3. Hướng phát triển nội dung đề tài
1.2. Khái quát về nghĩa vụ tiền hợp đồng
1.2.5. Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về nghĩa vụ tiền hợp đồng
Hiện nay, pháp luật hầu hết các quốc gia đều công nhận sự tồn tại của giai đoạn tiền hợp đồng trong đó bao gồm các nghĩa vụ tiền hợp đồng (nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa
vụ bảo mật thông tin…) bên cạnh sự điều chỉnh của nguyên tắc thiện chí, trung thực của
pháp luật dân sự. Nếu ở Anh khơng quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng thì Hà Lan lại là quốc gia được đánh giá có sự mở rộng về nghĩa vụ tiền hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại trong tương lai. Tại Hà Lan, thông qua một số vụ kiện điển hình liên quan đến nghĩa vụ tiền hợp đồng (vụ Plas vs Valburg năm 1983), Toà án Tối cao Hà Lan đã phát triển một học thuyết đặc biệt công nhận ba giai đoạn đàm phán hợp đồng khác nhau và có hậu quả pháp lý khác nhau đối với các bên tham gia đàm phán, trong ba giai đoạn mà học thuyết đề cập đến có giai đoạn tiền hợp đồng với nghĩa vụ pháp lý liên quan.36
* Quan điểm của nước Đức về nghĩa vụ tiền hợp đồng
Năm 2002, do cải cách luật nghĩa vụ của Đức, học thuyết Culpa in contrahendo được lồng ghép vào Bộ luật Dân sự Đức tại Điều 311. Theo pháp luật của Đức, khi tham gia vào các cuộc đàm phán tức là sẽ tạo ra mối quan hệ tin tưởng (Treuepflicht) giữa các bên, mối quan hệ này trở nên vững chắc với cường độ ngày càng tăng từ các cuộc đàm phán. Ngoài nghĩa vụ tin tưởng này dẫn đến các nghĩa vụ tơn trọng các quyền và lợi ích của bên kia, chẳng hạn như nghĩa vụ ngăn bên kia phải chịu thiệt hại phát sinh trong bối cảnh đàm phán và thông báo cho bên kia về các trường hợp có thể phát sinh thiệt hại trong quá trình đàm phán. Từ nguyên tắc Điều 242 Bộ luật Dân sự Đức quy định:“Bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ một cách thiện chí, trung thực và cần quan tâm đến những yêu cầu của tập quán”. Điều 311 quy định: “Khi các bên tham gia vào đàm phán hợp đồng tức là đã nảy sinh một cách chắc chắn nghĩa vụ của họ với bên kia thì từng bên phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia”.
Các bên tham gia đàm phán có nghĩa vụ đàm phán với tinh thần trung thực và thiện chí. Pháp luật Đức cho rằng, bước vào giai đoạn giao kết hợp đồng các bên đã hình thành mối quan hệ pháp lý đặc biệt làm phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng, bên có lỗi trong việc đàm phán (giai đoạn tiền hợp đồng) phải chịu trách nhiệm bồi thường do hợp đồng không được thực hiện hoặc buộc phải tuyên bố hợp đồng vơ hiệu. Trong trường hợp một bên có lỗi trong việc cản trở hình thành hợp đồng hoặc khi một bên giao kết không thông báo cho bên kia về những trường hợp có thể ngăn cản bên kia giao kết hợp đồng thì phải chịu trách 36 MW. Hesselink, GJP de Vries (2001), Principles of European Contract Law, Uitgeverij Kluwer BV Press,
nhiệm pháp lý tương ứng. Nghĩa vụ bảo mật bất kì thơng tin nào đã được tiết lộ trong các cuộc đàm phán, không được để bên thứ ba tiếp cận thông tin này phát sinh từ nghĩa vụ tiền hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, đặc biệt khi nghĩa vụ bảo mật thông tin xuất hiện rõ ràng, đầy đủ trong giao kết hợp đồng.
* Quan điểm của nước Pháp về nghĩa vụ tiền hợp đồng
Trước đây, pháp luật Pháp không công nhận giai đoạn tiền hợp đồng, tuy nhiên vấn đề này đã chính thức được ghi nhận sau vụ kiện Camara Nacional de Apelaces de Capital, Sala B, Litvak Adolfo v. Olivetti Argentina SA, ngày 16/9/1953. Dựa vào phán quyết của Toà án, trong vụ kiện này, nguyên đơn yêu cầu được bồi thường trong phạm vi trách nhiệm của hợp đồng, nhưng thẩm phán Toà án dân sự sơ thẩm và Toà án phúc thẩm đều quyết định áp dụng trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng. Đây là một trong những phán quyết đầu tiên cua Toà án đối với loại trách nhiệm này. Theo pháp luật của Pháp thì trong quá trình thương lượng, mỗi bên được quyền quyết định sau khi đàm phán có tiến tới việc giao kết hợp đồng hay không. Tuy nhiên, họ có nghĩa vụ phải hành động một cách thiện chí trong suốt q trình đàm phán để ký hợp đồng.
Pháp luật của Pháp phân biệt hai giai đoạn, giai đoạn hình thành hợp đồng và giai đoạn thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng vẫn trong quá trình hình thành, các bên phải thực hiện nghĩa vụ thiện chí và tự do hợp đồng. Các bên có một số nhiệm vụ, trong đó áp dụng ngun tắc thiện chí: nghĩa vụ của lịng trung thành (devoir de loyauté) và nghĩa vụ hợp tác (devoir de cooperation).37 Nghĩa vụ của lòng trung thành bao gồm hai nghĩa vụ nhỏ: nghĩa vụ kết quả và nghĩa vụ nỗ lực hợp lý để thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
Pháp luật Pháp ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của giai đoạn tiền hợp đồng. Quá trình đổi mới và hiện đại hoá các quy định pháp luật dân sự Pháp năm 2016, nguyên tắc “Culpa in contrahendo” bắt nguồn từ pháp luật Đức cũng được vận dụng và quy định tại Điều 1112 của Bộ luật Dân sự Pháp.38 Điều 1112-1 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Bên nào biết thơng tin có tầm quan trọng quyết định
đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì báo cho bên kia biết ngay khi bên kia có lý do chính đáng để khơng biết thơng tin này hoặc tin vào bên đó”. Theo quy định này,
Pháp yêu cầu các bên cung cấp thông tin cần thiết cho bên cịn lại, nếu khơng thực hiện sẽ
37 Trích từ luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Thị Nga: So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số
nước về chế định trách nhiệm tiền hợp đồng – Khoa luật – Đại học Quốc Gia năm 2021.
dẫn đến hậu quả pháp lý tương ứng.39 Bên cạnh nghĩa vụ cung cấp thơng tin, pháp luật của Pháp cịn ghi nhận nghĩa vụ tìm kiếm thơng tin trong giai đoạn tiền hợp đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp giữa các bên giao kết có sự chênh lệch lớn về khả năng thu thập và tiếp nhận thông tin. Một bên khi gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tìm kiếm thơng tin có quyền u cầu bên kia cung cấp thông tin.40
* Quan niệm về nghĩa vụ tiền hợp đồng ở Anh
Khác với pháp luật của Đức và Pháp, pháp luật hợp đồng của Anh không quy định các nghĩa vụ tiền hợp đồng trong đàm phán hợp đồng. Các cuộc đàm phán tiền hợp đồng không ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên và nhìn chung một trong hai bên có thể chấm dứt đàm phán khi họ muốn. Sự ràng buộc về tính trung thực trong hợp đồng chỉ đặt ra sau khi các bên đã thoả thuận xong những điều kiện về hợp đồng và hợp đồng được ký kết. Lý do của việc không quy định nghĩa vụ tiền hợp đồng vì Anh có quan niệm, các bên trong đàm phán vốn là đối thủ hoặc cạnh tranh nhau nên họ phải tự gánh vác các vấn đề liên quan khi đàm phán hợp đồng.
Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật Common Law nên thường gắn với các án lệ cụ thể, chi tiết. Các nghĩa vụ tiền hợp đồng nói chung khơng được ghi nhận trong pháp luật của quốc gia này mà được quy định trong từng vụ việc với các tình tiết cụ thể mà có thể áp dụng các phương thức khác nhau để xử lý. Nếu một nghĩa vụ được thiết kế để có hiệu lực thi hành hoặc có hiệu lực ràng buộc, nó phải đủ chắc chắn để hướng dẫn rõ ràng cho người có nghĩa vụ đó và để làm cho người đó biết hậu quả của việc khơng tn thủ. Nó cũng sẽ cung cấp cho các thẩm phán một chính sách kiểm tra việc tuân thủ nghĩa vụ.
Theo quy định, một cá nhân khi tham gia vào q trình giao kết khơng phải cung cấp bất cứ thơng tin gì liên quan đến đối tượng hợp đồng mà bên kia không biết. Ngoại lệ, nếu việc không khai báo các điều khoản hợp đồng sẽ dẫn đến việc một bên bị nhầm lẫn và bên kia không biết về sự nhầm lẫn này hoặc những trường hợp được pháp luật quy định buộc phải cung cấp thông tin. Tuy nhiên, từ quy định này sẽ phát sinh sự thận trọng đối với các bên trong quá trình giao kết hợp đồng.41
39 Paula Giliker (2002), Pre – Contractual liability in English and French law, Kluwer Law International
Press, p.128.
40 Florence Caterini (2004), Pre - contractual Obligations in France and the United States", LLM These and Essays, p.13.
Như vậy, gắn với đặc trưng của hệ thống pháp luật và quan niệm của từng quốc gia mà mỗi nhà nước có quy định khác nhau về nghĩa vụ tiền hợp đồng. Đáng chú ý phải nói đến quan niệm của Pháp về nghĩa vụ tiền hợp đồng, pháp luật Pháp ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của tiền hợp đồng. Điều 1112-1 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Bên nào biết thơng tin có tầm quan trọng quyết định đến việc
chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì báo cho bên kia biết ngay khi bên kia có lý do chính đáng để khơng biết thơng tin này hoặc tin vào bên đó”. Sự rõ ràng về nghĩa vụ tiền
hợp đồng của nước Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng nói chung và nghĩa vụ tiền hợp đồng nói riêng trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Một số quốc gia khác như Anh tuy không quy định thành nguyên tắc như Pháp nhưng trong các án lệ vẫn thừa nhận nghĩa vụ tương ứng nghĩa vụ tiền hợp đồng. Dù có quan niệm như thế nào về nghĩa vụ tiền hợp đồng ở các quốc gia trên thì cũng mang lại những giá trị cho Việt Nam có thể học hỏi, vận dụng.