Hình thức mang lốt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 25)

Việc khảo sát 70 truyện cổ tích Việt Nam bất kỳ thuộc kiểu nhân vật người

mang lốt vật cho thấy, các nhân vật thuộc kiểu này tồn tại ở hai hình thức mang

lốt: hình thức mang lốt tạm thời và hình thức mang lốt vĩnh viễn.

Thông qua bảng thống kê, chúng tôi thấy hình thức mang lốt tạm thời chiếm số lượng nhiều nhất có 66/70 truyện. Ở hình thức mang lốt này, các nhân vật mang lốt dù mang lốt các con vật hay lốt vật kì dị, người dị hình, dị dạng nào đi chăng nữa, thì cái lốt đó chỉ là nơi ẩn dấu tạm thời tuyệt vời nhất trước khi cuộc đời, số phận nhân vật có bước chuyển lớn lao, đạt đến cái đích của sự hạnh phúc và trút lốt thành người đẹp dẽ. Ví dụ: nhân vật chàng Cóc trong truyện Chàng Cóc (Ka Dong) con cóc chỉ là cái lốt nhân vật mang tạm thời, cho đến khi giao

đấu với năm đứa con nhà trời Cóc đã trút lốt trở thành một chàng trai có sức khỏe và giành chiến thắng rồi kết hôn. Trong truyện Chàng Gù (Chăm) nhân vật Gù

mang lốt người dị hình dị dạng vừa lùn lại gù, chân tay ngắn. Nhưng đây chỉ cái lốt tạm thời, sau khi lấy vợ Gù đã trút lốt trở thành một chàng trai xinh đẹp...

Bên cạnh những nhân vật có hình thức mang lốt tạm thời thì cũng có nhân vật có hình thức mang lốt vĩnh viễn, nhưng tần số truyện xuất hiện chiếm số lượng rất thấp chỉ có 4/70 truyện. Các nhân vật có hình thức mang lốt này cũng có khi mang lốt các con vật hay lốt vật kì dị, người dị hình, dị dạng nào đó như những nhân vật có hình thức mang lốt tạm thời, nhưng điểm khác biệt của hình thức mang lốt vĩnh viễn đó chính là cái lốt mà nhân vật đang mang không phải là nơi ẩn mình tạm thời mà có khi nó đi theo suốt cuộc đời nhân vật như: trong

truyện Chàng Bụng Lợn (Thái) Bụng Lợn ngay từ khi sinh ra đã mang cái lốt bụng của một con lợn, nhưng mặc dù đến khi đạt được cái đích của sự hạnh phúc, trở nên giàu có nhưng nhân vật vẫn mang cái lốt đó suốt đời. Cũng có nhân vật có một thời gian đã trút lốt trở thành người, nhưng vì lí do nào đó lại quay trở về lốt cũ hoặc mang một lốt vật khác như nhân vật Cá Anh Vũ trong truyện Cô gái vùng hổ xuất hiện mang lốt con cá, mặc dù đã trút lốt thành một cô gái xinh đẹp, lấy anh Quang Cún làm chồng, nhưng do bị chồng ruồng bỏ nên cô đã quay trở lại lốt con cá như xưa, nhân vật vợ Cá trong truyện Vợ Cá (Giáy) cũng vậy…

Thông qua việc khảo sát 70 truyện thuộc kiểu truyện người mang lốt trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, chúng tôi thấy nhân vật dù có hình thức mang lốt tạm thời hay hình thức mang lốt vĩnh viễn, đều là thành quả, là sáng tạo nghệ thuật của các tác giả dân gian để lại. Qua những câu chuyện những nhân vật mang lốt nói trên, các tác giả dân gian muốn phản ánh một hiện thực trong xã hội, con người khi sinh ra không phải ai cũng hoàn hảo, cũng có được hạnh phúc, có hình hài như bao người bình thường, mà trong xã hội bên cạnh những con người hoàn thiện đã đạt được cái đích của sự hạnh phúc, thì cũng có những con người bất hạnh, dù đã làm việc chăm chỉ, sống rất tốt những vẫn không có được cuộc sống hạnh phúc mà mình mong đợi.

Tiểu kết: Việc khảo cứu 70 truyện cổ tích dân gian Việt Nam thuộc kiểu

truyện người mang lốt ở các phương diện trên, đã giúp chúng tôi bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản của kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kiểu

truyện về đối tượng mang lốt chủ yếu là những con người nghèo khổ, bất hạnh

trong xã hội. Bên cạnh đó chính sự đa dạng về nguyên nhân mang lốt cũng như đặc điểm về giới tính, hình thức mang lốt của nhân vật mang lốt vật đã giúp cho chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam một cách đầy đủ, triệt để hơn.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)