3. Hướng phát triển nội dung đề tài
2.1. Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng
2.1.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
* Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ cung cấp thông tin
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao tiếp: một ngừời có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh...hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.47
Ở dạng chung nhất, thông tin luôn được hiểu như các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. Thơng tin là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tiền hợp đồng; các bên tham gia đàm phán hợp đồng cần thông tin để xem xét, lựa chọn lĩnh vực giao kết hợp đồng, giúp thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của các bên.48 Thông tin trợ giúp các bên hiểu rõ về nhau cũng như sản phẩm (đối tượng) các bên hướng tới đàm phán, định hướng cho họ lựa chọn phạm vi phù hợp để giao kết hợp đồng. Thơng tin là sức mạnh vì thơng tin định hướng hành vi con người.49 Nguyên tắc chi phối đến nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng thể hiện rõ nét ở khoản 3, Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”. Sự thiện chí trong cung
cấp thơng tin của giai đoạn tiền hợp đồng là điều kiện cần trong nghĩa vụ cung cấp thơng tin. Trong q trình đàm phán, thương lượng để giao kết hợp đồng, mỗi bên luôn chiếm ưu 47 Đồn Phan Tân (2001), "Về khái niệm thơng tin và các thuộc tính làm nên giá trị thơng tin", Văn hố –
Nghệ thuật, (03), tr.1.
48 Lê Trường Sơn (2015), "Nghĩa vụ bảo mật thơng tin có được trong giai đoạn tiền hợp đồng", Khoa học
pháp lý, (05), tr. 26.
49 Nguyễn Như Phát – Lê Thị Thu Thuỷ (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở
thế về một loại thông tin nhất định. Ví dụ, đóng vai trị là một bên đàm phán để ký hợp đồng mua bán dịch vụ nghỉ dưỡng giữa Công ty tổ chức sự kiện F (gọi tắt là Công ty F) và ông G với nội dung liên quan đến việc “kỳ nghỉ dưỡng của F với gói 108.305.000 VND (giảm
18%)/ 5 năm dành cho 35 đêm nghỉ của Thẻ Tím kèm theo quà tặng là kỳ nghỉ 5 đêm F chủ sở hữu không bao gồm voucher tặng tham dự sự kiện ngày hơm đó + 4 vé máy bay + Thẻ giảm 30%/các hố đơn”, trong đó Cơng ty F là bên bán sản phẩm nghỉ dưỡng và ông G là
bên mua sản phẩm. Như vậy, Công ty F là bên có ưu thế về thơng tin cụ thể liên quan đến kỳ nghỉ trên, như: thời gian nghỉ dưỡng áp dụng khi nào, có giới hạn số ngày/đêm trong mỗi lần nghỉ dưỡng hay không và các thông tin khác có liên quan. Vì thế, sự thiện chí trong cung cấp thông tin của giai đoạn tiền hợp đồng là các bên, đặc biệt là bên bán sản phẩm (nếu là hợp đồng mua bán) phải bày tỏ ý định, suy nghĩ tốt và thực lòng mong muốn được cung cấp các thơng tin về sản phẩm do bên mình nắm giữ.50 Đương nhiên, ngược lại với thiện chí trong cung cấp thông tin là sự miễn cưỡng, nảy sinh những ý định xấu và không thực sự mong muốn được cung cấp thơng tin. Nếu sự khơng thiện chí trong cung cấp thơng tin xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin và kết quả thông tin sau này. Nếu coi sự thiện chí là điều kiện cần thì trung thực được ví là điều kiện đủ trong nghĩa vụ cung cấp thông tin. Thông tin trung thực là những thông báo được gửi đi đúng với sự thật, không làm sai lệch đi so với sự vốn có của nó.51 Theo nghĩa rộng, nghĩa vụ trung thực trong cung cấp thông tin bao gồm cả việc thông báo được gửi đi đúng với sự thật và gửi đầy đủ các thông tin mà bên chiếm ưu thế có được. Trong phạm vi rộng của trung thực thơng tin hàm chứa cả tính chất của thiện chí khi cung cấp thơng tin phục vụ cho giao kết hợp đồng.
Rõ ràng với nguyên tắc trung thực, thiện chí khi cung cấp thơng tin giao kết hợp đồng được ghi nhận tại những điều đầu tiên đã chứng tỏ pháp luật dân sự đặc biệt coi trọng vấn đề này khi thực hiện ở giai đoạn tiền hợp đồng. Trong thực tế, nhiều vụ việc dân sự buộc phải chấm dứt ở giai đoạn giao kết hợp đồng do vi phạm nguyên tắc hoặc sau khi hợp đồng có hiệu lực nhưng bên bị ảnh hưởng bởi thông tin thiếu thiện chí và trung thực đã u cầu tồ án huỷ bỏ hợp đồng.
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ 50 https://lracuel.org/2018/03/08/cs-03-12-2017-trach-nhiem-trung-thuc-thien-chi-trong-giai-doan-tien-hop- dong-duoi-goc-do-luat-hoc-so-sanh-blds-2015-va-cisg/, truy cập ngày 15/4/2020
trao đổi phải bình đẳng về thơng tin với nhau; khơng ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tơn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện trong đó có bình đẳng về thơng tin. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một cơng việc hồn tồn khơng đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau. Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngồi của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ ở giai đoạn tiền hợp đồng đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó có thể bị vơ hiệu.
Bên cạnh đó, Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015 cịn ghi nhận: “Trường hợp một bên
có thơng tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thơng báo cho bên kia biết… Bên vi phạm quy định tại khoản 1, Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Điều 387 đã quy định về “thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng”. Thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng là những thơng báo
có tác động quyết định đến việc giao kết hợp đồng hay khơng. Trong ví dụ, mối quan hệ mua bán giữa Công ty tổ chức sự kiện F (gọi tắt là Công ty F) và ông G với nội dung “kỳ
nghỉ dưỡng của F với gói 108.305.000 (giảm 18%)/ 5 năm dành cho 35 đêm nghỉ của Thẻ Tím kèm theo quà tặng là kỳ nghỉ 5 đêm F chủ sở hữu không bao gồm voucher tặng tham dự sự kiện ngày hơm đó + 4 vé máy bay + Thẻ giảm 30%/các hố đơn”, thơng tin ảnh
hưởng đến ký kết hợp đồng là: trong số 35 đêm nghỉ đó, có điều kiện nào đi kèm hay không. Chẳng hạn, chỉ chấp nhận các đêm trong tuần mà không chấp nhận đêm cuối tuần, phải đặt từ hai đêm trở lên… Như vậy, đôi khi một bên trong hợp đồng chiếm ưu thế về thông tin thường đưa ra thông tin “nửa vời” (thơng tin chưa đủ) kích thích người tiêu dùng mua sản
phẩm của mình. Chỉ sau khi ký hợp đồng, các cơng ty nghỉ dưỡng mới giải thích cụ thể về các điều kiện của “35 đêm nghỉ dưỡng”.
Điển hình, trong hợp đồng mua vé máy bay, những thơng tin cần thiết thường là những quy định về việc đổi, trả vé máy bay, đặc biệt là khi mua vé giá khuyến mại; quy định về những giấy tờ cần thiết khi bay để tránh thiếu sót giấy tờ; những quy định về hành lý cũng khá quan trọng, ví dụ như người mua vé sẽ phải nộp phí nếu như mang theo hành lý ký gửi quá khổ như ván lướt sóng, hay hành lý xách tay chỉ được 7kg hay nếu bay quốc tế thì khơng được đem quá 100ml chất lỏng và phải được để trong bình kín…Đối với thơng tin hướng dẫn sử dụng tài sản, đặc biệt là những tài sản có giá trị kinh tế cao như hàng điện tử (điện thoại, máy ảnh, ti vi…) thì thơng tin hướng dẫn sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước khi giao kết hợp đồng. Để tránh phải giải thích lặp lại cho khách hàng, các hãng điện tử - điện lạnh luôn sản xuất kèm sản phẩm tài liệu hướng dẫn sử dụng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên, các công ty điện máy ln đào tạo đội ngũ bán hàng có kỹ năng giải thích thơng tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Đơi lúc cùng dịng sản phẩm nhưng cách sử dụng khác nhau làm cho người tiêu dùng cũng cân nhắc lựa chọn sản phẩm dễ sử dụng hay không.
Cuối cùng, tại Điều 404 Bộ luật Dân sự về giải thích hợp đồng: "1. Khi hợp đồng có
điều khoản khơng rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó khơng chỉ dựa vào ngơn từ của hợp đồng mà cịn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong tồn bộ q trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. 2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngơn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng. 3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngơn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. 4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với tồn bộ nội dung hợp đồng. 5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng. 6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia". Trong
cuốn Bình luận Bộ luật Dân sự 2015 của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp đề cập “trong
nội dung của giao dịch do nhiều lý do khác nhau đơi khi có những điều khoản khơng rõ ràng hoặc khơng được quy định cụ thể, có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc hiểu không đúng nội dung của giao dịch. Trong trường hợp tranh chấp thì việc bảo vệ của pháp luật cũng không thể đạt được hiệu quả như các bên mong muốn. Bởi vậy, một vấn đề đặt ra là phải
làm sáng tỏ nội dung của giao dịch dân sự và bổ sung những điểm còn thiếu khi xác lập giao dịch. Đó chính là nhiệm vụ của giải thích giao dịch dân sự”52. Về bản chất, giải thích hợp đồng là việc cung cấp thêm thông tin cho đầy đủ để hiểu thống nhất các nội dung của hợp đồng, nhưng theo Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc cung cấp thơng tin bổ sung khơng được xa rời ý chí, nguyện vọng của các bên ở giai đoạn tiền hợp đồng. Quy định trên đây của pháp luật về giải thích hợp đồng được đánh giá cao ở tính chặt chẽ và thống nhất vì đã kết nối được những giai đoạn khác nhau của quá trình giao kết hợp đồng, tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột” về thông tin.
Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 rất chú trọng nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng. Vì thơng tin có vai trị “thành hay bại” của hợp đồng dân sự, có nhiều trường hợp, chỉ thiếu một chút thông tin cần thiết đã thay đổi tồn bộ hợp đồng, có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý từ việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng. Do vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đặc biệt quan tâm đến nghĩa vụ cung cấp thông tin cũng là điều dễ hiểu. Không chỉ riêng Bộ luật Dân sự 2015 đưa nghĩa vụ cung cấp thông tin vào các điều khoản mà nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng rất chú ý đến nghĩa vụ cung cấp thông tin. Tuy nhiên, do BLDS là một Bộ luật quy định cho các đối tượng chủ thể đa dạng, bình đẳng nói chung nên vị trí bất lợi và yếu thế của người mua trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng được thể hiện rõ nét, dẫn đến các quy định trong BLDS về trách nhiệm cung cấp thông tin không bảo vệ được triệt để quyền lợi người mua.53 Khi rơi vào tình trạng bất lợi về thông tin, nhiều người mua tài sản thường chấp nhận thua thiệt hơn là theo đuổi vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền.
* Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, tại Điều 8 cho thấy quyền của người tiêu dùng: “…2. Được cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng ….6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ khơng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số
52 Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr. 161
53http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trach-nhiem-cua-thuong-nhan-trong-viec-cung-cap-thong-tin-ve-hang- hoa-dich-vu-cho-nguoi-tieu-dung-o-viet-nam-tu-quy-dinh-cua-phap-luat-den-thuc-tien-thi-hanh-76100.htm, truy cập ngày 20/4/2020.
lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã cơng bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết”. Quy định này đã đặt
nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng cho bên bán hàng hoá/dịch vụ cho bên mua hàng. Thơng tin bên bán hàng hố/dịch vụ phải cung cấp cho bên mua hàng khá đa dạng từ nguồn gốc, xuất xứ đến thơng tin chứng minh hàng hố…