Hợp đồng vô hiệu

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 115 - 116)

3. Hướng phát triển nội dung đề tài

2.2. Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp

2.2.1. Hợp đồng vô hiệu

Trong giai đoạn tiền hợp đồng, có thể xuất hiện hai trường hợp dẫn đến hợp đồng vơ hiệu, đó là vơ hiệu do nhầm lẫn (Điều 126 BLDS) và vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép (Điều 127).59 Quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng đều có thể xuất hiện sự nhầm lẫn và lừa dối. Những nhầm lẫn và lừa dối của giai đoạn xác lập hợp đồng (tiền hợp đồng) là nguyên nhân dẫn đến hậu quả pháp lý tiền hợp đồng.

Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên khơng đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vơ hiệu, trừ trường hợp: giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn khơng vơ hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được. Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tun bố vơ hiệu. Trong nhiều trường hợp, sự nhầm lẫn có thể xảy đến do lỗi của bên đối tác. Khi một bên có lỗi làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch mà xác lập giao dịch (ví dụ: Khơng đưa ra chỉ dẫn rõ ràng bằng tiếng Việt về cơng dụng của tài sản...) thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó. Nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu tồ án tun bố giao dịch vô hiệu (Điều 126 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, lỗi ở đây chỉ có thể là lỗi vơ ý. Nếu sự nhầm lẫn do lỗi cố ý của bên đối tác thì khi đó sẽ thuộc trường hợp vơ hiệu do lừa dối.

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền u cầu Tịa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Ví dụ dùng thủ đoạn nói là vật tốt để bán với giá đắt…Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm,

59 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giao-dich-dan-su-vo-hieu-theo-quy-dinh-cua-blds-2015, truy cập

tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ bị vơ hiệu khi có u cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép và tồ án chấp nhận u cầu đó. Như vậy, những giao dịch được xác lập do các tác động này vẫn có hiệu lực nếu khơng có u cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép.

Cả hai trường hợp dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng đều xuất phát từ giai đoạn tiền hợp đồng. Nếu một trong các bên hoặc tất cả các bên đưa ra thơng tin gây nhầm lẫn hay thơng tin có tính lừa dối (từ lỗi cố ý hoặc vơ ý) thì đều dẫn tới hậu quả “vô hiệu hợp đồng”. Sự nhầm lẫn và lừa dối của giai đoạn tiền hợp đồng có nhiều hình thức thể hiện, điều cốt yếu là bên bị thiệt hại chứng minh được lỗi tạo ra sự nhầm lẫn và lừa dối.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 115 - 116)