STT Hạng mục ĐVT Số lượng
1 Hệ thống điện
Trạm biến thế Cái 8
2 Đường giao thông
-Đường nhựa Km 1,5
Đường bê tơng Km 20
3 Các cơng trình phúc lợi
-Trường mầm non Trường 2
- Trường tiểu học Trường 2
- Trường trung học Trường 1
- Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1
- Cơ sở y tế Trạm 1
- Nhà văn hóa xã Nhà 1
- Nhà văn hóa thơn Nhà 8
- Chợ Cái 2
- Bưu điện Cái 1
- Sân vận động thể thao Cái 1
4 Mạng lưới truyền thông
-Hệ thống truyền thanh xã Trạm 1
-Tỷ lệ số hộ có điện thoại % 90
-Số máy điện thoại cố định/100 dân Máy 85
-Số thơn có Internet Thơn 8
3.1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã
Phương Trung là một xã nông nghiệp như các xã khác trong huyện nhưng hiện nay tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa phương là khá thấp. Nhiều người dân trồng lúa chỉ là để đáp ứng nhu cầu lương thực. Thu nhập chính của hộ là từ ngành nghề TTCN là nghề nón và từ hoạt động thương mại - dịch vụ (TM – DV) khác. Trong những năm qua, tỷ trọng ngành CN - TTCN, TM - DV chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã. Điều này cho thấy, xã Phương Trung đang chuyển dịch theo đúng hướng.
Tổng giá trị sản phẩm của xã Phương Trung liên tục tăng (bảng 3.4), tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm từ 2011 - 2013 là 17,62%. Giá trị sản xuất của từng ngành cũng tăng và tỷ trọng của nó trong tổng giá trị sản xuất có chiều hướng thay đổi tích cực. Qua 3 năm cơ cấu giá trị sản xuất của xã có những biến động sau:
- Về nơng - lâm - ngư nghiệp
Năm 2011, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 27151 triệu đồng chiếm 12,98% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2013 con số này đạt 31819 chiếm 10,99% tổng giá trị sản xuất. Bình quân hàng năm giá trị sản xuất tăng 8,26% đã góp phần vào phát triển kinh tế chung của xã.
Như vậy, tuy diện tích đất nơng nghiệp giảm dần qua các năm nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng lên do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: giống mới, phương thức canh tác mới… Trong nội bộ ngành sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu cũng như giá trị sản lượng.
Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)
GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ I. Tổng giá trị sản phẩm 20925 9 100 255051 100 28950 6 100 121,88 113,51 117,62
1. Giá trị nông - lâm - ngư nghiệp 27151 12,98 29274 11,48 31819 10,99 107,82 108,69 108,26 2. Giá trị công nghiệp, TTCN 12181
9 58,21 144365 56,60
14723
0 50,86 118,51 101,98 109,94 3. Giá trị thương mại dịch vụ 60288 28,81 81411 31,92 110456 38,15 135,04 135,68 135,36
II. Thu nhập BQ/người/năm 12,73 15,43 17,29 121,23 112,06 116,56
III. Tổng số hộ 4120 100 4211 100 4443 100 102,21 105,51 103,85
1. Số hộ khá 1447 35,12 1483 35,22 1695 38,15 102,49 114,30 108,23
2. Số hộ trung bình 2525 61,29 2587 61,43 2617 58,90 102,46 101,16 101,81
3. Số hộ nghèo 148 3,59 141 3,35 131 2,95 95,27 92,91 94,08
- Đối với ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Đây là thế mạnh của địa phương. Giá trị sản xuất của ngành CN - TTCN không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011, giá trị sản xuất ngành CN - TTCN là 121819 triệu đồng chiếm 58,21% giá trị sản xuất; đến năm 2013 con số đó là 147230 triệu đồng chiếm 50,86% giá trị sản xuất. Sở dĩ có sự giảm đi một chút về tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị sản xuất là do có sự tăng lên của ngành dịch vụ. Có thể nói đây là ngành mà trong những năm tới sẽ phát triển mạnh và là nguồn thu chính của tồn xã.
- Thương mại – dịch vụ
Đây là ngành mới phát triển ở địa phương nhưng nó có sức tăng trưởng khá nhanh. Nếu năm 2011, giá trị sản xuất của ngành chỉ đạt 60288 triệu đồng chiếm 28,81% thì đến năm 2013 con số đó đã lên tới 110456 triệu đồng chiếm 38,15%. Song tiềm năng về du lịch NTT còn bị bỏ ngỏ đang cần được khai thác.
Đó là một sự khởi sắc đối với sự phát triển kinh tế của xã, tăng dần tỷ trọng ngành CN - TTCN, TM - DV và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tỉnh Hà Tây cũ là một tỉnh nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng, đây là một trong những cái nôi của một số NTT, thể hiện rõ bản sắc dân tộc cũng như diện mạo của nông thôn Việt Nam. Để đánh giá được thực trạng phát triển nghề làm nón làng Chng làng trước mắt cũng như lâu dài. Tơi chọn nghề làm nón làng Chuông, Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội làm đề tài nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu tôi lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại 3 thôn sản xuất nón tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là thôn Tây Sơn (Đội 1), thôn Liên Tân (Đội 3), thôn Mã Kiều (Đội 5). Trong các thôn điều tra ngẫu nhiên một số hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, thu mua nón, từ đó suy rộng ra cả khu vực nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Đây là nguồn số liệu để đảm bảo tính hiện thực khách quan cho đề tài nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành thu thập số liệu này như sau: