.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thơn qua 3 năm 2011-2013

Một phần của tài liệu 42. nguyễn thị thủy (Trang 54)

Tên làng nghề Năm (Tr.đ) So sánh (%)

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 BQ

Tây Sơn 6059 6010 5619 99,20 93,50 96,31

Liên Tân 7104 7047 6672 99,20 94,68 96,91

Mã Kiều 7007 6966 5573 99,42 80,00 89,18

Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung,2013 4.1.1.2 Thực trạng sản xuất nón tại các hộ

a) Tình hình cơ bản của hộ

Cuộc sống hiện đại chứng minh một điều nghiệt ngã: Làm nón khơng thể giàu! Nhưng làm nón là để giữ gìn nét văn hóa của người Việt Nam. Trong tiềm thức của mỗi người Việt chúng ta, hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài truyền thống với chiếc nón lá, chiếc nón Quai Thao với bộ áo tứ thân đã trở nên thân thuộc.

Hầu hết những người già, phụ nữ trung tuổi có nhiệm vụ ở nhà trơng nhà và ni dạy con và lứa tuổi cịn đang đi học thì làm nón, số lao động cịn lại đi làm nghề khác mang lại thu nhập cao hơn. Đây là tình trạng chung của các làng NTT hiện nay, đó là thách thức và cũng là khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của nghề, do vậy, địi hỏi các cấp chính quyền kết hợp với người dân có những biện pháp khôi phục và phát triển làng nghề để làng nghề không bị mai một dần.

Qua bảng 4.4 có thể thấy: Có sự chênh lệch rất lớn về cơ cấu lao động nam và lao động nữ trong nghề. Cả ba thôn cơ cấu lao động nữ đều trên trên 90%. Trong đó cao nhất là thơn Tây Sơn chiếm 92,31% số lao động nữ và thấp nhất là thơn Liên Tân với 90,74%. Bình qn cả 3 thơn lao động nữ

Sở dĩ có sự chênh lệch trên trước hết vì tính chất của nghề làm nón cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo tay, phải ngồi miết “lấy công làm lãi” nên phù hợp với phụ nữ hơn. Sau đó vì thu nhập của nghề làm nón rất thấp chỉ đủ ăn. Nhưng với cuộc sống hiện đại người ta cịn vơ vàn các nhu cầu khác để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Một thực tế nữa là khu vực nông thôn thường có hiện tượng đơng con, học phí thì càng ngày càng đắt đỏ nên để chi trả được chi phí học tập cho các cháu thì nguồn thu nhập từ nghề làm nón khơng đủ. Từ thực tế đó người nam giới trong nhà có sức khỏe phải kiếm các nghề khác để làm có thu nhập cao hơn mới đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

Ở làng Chng nhiều gia đình đàn ơng trong nhà đều đi làm ăn xa, mẹ già và vợ ở nhà thắt nón cũng đủ chi tiêu tiền ăn uống, tiền tiêu vặt hàng ngày cho cả gia đình. Các em gái vào các ngày thường , đi học về, thắt một cái nón phổ thơng (nón lá trắng) bán được 40000 đồng, trừ nguyên vật liệu cũng còn lãi 25000 đồng, các ngày thứ bảy, chủ nhật thắt được hai cái được 50000 đồng, đủ tiền mua sắm được sách vở, đóng học và tiêu riêng một số việc cho mình.

Về chất lượng lao động: Một thực tế là lao động ở các làng nghề nón đều xuất thân từ lao động nơng nhàn ở các gia đình, khơng phải đào tạo qua trường lớp nào cả, từ xưa đến nay đều học theo kiểu “cha truyền con nối”. Vì vậy, trình độ lao động cịn tùy thuộc vào truyền thống của từng gia đình. Có gia đình làm khéo, có gia đình làm dở, có người làm khéo, có người làm xấu. Do vậy, nó quyết định đến giá cả và chất lượng nón.

Trong tổng số 90 hộ được điều tra thì có 155 lao động làm nón. Trong đó thơn Tây Sơn 30 hộ tương ứng là 52 người, thôn Liên Tân 30 hộ tương ứng là 54 người, thôn Mã Kiều là 49 người tương ứng với 30 hộ. Trong cả 3 thơn thì lượng lao động làm nón nằm trong độ tuổi khoảng từ 41 – 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm đến gần 50% trên tổng lao động làm nón. Chia theo độ tuổi bởi vì:

- Thứ nhất, chất lượng chiếc nón tùy thuộc vào độ khéo tay mà sự khéo léo

cũng tùy thuộc vào độ tuổi. Tuổi quá nhỏ thì cịn non tay, chưa đủ kinh nghiệm làm nón khéo, tuổi q cao thì chân tay khơng cịn mềm dẻo như trước, mắt không được tinh, sức khỏe yếu hơn so với lúc trẻ nên thường làm nón xấu, giá bán khơng cao. Lứa tuổi còn lại khoảng 20 – 45 tuổi, là những người hội tụ đủ kinh nghiệm làm nón khéo và thường trau chuốt hơn nên chất lượng nón tốt, giá bán cao.

- Thứ hai, cuộc sống càng hiện đại lớp thanh niên càng ít mặn mà với nghề. Số

lao động làm nón chủ yếu ở độ tuổi ngồi 40. Độ tuổi này chiếm đến khoảng 75% trong tổng cơ cấu số lao động làm nón tại xã. Tơi đến nhà bà Lê Thị Lập, 68 tuổi trong một buổi chiều muộn. Là người đã nhiều năm gắn bó với nghề vừa lúi húi là lá nón ln tay bà vừa nói với giọng đầy chua chát :

Hộp 4.3 Số lao động làm nón chủ yếu ở độ tuổi ngồi 40

“Thanh niên bây giờ đi phụ vữa một ngày cũng kiếm được hơn một

trăm nghìn, ngồi tỉ mỉ mà làm nón được có vài ba chục đứa nào nó chịu…”

Nói chưa dứt lời , mắt bà sáng bừng hạnh phúc: “ … Nhưng tôi nghĩ

cái nghề này khơng bao giờ mất đi được. Vì trẻ em ở đây cứ 6 – 7 tuổi là cho học làm nón, lớn lên có làm gì thì làm nhưng khi già lại quay về làm nón”

Cũng bởi vì trẻ em ở làng cứ 6 – 7 tuổi là cho học làm nón như thế mà hầu hết các cơ các bà đang làm non tại làng Chng đều có thâm niên mấy chục năm tuổi nghề. Trung bình số lao động có số năm làm nghề trên 15 năm tại xã chiếm tới 81,94%, một tỷ lệ rất cao.

Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nón xã Phương Trung năm 2013

Tiêu chí Tổng Tây Sơn Liên Tân Mã Kiều

I. Số hộ điều tra 90 30 30 30 II. Số lao động làm nghề SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Tổng số lao động tham gia SX nón 155 100 52 100 54 100 49 100

1. Chia theo giới tính

Nam 13 8,39 4 7,69 5 9,26 4 8,16

Nữ 142 91,61 48 92,31 49 90,74 45 91,84

2. Chia theo độ tuổi

≤ 40 tuổi 41 26,45 14 26,92 15 27,78 12 24,49

41-59 tuổi 72 46,45 24 46,160 26 48,15 22 44,90

≥ 60 tuổi 42 27,10 14 26,92 13 24,07 15 30,61

3. Chia theo số năm làm nghề

< 2 năm 2 1,29 1 1,92 0 0 1 2,04

2-5 năm 8 5,16 3 5,77 3 5,56 2 4,08

6-15 năm 18 11,61 7 13,46 6 11,11 5 10,20

> 15 năm 127 81,94 41 78,85 45 83,33 41 83,67

4. Chia theo chuyên môn kỹ thuật

Nghệ nhân 1 0,65 0 0 0 0 1 2,04

Thợ giỏi, thợ cả 84 54,19 27 51,92 28 51,85 29 59,18

Lao động còn lại 70 45,16 25 48,08 26 48,15 19 38,78

Trong 3 thơn, chỉ có thơn Mã Kiều là có 1 nghệ nhân là cụ Phạm Trần Canh hai thơn cịn lại khơng có ai. Số thợ giỏi, thợ cả trong các gia đình thường là người vợ, người mẹ, những người phụ trách việc truyền dạy nghề và phân công lao động cho từng thành viên trong gia đình. Lao động cịn lại là những lao động đang trong quá trình học nghề hoặc khơng cịn đóng vai trị là thợ cả nữa (người già).

b) Phân cơng lao động trong sản xuất nón của hộ

Làng Chuông cũng như nhiều làng nghề thủ công khác, hoạt động sản xuất theo từng hộ gia đình. Mỗi gia đình được ví như một tốp thợ, trong đó người chịu trách nhiệm chính là thợ cả sắp xếp cơng việc cho các thành viên trong gia đình tùy theo khả năng của từng người để thực hiện các cơng đoạn trong quy trình sản xuất.; nhìn chung, khơng có sự phân cơng thật sự riêng rẽ giữa các thành viên

Vất vả nhất là khâu vò lá, thường do nam giới, chủ yếu là thanh niên trẻ khỏe và trung niên đảm nhiệm. Với những khâu đơn giản, dễ làm, không nặng nhọc như rẽ lá, luồn nhơi, mọi thành viên trong gia đình ai cũng có thể làm được nhưng thường dành cho những thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình.

Phơi lá là khâu u cầu những người có tính chăm chỉ, chịu khó, có ý thức, trách nhiệm nên thường là phụ nữ, nhất là những bà vợ trong gia đình đảm nhiệm.

Sửa lá là khâu cuối cùng trước khi đem ra chợ bán lại, yêu cầu khéo tay, tỉ mỉ, nên phù hợp hơn với người phụ nữ, bởi khâu phơi lá, vị lá, hun lá có làm tốt đến đâu nhưng người sửa lá khơng khéo khơng đẹp thì cũng khơng bán được lá.

Người già thường đảm nhiệm khâu bứt vịng, nức nón. Ngồi ra, người già thường có nhiều kinh nghiệm tích lũy nhất trong nhiều năm làm nghề, họ truyền dạy lại những kinh nghiệm đó và bí quyết nghề nghiệp cho con cháu.

Tóm lại, với nghề làm nón ở làng Chng, gia đình là đơn vị tổ chức sản xuất chính với sự tận dụng sức lao động của mọi thành viên trong gia đình. Mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất thực thụ.

Bảng 4.5 Phân cơng lao động trong nghề làm nón

TT Cơng đoạn Theo giới tính Theo lứa tuổi

Nam Nữ

1 Vị lá  Thanh niên, trung niên

2 Phơi lá   Trẻ em, người lớn

3 Hun lá   Người lớn 4 Rẽ lá  Trẻ em,người già, phụ nữ 5 Là lá  Người lớn 6 Lợp   Người lớn 7 Bứt vòng   Người lớn 8 Quay nón   Người lớn

9 Khâu nón   Trẻ em, phụ nữ, người già

10 Nức nón   Trẻ em, phụ nữ, người già

11 Luồn nhôi   Trẻ em, phụ nữ, người già

Nguồn: Thảo luận nhóm người sản xuất,2014 c) Đầu tư vốn cho sản xuất nón

Việc làm nón thì chỉ cần ít vốn, khơng cần đầu tư lớn cho dụng cụ sản xuất và nguyên vật liệu, chỉ vài triệu là đã có thể đủ hoặc dư thừa vốn để sản xuất. Nhà nào dày vốn thì làm nhiều để tích lại đến phiên chợ chính hoặc để có nhiều nón (100 chiếc trở lên) mới bán. Nhà nào mỏng vốn, cần tiền thì bán vào ngày phiên xép, hoặc bán vào ngày thường thì khơng được giá bằng. Qua bảng 4.6 cho thấy: Trong 90 hộ sản xuất được hỏi hầu hết vốn lưu động chỉ vài trăm nghìn. Nhóm hộ quy mơ vừa có số vốn lưu động bình qn là 0,62 triệu đồng.

Nói chung nghề làm nón cần ít vốn lại quay vịng vốn nhanh. Cứ bán nón là được trả tiền ngay mà mang nón ra chợ thì có bao nhiêu cũng có người mua hết. Chỉ có việc giá nón cũng dao động theo giá cả thị trường nên đôi khi

bị trả rẻ người sản xuất không muốn bán thôi. Người làng Chng ai cũng vậy mang nón ra chợ bán rồi lại dùng tiền ấy mua nguyên vật liệu về. Cũng vì thế mà làm nghề này người dân khơng cần vay vốn để làm. Chỉ một số hộ thu mua mới phải vay vốn vì cần một lượng vốn lớn, nhưng cũng là không nhiều so với các nghề khác, hộ nào bn bán nhỏ thì chỉ vài chục triệu, hộ nào bn bán lớn thì lên đến vài trăm triệu. Trong khi, nghề cơ khí, nghề gỗ… cần hàng tỷ đồng để mua đồ làm nghề, nguyên liệu.

Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra

Tiêu chí ĐVT

Nhóm hộ sản xuất Nhóm hộ bn

Quy mô Quy mô

Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn 1.Tổng số vốn Tr.đ 2,62 3,16 2,50 35 148 450 - Vốn cố định Tr.đ 2,32 2,54 1,45 20 94 225 - Vốn lưu động Tr.đ 0,30 0,62 1,05 15 54 225 2. Nguồn huy động Tr.đ 2,62 3,16 2,50 35 148 450 - Vốn tự có Tr.đ 2,62 3,16 2,50 35 100 300 - Vốn đi vay Tr.đ 0 0 0 0 48 150

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Việc bn bán nón cần khá nhiều vốn. Các hộ buôn quy mô nhỏ và quy mô vừa đều có lượng vốn cố định nhiều hơn vốn lưu động, những hộ có vốn đầu tư trên 500 triệu đồng là những hộ sản xuất buôn bán với số lượng lớn, thị trường tiêu thụ rộng, quay vòng vốn nhanh nên có số vốn lưu động bằng số vốn cố định hoặc chênh lệch không đáng kể. Với điều kiện sản xuất như hiện nay đã gây khơng ít khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất và buôn bán tại các hộ đặc biệt là các hộ sản xuất quy mơ nhỏ.

Có hai nguồn vốn chính được huy động là nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay. Những hộ quy mơ lớn buôn bán lớn số tiền vay lên đến một, hai trăm triệu thường vay ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Những hộ ở quy mô vừa bn bán với quy mơ trung bình, nhu cầu vay vốn ít hơn thường là vài chục triệu lựa chọn vay qua Hội phụ nữ, quỹ hộ nghèo hay quỹ nước sạch… vay ở những quỹ, hội này lãi suất cũng thấp hơn vay ở ngân

hàng. Những hộ buôn bán với quy mô nhỏ thường không vay vốn hoặc cũng muốn vay vốn để mở rộng qui mô nhưng lại chưa mạnh dạn vay vì có ít thị trường tiêu thụ và thủ tục vay vốn khó khăn.

Bên cạnh việc thiếu mặt bằng sản xuất thì thiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở hoạt động sản xuất. Vì vậy chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính cần có những biện pháp hỗ trợ các hộ tiếp cận được với nhiều nguồn vốn khác nhau một cách nhanh nhất để họ có điều kiện duy trì và phát triển sản xuất

d) Nguyên vật liệu

Cầm trên tay chiếc nón làng Chng đẹp đẽ và trắng lóa với những đường khâu khéo léo, chắc chắn ít ai biết được rằng để làm nên nó là cả một q trình hết sức cơng phu từ khâu chuẩn bị nguyên, vật liệu. Người làng Chuông chủ yếu nhập các nguyên, vật liệu từ những nơi khác. Một chiếc nón được làm nên bởi sự kết hợp của các nguyên liệu sau:

- Lá lụi ( lá nón) được nhập từ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.. - Dây cước được chở từ các tỉnh miền Nam .

- Tre được mua ở làng Vác – thuộc huyện Thanh Oai.

- Khn nón bằng tre do người thơn Võ Lăng (Dân Hòa – Thanh Oai) làm ra ( khác với Huế khn nón được làm bằng lá Dứa rừng).

- Vịng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều cũng được lấy từ các làng xung quanh.

Việc sử dụng nguyên liệu gắn liền với chi phí để tạo ra chiếc nón. Điều đó được thể hiện ở bảng 4.7. Đối với các hộ sản xuất nón thì chi phí mua lá chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến gần 40%. Nguyên nhân làm cho chi phí của lá chiếm tỷ trọng nhiều nhất là bởi vì, đây là một trong hai ngun liệu chính của nón, quyết định chất lượng của nón và nó thường có giá cao hơn rất nhiều so với các ngun liệu khác. Hơn nữa, chi phí này cịn phụ thuộc vào thời tiết. Do thời tiết rét đậm kéo dài, trời mưa, không có nắng nên khơng phơi được lá làm cho số lượng lá bán bị giảm và kéo chi phí tăng cao.

Bảng 4.7 Chi phí sử dụng ngun vật liệu bình quân cho 1 chiếc nón điều tra năm 2014

Nguyên vật liệu

Nón Xuân Kiều Nón Bóng Nón Lá Già

Giá trị (1000đ) CC (%) Giá trị (1000đ) CC (%) Giá trị (1000đ) CC (%) Tổng 16,98 100 14,45 100 13,00 100 1. Lá nón 6,76 39,80 5,23 36,16 5,00 38,46 2. Vòng cái 0,73 4,31 0,50 3,46 0,50 3,85 3. Vòng con 1,32 7,78 1,09 7,55 1,07 8,21 4. Mo 4,81 28,31 3,32 22,96 3,33 25,64 5. Cước 1,00 5,89 1,09 7,55 1,00 7,69 6. Liếc 0,46 2,69 0,50 3,46 0,47 3,59 7. Guột 0,46 2,69 0,50 3,46 0,47 3,59 8. Chỉ 1,45 8,53 1,05 7,23 1,17 8,97 9. Hoa, bóng 1,18 8,18

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Chi phí mua mo chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí sản xuất. Cao nhất là nón Xn Kiều với bình qn chi phí mua mo là 4,81 nghìn đồng

Một phần của tài liệu 42. nguyễn thị thủy (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w