Kết cục số phận của nhân vật

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 45)

3.3.2.1. Kết thúc có hậu.

Đa số các nhân vật mang lốt vật đều có sự đổi đời hạnh phúc sau khi trút lốt vật. Chúng tôi gọi là kiểu kết thúc số phận có hậu.

Trong 70 truyện đã khảo sát chúng tôi thấy, kết thúc có hậu chiếm đại đa số có 67/70 truyện. Có thể thấy kết thúc có hậu là kiểu kết thúc đặc trưng của kiểu truyện người mang lốt. Nhờ thế mà các nhân vật mang lốt vật đều có một kết thúc tốt đẹp.

Hình thức kết thúc có hậu phổ biến nhất, mang tính chất đặc trưng với kiểu nhân vật người mang lốt vật là sự trút bỏ lốt vật để mang hình dạng con người đẹp đẽ, hoàn thiện.

Hầu hết các nhân vật mang lốt sau khi vượt qua thử thách khó khăn trong cuộc đời đều được trút bỏ lốt vật. Sau khi trút bỏ lốt vật luôn được sống hạnh phúc trong hình dạng con người một con người đẹp đẽ, hoàn thiện.

Tuy nhiên sự kết thúc có hậu sau khi trút lốt của các nhân vật không hoàn toàn giống nhau, chúng tôi đã thống kê được các dạng kiểu kết thúc có hậu sau:

Có nhân vật mang lốt vật trút lốt rồi mới kết hôn, sống hạnh phúc bên người bạn đời đến suốt đời như: chàng Chồn trong truyện Chàng Chồn (Thái) sau khi vượt qua tất cả các thử thách khó khăn đã trút con chồn thành một chàng trai đẹp và lấy nàng Lả làm vợ sống hạnh phúc hay nhân vật Dê Vàng (Con Dê

Vàng- Chil-CơH) cũng sau khi vượt qua tất cả những thử thách khó khăn mới

trút lốt con dê trở thành một chàng trai khỏe mạnh và lấy cô gái đã chăm sóc mình; chàng Cóc trong truyện cùng tên của dân tộc Ka Dong cũng sau khi đánh thắng năm đứa con của trời đã trút lốt bỏ lốt cóc trở thành một chàng trai khỏe đẹp và kết hôn với hai cô con gái của Vơ Do Ria…

Có nhân vật mang lốt thì lại kết hôn rồi mới trút lốt, sau khi trút lốt còn lên ngôi hoặc thi cử đỗ đặt được ra làm quan như nhân vật Chàng Cóc trong truyện

Tướng Cóc ra trận (Pú Péo) sau khi lấy kết hôn với Công chúa đã trút bỏ lốt cóc

và được Vua truyền ngôi cho hay Ếch trong truyện Vua Ếch (Hmông) cũng sau khi lấy con gái út của Vua đã trút bỏ lốt ếch trở thành chàng thanh niên tuấn tú, khỏe mạnh và được Vua truyền ngôi cho; Sọ Dừa (Truyện Sọ Dừa - Việt) thì lại sau khi kết hôn đã đi thi và đỗ đạt ra làm quan…

Cũng có nhân vật mang lốt sau khi kết hôn mới trút lốt, sống hạnh phúc, giàu có bên cạnh người bạn đời đến suốt đời: chàng Mák hút xen pau (Chàng

ngàn mụn cơm - Thái) sau khi kết hôn cũng mới trút bỏ cái lốt người dị hình và

sống hạnh phúc, giàu sang phú quý bên vợ con; Con Dê Vàng trong câu chuyện cùng tên của dân tộc Chil- CơH sau khi kết hôn với cô gái đã cứu và chăm sóc mình thì đã trút bỏ lốt dê và được tôn lên làm đầu buôn giàu có hay nhân vật chồng Tiên (Da Rác lấy chồng Tiên - Chàm) cũng sau khi kết hôn mới trút bỏ lốt người dị dạng và còn sử dụng phép thuật hóa ra ngôi nhà to cùng nhiều thứ quý hiếm trở nên giàu có nhất vùng…

Lại có nhân vật mang lốt mà việc trút lốt của họ không gắn với hôn nhân mà gắn với việc trả ơn hay làm việc tốt như nhân vật con trai Long Vương trong truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo (Việt) hay chàng trai con Vua

Thủy Tề (Chiếc quạt thần - Gia Rai) thì việc trút lốt của họ lại gắn với việc trả ơn; nhân vật con trai của Tổng Đại Mao (Người hóa dế - Việt) thì việc mang lốt và trút lốt lại gắn với việc giúp cha làm việc tốt…

Nhân vật mang lốt bao giờ cũng trút lốt, đã thể hiện quan niệm của người lao động: người tốt bao giờ cũng có vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng từ hình thức đến tâm hồn. Việc sáng tạo nên các hình tượng nhân vật mang lốt này, chắc hẳn tác giả dân gian xưa muốn cho chúng ta thấy, số phận của hàng loạt con người vốn bị xã hội hắt hỉu, sống cô đơn, nghèo khổ. Song với cách nhìn nhân đạo, nhân dân đã cho họ đổi đời, đã bộc lộ ở họ những đức tính quý báu cũng như những tài năng vô hạn. Rồi cũng chính bằng tấm lòng nhân đạo, nhân dân đã đưa đến một kết thúc tốt đẹp cho cuộc đời nhân vật: vĩnh viễn sống sung sướng, hạnh phúc, vợ chồng sum họp. Chất lạc quan tràn đầy trong các câu chuyện.

Như vậy có thể thấy rằng, hầu hết các câu chuyện đều có kết cấu bằng mô típ nhân vật mang lốt trút lốt kết hôn, lên ngôi hoặc giàu có, sống hạnh phúc, cuộc sống xung quanh cũng thay đổi, tươi sáng. Mô típ này là hình thức khái quát hóa cao nhất lí tưởng của nhân dân, về đời sống tinh thần và vật chất. Để xứng đáng với đạo đức, tài năng và những khó khăn mà nhân vật đã trải qua, phần thưởng cuối cùng phải thật lớn lao. Nó phải là những gì mà nhân dân hướng mơ ước tới. Những cái mà người lao động không thể có trong xã hội cũ, cuối cùng đều được trao cho nhân vật. Ở nhân mang lốt, nhân dân đã thoát khỏi sự nghèo nàn, tối tăm của cuộc sống hằng ngày để vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, ấm no, một xã hội công bằng. Đây là sự thanh lọc và đồng thời cũng là sự hồi tưởng cái tiêu chuẩn lí tưởng mà con người mơ ước chưa đủ, nó còn phải đấu tranh để vươn tới nữa, như nhân vật truyện cổ tích vẫn làm.

Chính với phần thưởng cuối cùng này đã làm cho nhân vật người mang lốt

vật càng trở nên hoàn hảo, ước mơ công lí dân gian cũng được hoàn thiện hơn,

nhưng việc tác giả dân gian để cho nhân vật người mang lốt vật trở thành Vua, quan cũng phản ánh bế tắc về nhận thức và lí tưởng thực tại của nhân dân. Mà trong xã hội cũ, hoàn cảnh sống và khả năng không cho phép nhân dân được thực hiện công lí của mình. Nhân dân chỉ còn cách để nhân vật từ bỏ địa vị thấp hèn của mình khi mang lốt vật để bước vào đẳng cấp cao hơn (trở thành nhân vật đế vương hay ra làm quan, cũng có khi là người giàu có “chắc hẳn tác giả

dân gian xưa muốn đưa đến cho ta thấy số phận của một người hẳn vốn bị xã hội xưa hắt hủi, sống cô đơn. Song với cách nhìn nhân đạo, nhân dân đã cho họ đổi đời, đã bộc ở họ những đức tính quya báu cũng như những tài năng vô hạn. Rồi, cũng bằng tấm lòng nhân đạo, nhân dân đã đưa đến một kết thúc tốt đẹp cho cuộc đời nhân vật: vĩnh viễn sống sung sướng, hạnh phúc, vợ chồng xum họp” [11, 224] . Tuy nhiên sự thay đổi vị ấy của nhân vật người mang lốt vật chỉ

có thể xẩy ra trong thế giới truyện cổ tích mà thôi.

Chính cái kết thúc có hậu này đã phản ánh ước mơ về sự công bằng xã hội thể hiện tính chất dân chủ của thể loại truyện cổ tích, bên cạnh đó nó còn góp phần càng tăng thêm sự tươi sáng cho giấc mơ về công lí và hạnh phúc của nhân dân gửi gắm trong truyện cổ tích càng trở nên hoàn mĩ hơn.

Chính là vì bên cạnh phần thưởng cao quý nhất dành cho nhân dân, lí tưởng bao giời cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù với triết lí nhân sinh “ở hiền thì gặp lành” hay “ác giả ác báo” được các tác giả dân gian sử dụng một cách rất nhuần nhuyễn trong kiểu truyện này. “Ý nghĩa nhân đạo sâu xa của những đòn trừng phạt không chỉ là một sự trả thù. Còn cao hơn thế nữa, ý nghĩa của nó chính là sự tiêu diệt triệt để mầm mống gây ra tội ác” [11, 217], để cho

xã hội không có tội ác, sự bất công, mà thay vào đó là một xã hội công bằng, con người được sống hạnh phúc đầm ấm, trong sự yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

3.3.2.2. Kết thúc bi kịch

Bên cạnh kiểu nhân vật người mang lốt vật trong các câu chuyện cổ tích

Việt Nam kết thúc có hậu thì cũng có nhân vật mang lốt lại có kết thúc không được như mong đợi, tức là kết thúc không có hậu hay còn gọi là kết thúc bi kịch. Kiểu kết thúc bi kịch chiếm số lượng không nhiều trong 70 truyện chúng tôi đa khảo sát chỉ có 3/70 truyện xuất hiện kiểu kết thúc này. Những nhân vật mang lốt vật có kết thúc không có hậu cũng có tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Nhưng lại có số phận bất hạnh, dù đã làm việc rấy chăm chỉ, sống

rất tốt, hi sinh tất cả vì chồng, con nhưng lại bị chồng phản bội, đối sử tệ bạc và mãi mãi trở về kiếp sống con vật, không bao giờ trở về kiếp sống của loài người nữa. Thí dụ như: nhân vật Cá Anh Vũ trong truyện Cô gái vùng hổ mặc dù đã

trút lốt con cá trở thành người, là người có tài, thông minh lại hết sức yêu chồng, nhưng lại bị chồng phản bội đuổi đi nên đã quay về sống kiếp con cá như xưa. Hay truyện Vợ Cá (Giáy) có nhân vật vợ Cá cũng có số phận như vậy. Nhân vật Giao Long trong truyện Giao Long (Việt) mặc dù đã trút lốt trở thành chàng trai đẹp làm việc giúp một bà lão góa nhưng không may trong một lần đánh trận bị chết… Qua những câu chuyện có kết thúc không có hậu như này, đã phản ánh một bước phát triển của kiểu truyện người mang lốt, cho ta thấy rõ hơn số phận của nhân vật tài năng nhưng nhỏ bé trong xã hội cũ. Tác giả dân gian rất muốn cho họ có được hạnh phúc, song cũng lại thấy rằng trong những hoàn cảnh nhất định thì nhân vật chỉ là những con người bất hạnh, chịu một số phận bi thảm, họ không có tiếng nói, không có địa vị trong xã hội.

Bên cạnh đó còn phản ánh lý tưởng xã hội về một xã hội công bằng, tiêu diệt hoặc phải trừng trị những mầm mống gây ra tội ác. Bởi vậy những kẻ về bản chất nhân hiểm, xấu xa, bội bạc như: nhân vật Quang Cún (Cô gái vùng hổ) hay anh mồ côi trong truyện Vợ Cá (Giáy) đều do bội bạc và ruồng bỏ vợ người đã giúp mình trở nên giàu có, nên đã bị trừng phạt quay về sống kiếp nghèo khổ, cô đơn đến suốt đời. Đây là sự trừng phạt tương xứng với thủ đoạn, tội ác và sự phản bội mà nhân vật đã gây ra cho nhân vật mang lốt. Với đòn trừng phạt cuối cùng, truyện cổ tích người mang lốt vật trong khúc ca chiến thắng khải hoàn, khúc ca chiến thắng của công lí, đạo đức, phẩm chất, tài năng. Và sau kết thúc ấy, xã hội trong tưởng tượng của con người sẽ không còn tội ác, bất công mà thay vào đó là một xã hội thanh bình, hạnh phúc yên vui. Đây cũng chính là kiểu kết thúc chúng ta thường gặp trong các kiểu nhân vật khác như: kiểu nhân vật “mồ côi”, kiểu nhân vật “dũng sĩ”, kiểu nhân vật “đế vương”, nhưng mỗi kiểu nhân vật lại có những cách kết thúc độc đáo riêng không hoàn toàn giống nhau. Nhưng điểm chung là dù ở kiểu nhân vật nào đi chăng nữa thì các tác giả dân gian luôn muốn phản ánh triết lí nhân sinh “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” “ có thưởng có phạt” và lý tưởng xã hội về sự công bằng mà thực tại không có.

Tiểu kết: Kiểu nhân vật người mang lốt vật là một kiểu “nhân vật đặc biệt”

được các tác giả dân gian xây dựng, mang những đặc điểm riêng có những nét tính cách rất giống đời thường nhưng lại có nhưng nét riêng mà chỉ trong thế giới cổ tích mới có. Việc xây dựng nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích đã góp phần làm đậm hơn sắc màu cổ tích trong mỗi câu chuyện. Mỗi nhân vật đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhờ đó mà mọi xung đột trong truyện đều

được giải quyết, đồng thời tình tiết truyện được diễn ra theo đúng ý muốn của các tác giả dân gian. Tính thẩm mĩ, sức hấp dẫn của truyện cổ tích có được chính là nhờ lực lượng thần kì này. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng không phải trong tất cả các câu chuyện cổ tích đều có sự tham gia của các nhân vật mang lốt. Họ xuất hiện chủ yếu trong truyện cổ tích thần kì để giúp các tác giả dân gian gửi gắm ước mơ cao đẹp mà ở đó con người được bình đẳng, hạnh phúc, ấm no ngay trên chính thế giới của mình. Có thể thấy kết thúc có hậu là một kiểu kết thúc đặc trưng nổi bật trong kiểu nhân vật người mang lốt vật thuộc kiểu truyện người mang lốt trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, “nhân vật mang lốt bao giờ cũng trút lốt, đã thể hiện quan niêm của người lao động: người tốt bao giờ cũng có vẻ đẹp hoàn hảo, lý tưởng từ hình thức đến ngoại hình” [9, 86]. Điều này còn chứng tỏ một cách sâu sắc sâu sắc triết lý sống “ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Đồng thời, nó cũng phản ánh tính chất lý tưởng hóa về số phận cũng như phản ánh khát vọng vươn tới những gì tốt đẹp nhất, hoàn thiện nhất trong cuộc sống của nhân dân lao động. Còn kiểu kết thúc bi kịch mặc dù là kiểu kết thúc không phổ biến trong kiểu nhân vật này nhưng nó lại góp phần không nhỏ vào việc phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội lúc bấy giờ cũng như phản ánh lý tưởng công bằng xã hội mà nhân dân luôn muốn vươn tới. Dù trong kiểu truyện này có kết thúc có hậu hay kết thúc bi kịch đi chăng nữa thì đều thể hiện được tư tưởng nhân văn, triết lý sống và đạo lý làm người của nhân dân lao động được các tác giả dân gian thể hiện qua những câu chuyện trong kiểu nhân vật người mang lốt vật của truyện cổ tích Việt Nam.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)