Các dạng lốt tiêu biểu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 27 - 32)

3.1.2.1. Dạng lốt con vật.

Trong số 3 nhóm dạng lốt nói trên, nhóm dạng lốt con vật chiếm số lượng nhiều hơn cả có 48/70 truyện mà chúng tôi đã khảo cứu. Đây là dạng lốt phổ biến nhất trong kiểu nhân vật người mang lốt vật. Các nhân vật ngay từ khi xuất hiện đã ẩn mình dưới hình thức các con vật khác nhau: có các con vật hoang dã

trong rừng sâu như: con khỉ, gấu, trăn, hổ… Nhân vật mang lốt con trăn trong các truyện Rể Trăn (Chăm), Cô gái lấy chồng Trăn (Xơ Đăng), Chàng Króa và

Nay ti lụi (Raglai).

Trong câu chuyện khác lại có nhân vật mang lốt con khỉ như: Chàng rể Khỉ (Ê đê), Hồng tử và cơ vợ xấu xí (Nùng).

Bên cạnh đó cũng có nhân vật mang lốt con chồn như trong truyện: Chàng

Chồn (Thái), HBia Rác lấy chồng Chồn (Gia Rai).

Lại có nhân vật mang lốt, ngay từ khi xuất hiện đã mang lốt một con gấu to lớn: Nàng Ba và chàng Gấu, hay có nhân vật lại mang lốt một con cọp hung dữ như trong truyện: Chồng xấu, chồng đẹp (Dao).

Bên cạnh những con vật hoang dã, thì lại có những nhân vật mang lốt các con vật quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động. Đó là những con vật ni trong gia đình như: nhân vật mang lốt con lợn trong truyện:

Chàng Lợn (Gia Rai). Hay có truyện lại có nhân vật mang lốt một con dê như: Con Dê Vàng (Chil - CơH), Lấy Chồng Dê (Việt).

Nhân vật mang lốt một con dế nhỏ bé như trong truyện: Chàng Chôm

(Mường), Người hóa dế (Việt).

Nhưng có truyện nhân vật xuất hiện lại mang lốt con vật sống dưới nước như con cá trong các truyện: Vợ Cá (Giáy), Công chúa thủy cung (Việt), Cơ gái

vùng hổ, có hai câu chuyện Người vợ Cá (Hmông) và Ở ác gặp ác (Hmông) mặc

dù nhân vật mang lốt đều mang lốt một con cá, nhưng lại có điểm khác biệt so với các câu chuyện khác. Nếu như đại đa số các câu chuyện người mang lốt vật chỉ có một nhân vật mang lốt, thì trong hai câu chuyện này lại có hai nhân vật mang lốt, nhưng những câu chuyện có kiểu nhân vật như này khơng nhiều.

Một con vật cũng sống dưới nước với cá đó là ốc trong truyện: Nàng tiên Ốc (Việt), Vợ chồng anh mò Ốc (Dáy) hay trong một câu chuyện khác nhân vật

lại mang lốt một con thuồng luồng: Người chị độc ác (Hmơng).

Khơng dừng lại đó, có khá nhiều truyện nhân vật lại mang lốt các con vật vừa có thể sống dưới nước, mà vừa có thể sống trên cạn, trong đó nhiều hơn cả là nhân vật mang lốt con rắn trong các truyện: Chàng Rắn (Gia Rai), Chàng Đu

Lơ (Cơ Tu), Hoàng tử Rắn (Cao Lan), Người lấy Rắn (Gia Rai), Con chó, con mèo và anh chàng nghèo (Việt), Chiếc quạt thần (Gia Rai)...

Nhân vật mang lốt con cóc như các truyện: Chàng Cóc (Ka Dong), Chàng

rể Cóc (Vân Kiều), Tướng Cóc ra trận (Pú Péo), Chàng Cóc lấy vợ tiên (Lơ Lơ), Cóc Trời (Cơ Ho), Lấy vợ Cóc (Việt), Lệnh Trừ (Tày), Người lấy Cóc (Việt).

Nhưng có câu chuyện nhân vật lại mang lốt một con ếch như: Chàng Ếch và nàng Công chúa út (Cơ Ho), Chàng Ếch làm vua (Hmông), Người lấy Ếch, Vua Ếch (Hmơng).

Bên cạnh đó, cịn có những truyện nhân vật mang lốt một con rùa. Nói đến rùa là nói đến sức dẻo dai của một lồi vật, vừa có thể sống trên cạn, vừa có thể đẫm dưới sơng nước, đi đâu cũng có nhà mang đi theo để ẩn nấp an toàn. Chẳng hạn trong truyện: Chàng Rùa (Hmông), Chàng Rùa (Thái), Chàng Rùa (Giáy).

Một con vật thiêng liêng, có phép biến hóa nhưng lại khơng có thật trong thực tại, số lượng nhân vật mang lốt con vật này rất ít chỉ có 1/48 truyện mà chúng tơi đã khảo sát, đó chính là con rồng trong truyện Vợ chồng Rồng (Pú Péo).

Bên cạnh những nhân vật ẩn mình dưới hình hài các con vật có khả năng sinh tồn cả trên cạn và dưới nước, thì cịn có nhân vật lại ẩn mình dưới hình hài một lồi chim. Chẳng hạn, nàng Chim Hoa đã mang lốt một con chim to, đẹp bay xuống trần gian tắm (Người vợ Chim- Hmông) hay trong truyện Chim Sơn Ca nhân vật lại mang lốt một con chim nhỏ bé bị thương.

Có lẽ khơng phải ngẫu nhiên mà số nhân vật mang lốt các con vật chiếm số lượng nhiều như thế. Mặc dù chúng tơi chưa đi sâu tìm hiểu được ngun do, nhưng con số trên cho thấy dạng lốt các con vật mà những nhân vật trong truyện cổ tích ẩn sâu đều rất quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người hoặc có mối liên hệ mật thiết với con người. Dường như các dân tộc khi sáng tạo nên những câu chuyện cổ tích về kiểu nhân vật người mang lốt vật đã muốn biểu đạt mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên, ước mơ về sự hòa hợp tuyệt đối này giữa con người và tự nhiên không những mang lại sự dạng, phong phú cho thế giới lốt vật xuất hiện trong kiểu truyện người mang lốt, mà còn tạo nên một sự hấp dẫn, lơi cuốn kì lạ tới người đọc.

3.1.2.2. Dạng lốt người dị hình, dị dạng.

Cùng nằm trong kiểu nhân vật người mang lốt vật, nếu như những nhân vật ở trên ngay từ khi xuất hiện đã mang lốt các con vật, thì lại có những nhân vật ngay từ khi xuất hiện lại mang các dạng lốt người dị hình, dị dạng như: gù, lịa, ghẻ lở hay có khi là những hình hài dị dạng nhỏ bé lạ thường... Thơng qua q trình khảo cứu, chúng tôi thấy rằng những nhân vật xuất hiện dưới dạng lốt này ở mức độ trung bình (12/70 truyện).

Có nhân vật ngay từ khi xuất hiện đã ẩn sâu trong vóc dáng nhỏ bé kì lại “nhỏ xíu” như cơ Tiên trong truyện Chàng mồ côi lấy vợ tiên (Cao Lan) hoặc “chỉ bằng ngón tay út” như nàng Ka Điêng trong truyện Nàng ngón út (Chàm)

trong truyện Chàng Lùn (Dao).

Khơng những thế lại có nhân vật mang lốt vừa “gù, lùn chân tây ngắn ngủn” như nhân vật Lùn trong truyện cùng tên của dân tộc Chàm.

Nhân vật Nhữ Nương (Vua Bà - Việt) xuất hiện với đặc điểm xấu xí vừa “thấp, gầy, đen, lờ đờ, ngơ ngác” hay nàng Lòa (Nàng Lòa, con ngựa mù và

chàng thong manh - Hmơng) với ngoại hình vừa “đen, xấu, gầy cịm lại bị lòa”;

cũng xuất hiện với đặc điểm vừa “khơng có mắt, chỉ có hai hố trũng đỏ lịm, khơng cử động mà chỉ thoi thóp thở” đó là nhân vật Đơ Kình trong truyện

Truyện chàng đoạt dao của ngài Bắc Đẩu (Việt). Cả ba nhân vật này đều bất thường ở chỗ vừa xấu xí lại tật nguyền. Có thể khi sáng tạo ra kiểu nhân vật mang lốt dưới vẻ ngồi dị hình, dị dạng như thế này, tác giả dân gian muốn khắc họa hình ảnh một tầng lớp người, một kiểu người khá phổ biến trong xã hội là những con người bất hạnh xấu xí, tật nguyền với một mong muốn cho cuộc đời số phận của họ qua mơ típ trút lốt, như một phần thưởng xứng đáng bù đắp cho những thiệt thòi, bất hạnh mà ngay từ khi chào đời họ đã phải gánh chịu.

Bên cạnh nhân vật mang lốt người dị hình, dị dạng như: gù, lùn, gầy đen thì lại có nhân vật mang lốt người dị hình, dị dạng do bị: ghẻ lở, thậm chí cịn gầy còm, ốm yếu hay mọc những mụn khác lại. Chẳng hạn, anh Lác (Anh Lác làm Một nhân vật thực chất là một chàng trai khỏe đẹp nhưng lại mang lốt vừa “gầy yếu, người lại ghẻ lở, nặng mùi tanh” như nhân vật Chồng tiên trong truyện Da

Rác lấy chồng tiên (Chàm); hay chàng Lút (Truyện chàng Lút - Xrê) bị mọi người kinh ghét, bởi khơng những “bị hủi”, mà người cịn “hom hem”.

Có nhân vật vừa sinh ra đã ẩn sâu trong cái lốt hình hài bên ngồi “khắp người cả mặt mũi, chân tay chi chít những mụn hạt cơm” làm mọi người kinh tởm, không ai dám đến gần như nhân vật chàng Mátk hút xen pau trong truyện

Chàng ngàn mụn cơm (Thái) hoặc hai cô gái trong truyện Hai cô gái và cục bướu (Việt) ngay từ khi xuất hiện đã mang lốt có “cục bướu mọc ở mặt, rất khó

coi”. Nhưng điểm khác biệt của những truyện đó là số lượng nhân vật mang lốt trong các truyện khơng hồn tồn giống nhau. Có câu chuyện chỉ có một nhân vật mang lốt người dị hình, dị dạng, nhưng có câu chuyện có tới hai nhân vật mang lốt như vậy, nhưng số lượng truyện xuất hiện kiểu này không nhiều.

Đây là dạng lốt dù không phổ biến bằng dạng lốt con vật trong kiểu truyện

người mang lốt. Nhưng dạng lốt này đã góp phần khơng nhỏ làm tăng thêm sự

phong phú và đa dạng cho kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nói chung và kiểu truyện người mang lốt của các dân tộc Việt Nam nói riêng. Các nhân vật dù

những dạng lốt thường gặp trong đời sống. Dường như các tác giả dân gian khi sáng tạo ra hình tượng nhân vật mang dạng lốt này khơng ngồi dụng ý mong muốn người đời có cái nhìn bình đẳng hơn đối với những số phận không may trong xã hội.

3.1.2.3. Dạng lốt vật kì dị.

Trong kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam, kiểu nhân vật

người mang lốt vật có các nhân vật tồn tại dưới nhiều dạng lốt vật khác nhau.

Nhân vật trong truyện ngoài việc mang lốt các con vật như: cóc, dê, trăn, cọp, cá… hay mang lốt người dị hình, dị dạng, thì lại có những câu chuyện có nhân vật mang dạng lốt vật kì dị như: một loại quả, cũng có khi là một cục thịt tròn. Tỉ lệ xuất hiện của dạng lốt này chiếm số lượng thấp nhất chỉ có 9/70 truyện mà chúng tôi đã khảo cứu. Các nhân vật ngay từ khi xuất hiện đã ẩn mình dưới hình hài các vật kì dị thường gặp khác nhau. Phổ biến là nhân vật mang lốt “trứng”: nàng Tiên (Truyện trứng tiên - Cao Lan), nàng Kháy (Nàng Kháy - Tày), Nàng Vỏ Trứng trong câu chuyện cùng tên của dân tộc Mường, nhân vật Giao Long (Giao Long - Việt) vừa mang lốt “một quả trứng màu trắng, to gần bằng quả trứng gà”, vừa mang lốt một “con vật thân dài, tựa như con lươn”.

Có nhân vật lại mang lốt một loại trái cây: nhân vật Bí (Vợ chồng Bí - Hmơng) ẩn mình trong lốt “một quả biết nói, biết ăn, lớn nhanh như thổi”; nhân vật Chàng Bí trong truyện Cái ná chín rãnh (Chàm) vừa mang lốt một “quả bí

đỏ”, vừa mang lốt người dị dạng “da vàng ệch, mặt mũi sần sùi”; nhân vật Sọ Dừa (Phò mã Sọ Dừa - Chàm) mang lốt “một quả dừa, biết ăn, biết nói nhưng khơng có chân tay”; nàng OBù trong truyện Cái dây lưng (Việt) mang lốt “một quả bầu trịn trùng trục”.

Có một số nhân vật mang lốt vật kì dị là một cục thịt tròn như: Sọ Dừa (Truyện Sọ Dừa - Việt) ngay từ khi sinh ra đã mang lốt “một cục kì dị trịn lơng lốc, có mắt, mũi, mồm, tai nhưng khơng có mình mẩy chân tay gì cả”.

Có thể thấy “Tác giả dân gian các dân tộc đã cho nhân vật này những

ngoại hình tồn tại, cái lốt bên ngồi (và cũng là tên gọi) tương xứng với số phận mà họ phải chịu - người bị xã hội kinh rẻ. Nhân vật có khi chỉ là cục thịt, hay cái sọ dừa; hay chỉ mang và tên gọi của một con vật thấp kém như con ốc, con sâu (truyện dân tộc Mường), như con cóc, nhái, con ếch, con rắn, con rùa… (truyện các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mèo, Ê Đê, Xê Đăng…); hoặc cũng chỉ là những con thú nhỏ như chồn, dê, nai (truyện các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái,…). Cịn khi nhân vật mang hình người thì là những người tàn tật, xấu xí hoặc đen đủi, ghẻ lở như chàng Gù, chàng Ghẻ, Nhọ Nồi (truyện các dân tộc

Chàm, Ê Đê, Ka Dong)”. [11, 225]

Về đặc điểm ngoại hình của các nhân vật mang lốt trong kiểu truyện người mang lốt vô cùng đặc biệt. Những dạng lốt mà các nhân vật ẩn mình trong đó phong phú và đa dạng, bao đủ loại các con vật quen thuộc trong thế giới tự nhiên: loài vật hoang dã trong rừng sâu, loài vật sống trên cạn, sống dưới nước hoặc loài chim bay trên trời… Có cả những nhân vật khơng mang hình dạng người hay con vật mà mang hình dạng vật kì dị: trái cây, quả trứng, cục thịt trịn. Xong cũng có những nhân vật mang lốt là người nhưng không phải là những con người bình thường mà là người dị hình, dị dạng với dáng vẻ khác nhau: gù, lịa, bé tí xúi, đen, nhiều mụn cơm… Nhưng dù nhân vật có ở dạng lốt con vật hoặc dạng lốt vật kì dị hay cả dạng lốt người dị hình, dị dạng… thì khi đi vào những câu chuyện cổ tích, được hóa thân thành người mang lốt hầu hết đều trở thành những hình tượng nhân vật đáng yêu. Cái lốt lúc này được coi là tấm áo hộ thân cần thiết nhất, để nhân vật ẩn dấu dáng vẻ thật của mình. Dưới lớp áo khốc là hình hài các dạng lốt vật ấy, những nhân vật mang lốt hiện lên với đầy đủ phẩm chất và tài năng đáng quý. Điều đó đã một phần làm thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng của dân gian khi xây dựng nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 27 - 32)