Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 62 - 69)

3. Hướng phát triển nội dung đề tài

1.1. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng

1.1.3. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồng

Trong nhiều thập kỷ, giới luật học đã có sự hồi nghi về các trường hợp mà luật pháp loại trừ áp dụng trách nhiệm pháp lý khi các bên đã có một số cuộc đàm phán, nhưng khơng đạt được thỏa thuận về một hợp đồng ràng buộc và một trong các bên từ chối tiếp tục cuộc đàm phán đó. Sự nhầm lẫn này một phần là do các học giả chưa nhận thấy hết vai trò, tầm quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng. Họ thấy rằng khơng có trách nhiệm đi kèm cho các bên trong các cuộc đàm phán sơ bộ. Nhưng thực tế, tòa án các nước trên thế giới vẫn tiếp nhận được các vụ việc liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng. Họ đặt ra câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của các bên do vi phạm các thỏa thuận sơ bộ này.

Các kết quả trong các trường hợp như vậy đã chưa được nhận thức đầy đủ bởi các học giả pháp lý và luật sư. Điều này một phần là do các học thuyết pháp lý trong các trường hợp thỏa thuận sơ bộ cũng được sử dụng để hỗ trợ cho các khiếu nại không liên quan đến trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên là xác định rõ các quy tắc pháp lý liên quan đến kiểm soát trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng. Một hợp đồng được hình thành khi các bên đã đồng ý về tất cả các điều khoản quan trọng và nhận xác nhận thỏa thuận của họ. Nếu các bên chưa đạt được hợp đồng ràng buộc hoàn chỉnh, các cuộc đàm phán của họ sẽ thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Các bên đã tham gia vào các cuộc đàm phán sơ bộ và họ không đồng ý thỏa thuận ký kết hợp đồng, giữa họ chỉ thảo luận về một thỏa thuận ban đầu. Trong trường hợp này, một bên nhận ra mình khơng có nhu cầu tiếp tục giao kết hợp đồng do khơng đạt được lợi ích như mong muốn. (2) Các bên đã đồng ý về tất cả các điều khoản quan trọng và có ý định ghi nhớ thỏa thuận này trong một tài liệu chính thức. Trong khoảng thời gian giữa thỏa thuận và ý tưởng, người hứa đã có một sự thay đổi của cảm xúc. Các tòa án coi loại thỏa thuận này là một hợp đồng ràng buộc hoàn toàn, khi các bằng chứng ủng hộ cho thấy rằng các bên khơng có ý định chính thức hóa thỏa thuận của họ. Như thường lệ với các hợp đồng ràng buộc, tòa án sẽ bảo vệ quyền lợi kỳ vọng của người được hứa hẹn. (3) Các bên đã thực hiện một thỏa thuận sơ bộ như được định nghĩa ở trên; nghĩa là, họ đã đồng ý về một số điều khoản nhất định nhưng bỏ ngỏ các điều khoản khác, do đó, suy luận tốt nhất từ các cuộc đàm phán của họ là họ đã thực hiện một cam kết sơ bộ ràng buộc để theo đuổi một giao dịch có lợi nhuận tức là giao kết hợp đồng trong tương lai. Ở đây, quy tắc pháp lý mới đòi hỏi các bên tham gia các thỏa thuận sơ bộ như vậy phải thoả thuận cùng nhau với các điều khoản mở. Nếu người hứa - bên mong muốn rời bỏ thoả thuận sơ bộ - khơng đàm phán một cách thiện chí, sẽ phải chịu trách nhiệm cho các chi phí phát sinh của bên hứa hẹn. Trong lĩnh vực dân sự, giữa giai đoạn tiền hợp đồng và hợp đồng nguyên tắc có một số nét chung (đều đưa ra các thoả thuận ban đầu về việc dân sự) nhưng cũng có những khác biệt nhất định. Cụ thể, nếu giai đoạn tiền hợp đồng chỉ là bước chuẩn bị của hợp đồng bằng việc các bên gặp gỡ, cung cấp thông tin thiết yếu cho giao kết hợp đồng và chưa được ghi nhận chính thức trong văn bản có xác nhận của các bên thì hợp đồng nguyên tắc là văn bản có sự xác nhận của các bên quy định những vấn đề chung (hợp

đồng khung/biên bản ghi nhớ), có tính chất định hướng, các vấn đề chi tiết khác sẽ được các

bên thoả thuận sau.

Những lập luận trên cho thấy, ở giai đoạn tiền hợp đồng, các chủ thể tham gia được trao quyền năng tự do và chủ động trong lựa chọn các vấn đề (chỉ dừng lại ở giai đoạn tiền hợp

đồng hay tiếp tục giao kết hợp đồng). Sự tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng là cơ sở để

chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, chắc chắn nhất khi các chủ thể bước vào giao kết hợp đồng. Mặt khác, quyền tự do giúp các bên hạn chế những bất đồng, xung đột khi mọi thứ được kiến tạo cho ký kết hợp đồng là từ sự tự nguyện, không bị ép buộc của bất kỳ ai. Giai đoạn tiền hợp đồng thường chịu sự tác động của các nguyên tắc sau: nguyên tắc tự do, nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc trung thực.

* Nguyên tắc tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng

Tự do giao kết trong giai đoạn tiền hợp đồng là một nguyên tắc cơ bản chi phối các hành vi của chủ thể ở giai đoạn này – chỉ tình trạng của mọi chủ thể không bị sự ép buộc, khơng một chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí ngăn cản hay bắt buộc chủ thể khác và có cơ hội để lựa chọn, hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình khi tham gia tiền hợp đồng (thoả thuận ban đầu). Như vậy, tự do được đề cập đến như một quyền pháp lý và bao gồm các khả năng: Khả năng tự thực hiện những hành động nhất định nhằm đạt được lợi ích của mình (tự xử sự - tự làm gì cho mình); khả năng yêu cầu của chủ thể bên kia của quan hệ pháp luật dân sự phải được thực hiện những hành động nào đó để đáp ứng việc thực hiện quyền của mình hoặc yêu cầu chấm dứt những hành động cản trở việc họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự (yêu cầu người khác làm gì cho mình); khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại (u cầu nhà nước làm gì cho mình).21

Nguyên tắc tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng xuất phát từ bản chất của hợp đồng. Để có kết quả của một hợp đồng hợp pháp, tức là mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng đều phù hợp với quy định của pháp luật. Giai đoạn tiền hợp đồng rất cần đến sự tự do của các bên. Với yêu cầu đó, tự do trong giao kết hợp đồng phải được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản.

Gắn liền với cơ chế thị trường, sự tự do của con người trong các lĩnh vực dân sự ngày càng được coi trọng. Trên cơ sở đó, quyền tự do của các chủ thể trong giai đoạn tiền hợp đồng, mà quan trọng hơn cả là tự do của giai đoạn tiền hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, từng bước được ghi nhận và bảo đảm trên thực tế. Tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng được thể hiện ở những nội dung dưới đây:

Một là, quyền được tự do tham gia vào giai đoạn tiền hợp đồng

21 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.145.

Tự do giao kết trong giai đoạn tiền hợp đồng là nguyên tắc không thể thiếu vắng của giao kết hợp đồng nói chung. Theo đó, dù thiết lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực nào (dân sự, thương mại hay lao động), các chủ thể đều được tự do về mặt ý chí, khơng có chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác tham gia vào giai đoạn tiền hợp đồng. Quyền tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng trước hết các chủ thể phải được định đoạt việc có hay khơng tham gia vào giai đoạn tiền hợp đồng. Theo đó, ở ví dụ Great

Minneapolis đăng quảng cáo trên báo của thành phố Minneapolis về chào bán hàng khuyến mại, Great hoàn toàn được tự quyết định việc tham gia vào giai đoạn tiền hợp đồng. Để quảng cáo sản phẩm áo lông mới hiệu Sharp và khăn chồng lơng thỏ màu đen dành cho phụ nữ, Great đã chủ động đăng quảng cáo với mục đích thơng báo rộng rãi đến những chủ thể trong xã hội muốn sở hữu một sản phẩm ưu đãi từ phía cửa hàng của Great. Về mặt lý luận, hành vi của Great Minneapolis hoàn toàn phù hợp với khả năng tự xử sự để đáp ứng nhu cầu của bản thân trong quyền pháp lý đã nêu trên. Với yêu cầu đó, tự do trong giao kết hợp đồng phải được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản22.

Quyền tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng được thể hiện trong pháp luật hợp đồng khá nhất quán. Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 quy định việc thiết lập giai đoạn tiền hợp đồng được thực hiện theo các nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,

nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” Điều 11 Luật Thương mại 2005

quy định nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại: “1. Các bên

có quyền tự do thoả thuận khơng trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tơn trọng và bảo hộ các quyền đó. 2. Trong hoạt động thương mại, các bên hồn tồn tự nguyện, khơng bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào”. Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc thiết lập giai

đoạn tiền hợp đồng lao động: “1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 2.

Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”. Quyền tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng còn được thể hiện ở quy

định về phạm vi những chủ thể có quyền dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền có những sự khác nhau nhất định: (i) Theo BLDS 2015, chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân có năng lực pháp

luật và năng lực hành vi pháp luật dân sự, pháp nhân, (ii) Theo Luật Thương mại 2005, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; (iii) Theo BLLĐ 2019, chủ thể của hợp đồng lao động là người sử dụng lao động và người lao động.

Mặc dù trong các quy định cụ thể về chủ thể của các loại hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và chặt chẽ, song về cơ bản, pháp luật hiện hành đã ghi nhận một phạm vi rộng rãi các chủ thể tự do tham gia giai đoạn tiền hợp đồng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh có khả năng chủ động trong việc thiết lập các giao dịch nhằm phục vụ hoạt động của mình. Với quyền tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng, các chủ thể kinh doanh hồn tồn có thể chủ động quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mọi quyền tự do trong xã hội có Nhà nước đều phải đặt trong khn khổ pháp luật. Để bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội, trong đó có lợi ích của bản thân các chủ thể hợp đồng, pháp luật các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều có những giới hạn nhất định đối với các chủ thể khi thực hiện quyền tự do giao kết hợp đồng. Các quy định hạn chế đối với quyền tự do giao kết hợp đồng thể hiện ở chỗ khi thực hiện quyền này, các chủ thể hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu: không trái pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội, người giao kết có năng lực giao kết hợp đồng.

Hai là, quyền được tự do lựa chọn đối tác

Quyền tự do lựa chọn đối tác tham gia giai đoạn tiền hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các chủ thể, bởi lẽ, họ sẽ lựa chọn đối tác nào để đàm phán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: văn hóa ứng xử của đối tác, khả năng, kinh nghiệm kinh doanh của đối tác, uy tín của đối tác, các điều kiện lợi ích kinh tế phát sinh từ sự thương thảo hợp đồng… Lựa chọn đối tác trong giai đoạn tiền hợp đồng là là cơ sở để xác định đối tác tham gia hợp đồng trong tương lai. Chủ thể chỉ cần căn cứ vào các quy định pháp luật tương ứng với nội dung hợp đồng ký để thỏa thuận, tuân thủ khi ký kết và thực hiện.

Pháp luật dân sự, thương mại và lao động chỉ quy định điều kiện các chủ thể được quyền giao kết các loại hợp đồng: đối với cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, những cá nhân đáp ứng đủ điều kiện là đại diện của pháp nhân, người đại diện pháp luật của pháp nhân, thương nhân (khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại 2005), người sử dụng lao động và người lao động (Bộ luật Lao động 2019). Hệ thống pháp luật hiện hành không quy định cá nhân nào, pháp nhân nào, hay thương nhân nào, người sử dụng lao động hay người lao động nào được quyền tham gia giai đoạn tiền hợp đồng với nhau. Đây chính là sự

thể hiện tôn trọng quyền được lựa chọn đối tác thoả thuận trong giai đoạn tiền hợp đồng cho các chủ thể.

Trong thực tiễn thì quyền tự do lựa chọn đối tác tham gia giai đoạn tiền hợp đồng giữa các bên được thực hiện khá phổ biến, rộng rãi, các bên tham gia đều nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt về quyền năng này trong phạm vi có thể, thể hiện rõ nhất là (i) các bên lợi thế trong hợp đồng sẽ có sự lựa chọn đối tác yếu thế hơn để lấn át ý chí khi tham gia tiền hợp đồng với mục đích tìm lợi ích cao nhất trong q trình thực hiện hợp đồng với đối tác đó. Ví dụ như hành vi của thương nhân mua ép giá nông dân, ngư dân đối với hàng nông sản hoặc hải sản khi trúng mùa; (ii) hoặc một thương nhân xuất khẩu hàng may mặc được tự do lựa chọn một đối tác sản xuất, gia cơng hàng may mặc có uy tín về chất lượng để tham gia tiền hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.

Ba là, quyền được tự do lựa chọn nội dung trong giai đoạn tiền hợp đồng

Trước khi đi vào đàm phán thỏa thuận nội dung của hợp đồng, các bên được tự do xác định về các nội dung. Tự do lựa chọn nội dung trong giai đoạn tiền hợp đồng là yếu tố cơ bản nhất tác động đến lợi ích của các bên trong quan hệ tiền hợp đồng. Các bên hồn tồn có quyền lựa chọn đối tượng hàng hóa để mua bán hoặc dịch vụ để cung cấp, thỏa thuận giá cả, cách tính giá, phương thức thanh toán; điều kiện giao nhận hàng, vận chuyển, đóng gói bao bì và các nội dung khác trong hợp đồng trên cơ sở đảm bảo hài hịa quyền và lợi ích của hai bên. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi thực hiện quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, BLDS, Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải, BLLĐ cũng như các văn bản pháp quy hướng dẫn đều có những quy định về nội dung của hợp đồng theo hướng các chủ thể phải thỏa thuận đầy đủ các điều khoản chủ yếu để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng; thỏa thuận về nội dung hợp đồng không thể trái với các nội dung được quy định bởi pháp luật.

Quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng của các bên bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự thỏa thuận của các bên khơng xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ hay trật tự công cộng (các nguyên tắc cơ bản của pháp luật) như việc

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w