3. Hướng phát triển nội dung đề tài
2.1. Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng
2.1.3 Nghĩa vụ của các bên trong đề nghị giao kết hợp đồng
Nghĩa vụ tiền hợp đồng giữa các bên không chỉ ở việc cung cấp và bảo mật thơng tin mà cịn thể hiện trong đề nghị giao kết hợp đồng. Lúc này, hợp đồng chưa hình thành, nghĩa vụ tiền hợp đồng tiếp tục thực hiện để hướng đến ký kết hợp đồng. Khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 quy định: “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Thông thường, một đề
nghị phải đủ cụ thể cho phép hình thành hợp đồng khi được chấp nhận sẽ được hiểu là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng. Luật pháp các nước thường quy định một đề nghị giao kết hợp đồng phải hàm chứa tất cả các nội dung thiết yếu của hợp đồng dự định ký kết. Pháp luật không liệt kê những nội dung được coi là nội dung thiết yếu của hợp đồng, vì vậy thẩm phán sẽ căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể và căn cứ vào bản chất của từng loại hợp đồng để quyết định. Ví dụ, đối với một đề nghị giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, chỉ cần đề nghị nêu rõ đối tượng và giá cả.
Làm thế nào để xác định ý chí của người đề nghị là “mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị đó”? Thực ra, khơng nhất thiết bên đưa ra đề nghị phải tuyên bố rõ ràng rằng mình
mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị này. Thơng thường, người ta sẽ xem xét đến cách trình bày lời đề nghị, nội dung đề nghị để tìm ý định muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Đề nghị càng chi tiết, càng cụ thể thì càng có cơ hội được xem như đã thể hiện mong muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Tuy nhiên, trong trường hợp một lời đề nghị mặc dù nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết nhưng nếu người đề nghị có đưa ra một số bảo lưu thì đề nghị này chỉ được xem là lời mời đàm phán. Trên thực tế, những bản giới thiệu, thậm chí dự thảo hợp đồng gửi cho đối tác có kèm theo câu: các nội dung trong bản
chào hàng này khơng có giá trị hợp đồng hay bản chào hàng này khơng có giá trị như một đề nghị giao kết hợp đồng cho dù đã hàm chứa đầy đủ các nội dung của hợp đồng, vẫn chỉ
là lời mời đàm phán.
Về nguyên tắc, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó và chấm dứt khi hết hạn trả lời. Trong thời gian có hiệu lực của lời đề nghị cũng sẽ phát sinh nghĩa vụ các bên – chủ yếu là bên đề nghị giao kết hợp đồng. Ngồi ra, bên đề nghị có quyền ấn định thời điểm đề nghị phát sinh hiệu lực. Nếu một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì liệu người đề nghị có bị ràng buộc trách nhiệm hay khơng? Điều 388 BLDS không coi việc nêu thời hạn trả lời là điều kiện của đề nghị; vì vậy, một lời giao kết hợp đồng qn khơng nêu thời hạn trả lời vẫn có thể bị xem là một đề nghị giao kết
hợp đồng. Điều 388 nêu: “1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác
định như sau: a) Do bên đề nghị ấn định; b) Nếu bên đề nghị khơng ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thơng tin chính thức của bên được đề nghị; c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.” Pháp luật một số nước coi rằng
thời hạn trả lời trong trường hợp này là khoảng thời gian “hợp lý” và do thẩm phán quyết định, căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, đối với một đề nghị khơng nêu thời hạn trả lời thì người đề nghị có quyền rút lại đề nghị chừng nào chưa nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 386 – BLDS năm 2015, trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà khơng được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Đây là quy định về vi phạm nghĩa vụ trong đề nghị giao kết hợp đồng. Quy định này một lần nữa nhắc lại nghĩa vụ của bên đề nghị giao kết đồng thời cảnh báo về vi phạm nghĩa vụ nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Có thể thấy rõ nội dung quy định này được thể hiện trong trong sự kiện sau57: Công ty A chuyên bán buôn bán lẻ các loại
gạo nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam. Ngày 25 tháng 3 năm 2015 công ty có gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng bán 10 tấn gạo loại 1 cho công ty TNHH Thiên Hương, thời hạn trả lời là 20 ngày, 10 ngày sau khi cơng ty Thanh Hương nhận được thơng báo thì cơng ty A được đơn mua 10 tấn gạo loại 1 từ phía Cơng ty TNHH Bình An giống loại gạo mà cơng ty A dự định bán cho công ty Thiên Hương, do chưa kịp nhập hàng về nên công ty A đã lấy 10 tấn gạo dự định bán công ty Thiên Hương để bán cho Cơng ty Bình An. Căn cứ Điều 386 của BLDS năm 2015, nhận thấy, khi công ty A đã đề nghị giao kết với cơng ty Thiên Hương thì xét về ngun tắc cơng ty A phải đợi cơng ty Thiên Hương trả lời có mua hay khơng số lượng hàng đã chào bán nói trên thì mới được giao kết hợp đồng với cơng ty Bình An vì đang cịn trong thời hạn chờ cơng ty Thiên Hương trả lời. Tuy nhiên bên A đã bán lô hàng này cho Cơng ty Bình An, để xác định về trách nhiệm bồi thường của A đối với công ty
57 https://luatduonggia.vn/vi-pham-trong-thoi-han-tra-loi-loi-de-nghi-giao-ket-co-phai-boi-thuong-khong/, truy cập ngày 15/2/2021.
Thiên Hương phải chia ra hai trường hợp: Thứ nhất: trong thời hạn trả lời công ty Thiên Hương cũng đã gửi lời đề nghị giao kết tới nhiều khách hàng của mình, trong trường hợp này vì phía bên A không tuân thủ về thời hạn trả lời đề nghị giao kết đã đem bán lô hàng cho cơng ty Bình An làm cho cơng ty Thiên Hương khơng có hàng hóa để giao đúng hẹn do đó đã gây thiệt hại cho Cơng ty thì trong trường hợp này cơng ty A có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho công ty Thiên Hương. Thứ hai: trong thời hạn trả lời cơng ty Thiên Hương khơng có bất cứ lời đề nghị giao kết tới nhiều khách hàng nào và cũng khơng có bất cứ thiệt hại gì xảy ra thì phía cơng ty A khơng phải bồi thường vì chỉ phải bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật cho phép bên đề nghị thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên, họ phải có nghĩa vụ nhất định, theo Điều 389 BLDS, cụ thể:“1.Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
trong trường hợp sau đây: a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. 2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.”
Pháp luật dân sự cho phép bên đề nghị giao kết hợp đồng thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nhưng bên đề nghị phải có nghĩa vụ gửi thơng báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị cho bên được đề nghị ở thời điểm trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị. Nghĩa vụ này trong giao kết hợp đồng vừa cho phép bảo vệ quyền lợi cho bên được đề nghị đồng thời nâng cao trách nhiệm (tránh sự tuỳ tiện) của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Ngoại trừ trường hợp xảy ra các điều kiện thay đổi, rút lại như đã nêu trước trong đề nghị giao kết hợp đồng (Điểm b Khoản 1 Điều 389 Bộ luật dân sự 2015). Tình huống bên bán gửi đề nghị bán hàng cho bên mua theo địa chỉ email có sẵn, sau đó muốn thay đổi về giá cả hay phương thức giao hàng thì bên bán buộc phải gửi thơng báo chứa điều khoản thay đổi làm sao cho bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi cùng lúc hoặc trước khi nhận được lời chào bán ban đầu, vậy chỉ có thể lựa chọn phương thức điện tử nhanh nhất là telephone. Trường hợp bên được đề nghị trả lời đã nhận được lời chào bán cùng các điều kiện ràng buộc bên đề nghị trước thì thơng báo thay đổi khơng có hiệu lực, hầu hết các trường hợp thực tế bên đề nghị đều không thể gửi thơng báo thay đổi bởi chúng khơng có
hiệu lực ngay từ đầu do ý chí của bên được đề nghị thể hiện rõ là không cho phép bên đề nghị thay đổi gây bất lợi cho bên được đề nghị.58
Cuối cùng, trong giai đoạn tiền hợp đồng, nếu có sự chuyển hố về vị trí các bên trong đề nghị giao kết hợp đồng như Điều 391 BLDS nêu: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận
giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới”, bên được đề nghị trở thành bên đề nghị giao kết hợp đồng sẽ phải thực
hiện các nghĩa vụ như trên đã phân tích. Điều này hồn tồn phù hợp với bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng.