Sự trút lốt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 32 - 33)

Hầu hết các nhân vật trong kiểu truyện người mang lốt đều trút lốt vật để mang hình dạng con người, nhưng thời điểm trút lốt của mỗi nhân vật mang lốt vật diễn ra khơng giống nhau. Có nhân vật trút lốt trước khi kết hơn, có nhân vật lại trút lốt sau khi kết hơn. Số lượng nhân vật trút lốt trước khi kết hôn chiếm tỉ lệ khá cao (38/70 truyện). Số nhân vật trút lốt sau khi kết hơn có tỉ lệ ít hơn (25/70 truyện).

Có thể thấy: Hơn nhân là một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời của nhân vật mang lốt, nó có ý nghĩa của sự quyết định số phận nhân vật đổi đời hay khơng có sự đổi đời. Trút lốt vật trở thành người là sự thay đổi kì diệu về ngoại hình của kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích.

Trong tổng số 70 truyện, chúng tơi đã thống kê được có 7/70 truyện nhân vật trút lốt khơng gắn với mơ típ hơn nhân mà gắn với yếu tố khác: sự trả ơn hay làm một việc tốt giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, vẫn có nhân vật khơng trút lốt, mặc dù số lượng không nhiều (1/70 truyện). Nhưng cho thấy một thực tế: không phải tất cả mọi nhân vật đều có sự thay đổi hình dạng theo kiểu trút lốt vật để thành người. Có thể nói: nhân vật mang lốt dù trút lốt ở thời điểm nào đi nữa, đều đã thể hiện được quan niệm thẩm mĩ của người lao động: người tốt bao giờ cũng có vẻ đẹp hồn hảo, lí tưởng từ ngoại hình đến tâm hồn.

Cách thức trút lốt của các nhân vật khá đa dạng, số lượng nhân vật trút lốt ở mỗi cách thức cũng không đồng đều. Các cách thức trút lốt thường gặp chúng tôi thống kê được như sau:

- Nhân vật tự chiu ra khỏi lốt chiếm số lượng nhiều hơn cả: 39/70 truyện. - Nhân vật biến hóa kì ảo có số lượng: 21/70 truyện.

- Nhân vật trút lốt do có sự tác động của thần linh có: 6/70 truyện. - Nhân vật trút lốt do có sự tác động của yếu tố khác: 3/70 truyện.

- Nhân vật sau khi bị trượt chân ngã trút được lốt chỉ có duy nhất một nhân vật chàng Gù trong truyện Chàng Gù (Chăm).

Có thể thấy cách thức trút lốt nhân vật không giống nhau, nhưng dù trút lốt theo cách thức nào đi chăng nữa, thì các nhân vật sau khi trút lốt đều có chung một hình hài đó là những con người bình thường, đẹp đẽ, hoàn mĩ. Điều đó chính là phần thưởng kỳ diệu mà các tác giả dân gian ban tặng cho những con người bất hạnh, việc làm này phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân lao động khi xây dựng hình tượng nhân vật người mang lốt vật.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 32 - 33)