− Người dân cần tích cực, chủ động tham gia, tiếp cận đến các hoạt động thu, chi NSX.
− Đóng góp ý kiến với lãnh đạo thơn, xã để nâng cao vai trị của nhiệm vụ chi NSX.