Hủy hợp đồng, chấm dứt hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 116 - 119)

3. Hướng phát triển nội dung đề tài

2.2. Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp

2.2.2. Hủy hợp đồng, chấm dứt hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng có những điểm giống nhau như sau:

 Đều được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015

 Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng

 Do một bên thực hiện

 Điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng là khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ

 Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Tuy nhiên, giữa huỷ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng cũng có nhiều điểm khác biệt:

STT Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt hợp đồng

1 Căn cứ pháp lý Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 2 Hậu quả pháp lý Huỷ bỏ hợp đồng làm hợp

đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tức là huỷ bỏ hợp đồng có giá trị hồi tố (tương tự hậu quả hợp đồng vơ hiệu). Tuy nhiên, pháp luật có loại trừ một số nghĩa vụ vẫn phải thực hiện như nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi

Vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (người sử dụng lao động cung cấp thông tin tiền hợp đồng không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 BLLĐ năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp động lao động) thì hợp đồng được chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.

phạm và giải quyết tranh chấp.

Hậu quả pháp lý Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên cịn lại thanh tốn phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện.

Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa.

Theo Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được hưởng tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường và không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại, nếu “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông

tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”. Tương tự,

điều 22 quy định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi “bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp

bảo hiểm có hành vi lừa dối giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện

hành của Việt Nam không đề cập đến khái niệm hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm cụ thể. Tuy nhiên, tiếp thu những đề xuất khá cấp thiết từ Bộ tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cùng cộng đồng doanh nghiệp thì Bộ luât Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) ghi nhận hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm như một tội danh có thể phạt tiền, thậm chí là phạt tù. Đây được coi là những hành vi gian lận bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề trục lợi bảo hiểm:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: trục lợi bảo hiểm là hành vi gian dối nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Vì “hợp đồng bảo

hiểm là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm”, như vậy, chủ thể

thực hiện hành vi này có thể là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Có thể thấy với quan điểm này thì hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm giống như định nghĩa đã được đưa ra tại thông tư 31/2004/TT – BTC. Quan điểm này cũng tương thích với khái niệm “gian

NIAC (Nationnal Association of Insuarance Commisioners – Mỹ) thì “gian lận bảo hiểm là

một hoạt động xảy ra khi một DNBH, đại lý bảo hiểm, giám định viên khách hàng bảo hiểm thực hiện những hành vi gian dối nhằm thu lợi bất hợp pháp”. Cũng theo NIAC, gian lận

bảo hiểm có thể có những trường hợp sau: (1) Các cơng ty bảo hiểm “ma” và đại lý bảo hiểm khơng trung thực có thể lừa gạt người tiêu dùng bằng cách thu phí bảo hiểm cho các đơn bảo hiểm “ma” mà với đơn bảo hiểm này họ khơng có ý định hoặc khơng có khả năng trả tiền bảo hiểm; (2) Các doanh nghiệp hợp pháp nhưng khơng có giấy phép bán bảo hiểm có thể dẫn dắt người tiêu dùng nghĩ rằng họ đang bán “bảo hiểm”; (3)Nhân viên, đại diện của các cơng ty bảo hiểm hợp pháp cũng có thể đánh lừa người tiêu dùng để thu lợi cá nhân; (4) Người tiêu dùng cũng có thể gian lận bảo hiểm. Cố tình che giấu hoặc làm sai lệch thơng tin để doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận yêu cầu bảo hiểm; (5) Người quản trị doanh nghiệp bảo hiểm cấu kết khách hàng bảo hiểm chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách lơ qua bảo hiểm trùng, phóng đại hồ sơ tổn thất hoặc phát hành hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng dù biết sự cố tổn thất đã xảy ra; (6) Nhân viên, đại lý bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm dù biết khách hàng không đủ điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm; (7) Người quản trị DNBH cấp hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng có hình thức khơng phù hợp với quy định của pháp luật, khi tranh chấp về tổn thất phát sinh, tịa tun hợp đồng vơ hiệu, doanh nghiệp chỉ phải hồn phí bảo hiểm.

- Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “trục lợi bảo hiểm” chỉ được hiểu là hành vi trục lợi tiền bồi thường bảo hiểm hoặc tiền bảo hiểm trả từ phía bên mua bảo hiểm tức là hành vi gian lận bảo hiểm từ phía khách hàng bảo hiểm.

Như vậy sự khác biệt của hai quan điểm trên ở chỗ chủ thể của hành vi trục lợi bảo hiểm, nếu quan điểm thứ hai chỉ coi đó là hành vi của khách hàng – bên mua bảo hiểm thì quan điểm thứ nhất cho rằng hành vi trục lợi bảo hiểm có thể gây ra từ hai bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm. Gian lận bảo hiểm là hành vi luôn tồn tại song hành với sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm. Trên thế giới, ở các nước ngành bảo hiểm có trình độ phát triển cao, gian lận bảo hiểm cũng luôn là vấn đề lớn, gây thiệt hại cho xã hội và doanh nghiệp bảo hiểm. Ở Việt Nam, hành vi gian lận bảo hiểm diễn biến ngày càng phức tạp và gây những thiệt hại không nhỏ cho xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp bảo hiểm. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp bảo hiểm đề cập và thảo luận tại nhiều hội nghị, hội thảo. Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của vấn đề và mong muốn tồn ngành bảo hiểm, từ góc độ cơ quan quản lý, hiệp hội bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm chung tay để từng bước hạn chế được vấn nạn này.

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là hành vi gian dối được thực hiện trong quá trình tiến hành bảo hiểm bởi các bên liên quan nhằm “rút ruột” doanh nghiệp bảo hiểm để thu lợi bất chính. Dẫn đến kinh phí doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra để đấu tranh chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và chi trả các khoản tiền bị thâm hụt do gian lận dồn lên vai cộng đồng tham gia bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khai BHTM thì ở nước đó sẽ có trục lợi bảo hiểm, phổ biến đến nỗi hàng năm trên thế giới họ đã thống kê về tình hình trục lợi cũng như trao đổi thơng tin, tổ chức các buổi hội thảo thường kỳ liên quan đến chống gian lận bảo hiểm.

Những hành vi gian lận bảo hiểm, trong một số trường hợp được hiểu là cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng và là cơ sở của huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Sự huỷ bỏ hợp đồng là một biện pháp vừa mang ý nghĩa răn đe người vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng, vừa là cơ chế bảo đảm hiệu quả quyền lợi hợp pháp của bên còn lại. Biện pháp này đã thể hiện rõ sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 116 - 119)