Thử thách khó khăn vượt qua

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 36)

Chúng tôi đã thống kê 70 câu chuyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật người mang lốt vật về phương diện thử thách mà nhân vật mang lốt phải vượt qua ở

từng câu chuyện cụ thể, kết quả thu được như sau: * Các dạng thử thách

Trong kiểu truyện người mang lốt, nhân vật người mang lốt vật thường

phải vượt qua nhiều thử thách khó khăn trước khi có được hạnh phúc. Sự thử thách đối với nhân vật được biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ và trong nhiều mối quan hệ của nhân vật. chúng tôi tạm thời phân loại thành các dạng thử thách cơ bản sau: - Dạng 1: Thử thách về khả năng làm việc. - Dạng 2: Thử thách về sự khéo léo. - Dạng 3: Thử thách về sức khỏe. - Dạng 4: Thử thách trong đánh trận. - Dạng 5: Thử thách về sính lễ quý hiếm.

- Dạng 6: Thử thách về sự thông minh và tài phán đoán. - Dạng 7: Thử thách về tài hóa phép.

- Dạng 8: Thử thách về tài đi săn.

Để đi đến cái đích cuối cùng là lấy được người vợ, người chồng như bao người bình thường hay đơn giản chỉ là sự trả ơn, thì nhân vật mang lốt thường phải trải qua nhiều thử thách. Những thử thách đó, có thể do những ông vua, ngọc hoàng, chúa làng, chúa đất, mơ tao, pơ toa, chẩu mường, phú ông, những con người giàu có và có thế lực trong xã hội hay cũng có khi chính là vợ hoặc chồng của nhân vật mang lốt tạo ra để thử thách tài năng của họ.

Như dạng 1: Thử thách về khả năng làm việc có thể là làm công việc nhà, việc nương rẫy trồng trọt, cũng có khi là công việc chăn nuôi tiêu biểu như nhân vật Sọ Dừa trong truyện Phò mã Sọ Dừa (Chàm) chăn được “đàn trâu ba chục vạn con” của vua một cách rất giỏi hay nhân vật Mák hút xen pau (Chàng ngàn

mụn cơm - Thái) làm việc phát nương, trồng ngô rất tốt…

Còn dạng 2: Thử thách về sự khéo léo trong dạng thử thách này chủ yếu giành cho nhân vật nữ giới: có thể là làm cỗ, may áo, dệt vải…như nhân vật nàng cóc trong truyện Lấy vợ Cóc, Người lấy Cóc (Việt) hay nàng Khỉ (Hoàng

tử và cô vợ xấu xí - Nùng) đều thể hiện sự khéo léo qua cuộc thi làm cỗ ngon,

may áo đẹp…

Dạng 3: Thử thách về sức khỏe, dạng thử thách này có thể là bê, vác được những vật rất nặng và chủ yếu giành cho nhân vật nam giới tiêu biểu như nhân vật chàng Ếch (Vua Ếch - Hmông) không những tha được cây gỗ vừa to, vừa dài, lại lấy được tảng đã lớn về xây thành; nhân vật chàng Lùn trong truyện cùng tên của dân tộc Dao gánh một gánh củi đun cả năm mà không hết…

Trong dạng 4: Thử thách trong đánh trận phải kể tới nhân vật chàng Cóc trong truyện Tướng Cóc ra trận (Pú Péo) đã nuốt than vào bụng rồi phun lửa

liên tiếp vào quân giặc, giặc chết không sót một tên; nhân vật Lệnh Trừ trong câu chuyện cùng tên của dân tộc Tày đã cưỡi ngựa nặng một vạn cân ra trận và tiêu diệt được hết quân giặc…

Hay ở dạng 5: Thử thách về sính lễ quý hiếm tiêu biểu có nhân vật chàng Rùa trong câu chuyện cùng tên của dân tộc Giáy chỉ sau một đêm đã sắm đủ rất nhiều sính lễ, vàng bạc, châu báu, của ngon vật lạ quý hiếm vua đưa ra; chàng Gù (Chàng Gù - Chăm) cũng sắm đủ rất nhiều sinh lễ vô cùng quý hiếm mà ông bố vợ đặt ra…

này phải kể đến nhân vật nàng Ốc trong truyện Vợ chồng anh mò Ốc (Dáy) đã thắng cuộc nhà vua nhờ sự thông minh hay nhân vật chàng Ếch (Chàng Ếch và

nàng Công chúa út - Hmông) đã vượt qua được âm mưu giết mình của Vua vừa

nhờ sự thông minh và tài phán đoán siêu phàm…

Ở dạng 7: Thử thách về tài hóa phép, trong thử thách này phải kể tới nhân vật chàng Cóc trong truyện cùng tên của dân tộc Ka Dong đã hóa phép dựng nhà to đẹp, lộng lẫy bên trong lại có đầy đủ vật dụng; chàng Gù (Chàng Gù - Chăm) lòng bàn tay đựng được ba vựa thóc…

Trong dạng 8: Thử thách tài đi săn, săn được nhiều con vật quý hiếm tiêu biểu như: chàng Bí (Cái ná chín rãnh - Chàm) săn được cả một đàn nai chín con và chín con voi; chàng Rùa (Chàng Rùa - Thái) săn được rất nhiều hươu cả voi rừng…

* Số lượng nhân vật vượt qua thử thách trong truyện:

Truyện có một nhân vật mang lốt vượt qua thử thách và nhân vật đó thường là nhân vật chính như: chồng Tiên (Da Rác lấy chồng tiên - Chàm), Sọ Dừa (

Phò mã Sọ Dừa - Chàm), chàng Rắn (Chàng Đu Lơ - Cơ Tu) ...

Bên cạnh đó lại có truyện có hai nhân vật mang lốt cùng vượt qua thử thách và cả hai nhân vật đó đều là nhân vật chính hoặc có một nhân vật chính và một nhân vật phụ như trong truyện Người vợ Cá (Hmông), Ở ác gặp ác (Hmông) cả hai nhân vật mang lốt đều là nhân vật chính, cùng vượt qua thử thách, nhưng trong truyện Hai cô gái và cục bướu (Việt) chỉ có một nhân vật chính là cô Tươi Tỉnh vượt qua thử thách, còn cô Cáu Kỉnh chỉ là nhân vật phụ và không vượt qua thử thách nào.

Còn có truyện xuất hiện nhiều nhân vật mang lốt cùng vượt qua thử thách (tức ba nhân vật trở nên) nhưng trong 70 truyện mà chúng tôi đã khảo cứu thì không xuất hiện dạng nhân vật này.

* Số thử thách mà các nhân vật phải vượt qua

Thông qua quá trình khảo cứu về những thử thách cơ bản mà các nhân vật mang lốt đã trải qua trong phạm vi 70 truyện thuộc kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng:

Số truyện mà nhân vật mang lốt vượt qua từ hai đến ba thử thách chiếm số lượng nhiều nhất, có 55/70 truyện mà chúng tôi đã khảo cứu. Các nhân vật mang lốt ở đây thường phải trải qua thử thách về khả năng làm việc, thử thách về sính lễ quý hiếm, cũng có khi là thử thách về tài đánh giặc, sự khéo léo, tài đi săn, tài hóa phép, sự thông minh và tài phán đoán… do những ông bố vợ hoặc ông vua

hay chính là người thân của nhân vật mang lốt đặt ra.

Chẳng hạn, thử thách về khả năng làm việc cũng có thể là làm công việc nhà hay việc nương rẫy, chăn nuôi… như: Chàng Rùa (Chàng Rùa - Giáy) bên cạnh làm việc nhà rất giỏi, còn chiếm được lòng quý mến của vua do chỉ sau một đêm đã sắm đủ rất nhiều sính lễ, vàng bạc, châu báu, của ngon vật lạ quý hiếm vua đưa ra. Trong truyện Chàng Lợn (Gia Rai) nhân vật chàng Lợn không những chăn đàn trâu hàng trăm con của Pơ toa rất giỏi, mà còn có tài đi săn, săn được rất nhiều hươu, nai, cả một đàn voi làm cho mọi người phải nể phục; Chàng Ếch đã vượt qua thử thách do vua Chàm đặt ra, chăn một đàn trâu đông như là rừng một cách xuất sắc, làm cho vua rất hài lòng, bên cạnh đó Ếch còn chiến thắng được toàn bộ âm mưu độc ác của bọn nhà giàu (Chàng Ếch và nàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công chúa út - Cơ Ho); Chàng Chôm lại cho thấy mình có khả năng phát nương, làm rẫy rất giỏi, nhờ có sức khỏe mà chàng Chôm đã giúp dân làng đào giếng, khơi thông dòng nước (Chàng Chôm - Mường). Trong truyện Chàng Đu

Lơ (Cơ Tu) chàng Rắn cũng rất chăm chỉ vừa làm việc nhà vừa làm việc nương

rẫy rất tốt giúp vợ con, lại thể hiện tài đánh trận giỏi của mình; một nhân vật cũng có khả năng phát nương làm rẫy rất giỏi, một lúc phát hết một nương cỏ rộng lớn, lại còn giúp dân làng đào giếng, khơi thông dòng nước đó chính là chàng Chôm trong câu truyện cùng tên của dân tộc Mường…

Thử thách về tài hóa phép cũng được các nhân vật mang lốt bộc lộ khá rõ bên cạnh các thử thách khác như: cũng phát nương, làm rẫy giỏi nhưng chàng Khỉ còn có tài hóa phép, mặc dù bị Mtao chém nát từng mảnh nhưng Khỉ đã tự chắp thân mình và sống lại (Chàng rể Khỉ - Ê đê); một nhân vật khác cũng phải trải qua thử thách về khả năng làm việc, nhưng lại là gặt được nhiều lúa, còn vào rừng lấy được mật ong ngon biếu bố vợ, làm cho bố vợ rất hài lòng, không dừng lại ở đó Gấu còn thể hiện sử dụng phép thuật hóa thành một tòa lâu đài đẹp lộng lẫy trong truyện Nàng Ba và chàng Gấu; trong truyện Cóc Trời (Cơ Ho) Cóc có tài hóa phép dựng nhà “cầm đao chỉ xung quanh, tức nhà mọc lên, lại thêm ba ngàn quân mổ heo ăn mừng, bên cạnh đó Cóc còn thể tài chăn trâu và khả năng đánh trận hơn người; chàng Gù (Chàng Gù - Chăm) không những kiếm củi giỏi lại còn đi chăn trâu thuê cho một tên nhà giàu và điều kì lạ có thể hóa phép để lòng bàn tay đựng được ba vựa thóc, khi bố vợ thách đố về sính lễ quý hiếm thì Gù đều vượt qua một cách dễ dàng, làm ông bố vợ rất hài lòng; chàng Cóc (Chàng Cóc lấy vợ tiện - Lô Lô) sử dụng phép thuật trong việc san phẳng và đắp cao ba quả đồi trong một buổi sáng, gieo và thu hồi ba mươi ống hạt rau dền trong giây lát, bên cạnh đó còn sử dụng phép thuật qua tiếng kêu, kêu một tiếng củi tự bò về nhà, kêu ba tiếng chữa khỏi bệnh cho Ngọc Hoàng; chàng Hoàng tử

Rắn (Hoàng tử Rắn - Cao Lan) lại thể hiện tài sử dụng phép thuật của mình trong việc tạo ra mưa thuận gió hòa giúp dân làng trồng trọt thuận lợi, nên được mọi người yêu quý.

Khả năng vượt qua thử thách về tài đi săn cũng đã được nhân vật mang lốt thể hiện như: chàng Mák hút xen pau không những chăm chỉ phát nương, trồng ngô, mà còn có tài đi săn bắt được con khỉ đầu đàn đang phá ngô, không dừng lại ở đó chàng còn đánh thắng quân xâm lược trong chốc lát (Chàng ngàn mụn

cơm - Thái).

Bên cạnh thử thách về khả năng làm việc, tài đi săn, tài hóa phép, chúng ta không thể không kể tới thử thách về sự khéo léo như: nàng Khỉ (Hoàng tử với cô

vợ xấu xí - Nùng), nàng Cóc (Lấy vợ Cóc, Người lấy Cóc - Việt) đã trải qua thử

thách của bố chồng hoặc các bạn chồng về khả năng làm việc, sự khéo léo. Ở đây các nhân vật đều phải trải qua ba cuộc thi: dọn cỗ, may quần áo và thi vợ đẹp. Họ đều vượt qua cuộc thi một cách xuất sắc, ở lần thi thứ ba, tức là thi vợ đẹp, các nhân vật mang lốt đều gây bất ngờ cho tất cả mọi người khi xuất hiện với hình hài của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần không ai sánh kịp; Con Cá (Vợ

Cá - Giáy), Cá Anh Vũ trong truyện Cô gái vùng hổ không những khéo léo

khuyên bảo chồng từ một người nghèo khổ ham chơi đã tu chí làm ăn, mà còn làm việc nhà, việc nương rẫy rất giỏi giúp chồng trở nên giàu có; cũng rất khéo léo trong dệt vải nhưng nàng Tiên Ốc (Nàng Tiên Ốc - Việt) còn lên nương gieo hạt, vào rừng đốn củi, săn thú, xuống khe bắt cá mò cua; Chàng Bụng Lợn trong truyện cùng tên của dân tộc Thái lại thể hiện sự khéo léo ở đôi tay tài nghệ, thổi sáo rất hay làm cho năn cô gái xinh đẹp con nhà giàu phải mê mệt, lại nhờ có sự thông minh tài phán đoán đã giành thắng cuộc trong cuộc cá cuộc với chủ tàu buôn lớn.

Thử thách về sự thông minh và tài phàn đoán cũng được các nhân vật vượt qua một cách xuất sắc như: Nàng Vỏ Trứng (Nàng Vỏ Trứng - Mường), nàng Kháy (Nàng Kháy - Tày) bên cạnh đều trải qua thử thách về khả năng làm việc: dọn nhà, nấu cơm rất ngon thì cũng đã trải qua thử thách về sự thông minh và tài phán đoán, nàng Vỏ Trứng đã cứu chồng thoát khỏi tên Tào Noi độc ác và nhờ cha giết tên nhà giàu độc ác này, còn nàng Kháy thì lại chỉ chồng cách cứu mình và giết chết được tên vua độc ác. Câu chuyện Truyện trứng tiên (Cao Lan) nàng Tiên đã giúp chồng nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và khi biết tin trong làng có một tên chủ buôn độc ác, bằng tài năng đánh trận cùng với sự thông minh của mình nàng đã giết được tên chủ buôn độc ác cùng đồng bọn một cách dễ dàng. Trong truyện Người lấy Ếch nàng Bạch Nga Long nhờ vào sự thông minh trong tính

toán, đã lấy toàn bộ vàng tiết kiệm của mình tậu đất và nhà giúp gia đình chồng khôi phục và phát triển thêm cơ nghiệp đã mất; nhân vật Thuồng Luồng trong truyện Người chị độc ác (Hmông) và Sọ Dừa trong Phò mã Sọ Dừa (Chàm) đều nhờ sự thông minh và tài phán đoán nên đã lường trước được nhưng âm mưu của người chị độc ác muốn giết em để cướp chồng em; nàng Chim Hoa nhờ sự thông minh tài phán đoán đã giúp chống thoát khỏi âm mưu độc ác của cha mình, lại còn làm việc nhà rất tốt (Người vợ Chim - Hmông).

Một thử thách nữa cũng được các nhân vật mang lốt vật vượt qua từ hai đến ba thách vượt qua đó chính là thử thách về sính lễ quý hiếm như: chàng Ếch (Chàng Ếch làm vua - Hmông) sắm được đầy đủ sính lễ do vua yêu cầu và nhờ sự thông minh, tài phán đoán hơn người Ếch đã dập tắt được âm mưu giết mình của vua; cũng phải vượt qua thử thách về sính lễ do vua đặt ra, nhưng chàng Rùa (Chàng Rùa - Hmông) còn cho thấy tài năng hóa phép, trong một buổi sáng dựng song một ngôi nhà to đẹp làm vừa ý vua; để lấy được con gái Anha chàng Cóc đã phải lo đủ sính lễ vàng bạc quý hiếm mà Anha yêu cầu, không những thế nhờ vào tài đánh giặc Ếch đã đánh tan lũ giặc nhắc trừ hại cho buôn làng (Chàng

rể Cóc - Vân Kiều); Chàng Dê trong truyện Lấy chồng Dê (Việt) đã hóa phép sính lễ đám cưới toàn của ngon vật lạ làm vừa ý bố vợ, bên cạnh đó còn giúp vợ thoát khỏi âm mưu độc ác của hai cô chị, đưa vợ con về nhà an toàn. Nếu như chàng Dê phải sắm đủ sính lễ theo yêu cầu của bố vợ thì chàng Rồng (Vợ chồng

chàng Rồng - Pú Péo) lại chuẩn bị quà bao gồm rất nhiều thịt, xôi, tiền cho bố

mẹ vợ và nhờ sự thông minh, tài dự đoán hơn người Rồng còn tìm và cứu vợ thoát khỏi âm mưu của tám chị vợ độc ác.

Bên cạnh các thử thách trên các nhân vật mang lốt vật cũng có khi còn phải vượt qua thử thách về sức khỏe như: chàng Ếch (Vua Ếch - Hmông) nhờ có sức khỏe phi thường mà chàng Ếch đã tha được cây gỗ vừa to, dài hay lấy một tảng đá lớn về xây thành theo yêu cầu của vua, không những thế nhờ tài đánh giặc cùng với sự thông minh, tài phán đoán siêu phàm Ếch đã nhảy qua từng thùng nước, mỗi thùng hóa thành một mặt trời sáng chói thiêu chết bọn lính của vua. Bóc bánh, bánh nở thành hoa đá rơi trúng tim vua,làm tên vua độc ác và bọn lính đi cùng đều bị chết; còn câu chuyện HBia Rác lấy chồng Chồn (Gia Rai) Chồn đã dùng sức khỏe của mình cứu HBia Rác đang bị kẹt dưới suối, dùng tài hóa phép vào rừng xin rãi con hổ, mật con gấu giúp vợ; với sức khỏe phi thường Rắn Hoa Mai đã giúp một ông cụ di chuyển tảng đá lớn chắn hết ruộng, cũng nhờ sự thông minh, tài dự đoán Rắn đã cứu vợ thoát khỏi âm mưu của cô chị tham lam muốn giết và cướp chồng em (Chàng Hoa Mai - Hmông); hay chàng Cóc (Chàng Cóc lấy vợ tiên - Lô Lô) đã san phẳng và đắp cao ba quả đồi trong

một buổi sáng, gieo và thu hồi ba mươi ống hạt rau dền trong giây lát, bên cạnh đó Cóc có tài hóa phép qua tiếng kêu, kêu một tiếng củi tự bò về nhà, kêu ba tiếng chữa khỏi bệnh cho Ngọc Hoàng; cũng có sức khỏe hơn người, nhân vật chồng Tiên đã cứu nàng Da Rác đang bị kẹt dưới khe suối, bên cạnh đó chồng Tiên còn dùng phép thuật biến ra nhiều rìu, rựa, giống lúa, giống ngô cho dân làng và biến ra một ngôi nhà to cùng rất nhiều thứ quý hiếm cho gia đình (Da

Rác lấy chồng tiên - Chàm).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 36)