PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 50 - 52)

1. Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc,thì văn học dân gian chiến một vị trí khơng kém phần quan trọng. Văn học dân gian vừa là sáng tạo nghệ thuật, vừa mang nội dung, ý nghĩa và giá trị của một kho “bách khoa toàn thư” của mấy ngàn năm, bao gồm các mặt sinh hoạt, phong tục tập quán, lêc giáo, kinh nghiệm sống về vật chất và tinh thần của các dân tộc. Nó là mốc son đánh dấu sự ra đời của một loại hình nghệ thuật đặc biệt, đồng thời là bản lề mở ra một thời đại rực rỡ của văn học viết các dân tộc.

2. Truyện cổ tích là một trong những thể loại truyện dân gian đặc sắc nhất và chiếm số lượng đồ sộ nhất trong kho tàng truyện cổ tích mỗi dân tộc trên thế giới. Thể loại này ra đời từ rất sớm nhưng nó đặc biệt nở rộ trong xã hội có giai cấp. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích cũng chiếm số lượng đáng kể, giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh đời sống, ước mơ xã hội của nhân dân lao động. Một trong những sản phẩm độc đáo, có vai trị đắc dụng trong việc phản ánh lý tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động trong truyện cổ tích là kiểu nhân vật người mang lốt vật. Kiểu truyện người mang lốt là một kiểu truyện đặc biệt trong truyện cổ tích, một sáng tạo nghệ

thuật độc đáo của tác giả dân gian khi tạo dựng nên những câu chuyện cổ tích hấp dẫn và lơi cuốn. Các tác giả dân gian đã đưa vào câu chuyện của mình những nhân vật người mang lốt vật, nhằm thể hiện triết lí sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng cũng như mơ ước của mình về một xã hội tốt đẹp hơn thực tại họ đang sống, đem lại cho độc giả một niềm tin say mê và niềm tin vào cuộc sống.

3. Kiểu nhân vật người mang lốt vật là hình tượng nhân vật trung tâm của

kiểu truyện người mang lốt, một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả dân gian và chứa đựng trong đó ý nghĩa xã hội và tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Kiểu nhân vật này luôn ẩn mình trong hình hài những con vật như: cóc, ếch, rắn, trăn, chim, cá, chồn… cũng có khi ẩn mình sau hình hài một con người dị hình, dị dạng: người tí hon, người xấu xí, người gù, chột, ghẻ lở… hay có lúc lại mang lốt vật kì dị: cái bụng lợn, quả bầu, quả bí… Dù ẩn mình dưới hình hài lốt vật nào đi nữa. Các nhân vật ln có một sự thay đổi kì diệu: trút lốt vật thành người đẹp đẽ. Sự thay đổi chỉ có trong thế giới truyện cổ tích, khơng bao giờ có trong thực tại. Nhân vật mang lốt ln là những người có phẩm chất tốt đẹp, giàu lịng thương người, vơ cùng nhân hậu lại cũng rất tài giỏi, thông minh. Nhờ tài năng có thể vượt qua rất nhiều thử thách trong cuộc đời.

Kiểu nhân vật người mang lốt vật xuất hiện trong truyện cổ tích khơng phải ngẫu nhiên, nó đóng vai trị là phương tiện giúp tác giả dân gian thực hiện lí

tưởng của mình. Các nhân vật đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong thế giới cổ tích. Có nhân vật mang lốt vật là người tốt, hay giúp đỡ. Nhưng cũng có nhân vật chỉ chuyên làm điều ác. Có thể nói, hầu hết các vấn đề xã hội được nêu lên trong truyện cổ tích có sự xuất hiện của nhân vật người mang lốt vật đều

được giải quyết trong sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của nhân vật này. Trong truyện cổ tích nhân vật người mang lốt vật xuất hiện và tham gia vào việc phát triển tình tiết, đồng thời giải quyết những xung đột cơ bản góp phần làm tăng thêm tính li kì hấp dẫn của câu chuyện cổ tích.

4. Với sự hiện diện của những câu chuyện cổ tích vừa hoang đường kỳ ảo vừa gần gũi với thực tại đời sống con nguời, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo không kém phần đặc sắc của tác giả dân gian qua những kiểu truyện, những kiểu nhân vật với những mơ típ nghệ thuật phong phú, đa dạng đan xen trong các câu chuyện. Người xưa đã tạo nên cả một thế giới cổ tích diệu kỳ, làm lay động lịng người bao thế hệ. Nó tạo nên sức sống cho văn học dân gian trong tâm thức của mọi người đến muôn đời.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)