Lịch sử phát triển quy định pháp luật về thế chấp tài sản hình thành

Một phần của tài liệu Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (Trang 31 - 33)

1.5. Quá trình phát triển quy định của pháp luật về thế chấp tài sản hình thành

1.5.1. Lịch sử phát triển quy định pháp luật về thế chấp tài sản hình thành

thành trong tƣơng lai

1.5.1. Lịch sử phát triển quy định pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai trong tƣơng lai

- Thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai

Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định :“Tài sản bao gồm vật có

thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” [40, Điều 172].

Tuy nhiên tại khái niệm tài sản này thì vật ở đây là vật có thực. Tức là vật đó phải tồn tại nhìn được, thấy được, sờ được do vậy việc quy định này đã hạn chế phạm vi của vật trong khái niệm tài sản do vậy tại BLDS 1995 thì khái niệm thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là khơng có cụ thể:

“1- Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp thế chấp tồn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

2- Bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.

3- Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” [40, Điều 346].

Như vậy đối tượng tham gia vào giao dịch thế chấp tài sản ở đây là bất động sản quy định pháp luật không đề cập tới việc thế chấp tài sản hình thành

trong tương lai do vậy đây là khiếm khuyết mà pháp luật chưa dự liệu được. Sau này BLDS số 33/2005/QH11 đã sửa đổi BLDS 1995 theo hướng mở hơn cho khái niệm tài sản, theo đó khơng chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Cụ thể:

“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [39, Điều 163].

Quy định này tạo ra hướng mở cho việc hiểu khái niệm tài sản phù hợp với quy luật phát triển của khoa học, kinh tế và xã hội ngày càng nhanh hiện nay. Tùy theo tình hình thực tế mà chúng ta có thể hiểu được vật có thể là vận hữu hình, vật vo hình, vật đặc định, vật cùng loại, vật hiện tại và vật hình thành trong tương lai…khi đã quy định mở về khái niệm tài sản thì quy định liên quan tới thế chấp tài sản hình thành trong tương lai sẽ được quy định trong chế tài thế chấp tài sản cụ thể: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế

chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp” [39, Điều 432]. Như vậy khái niệm thế chấp đã

được mở rộng hơn so với quy định pháp luật trước đây. Đối tượng thế chấp là tài sản, do vậy chúng ta có thể hiểu được rằng pháp luật quy định hướng mở hơn đó là khơng chỉ đặc định vật thế chấp là bất động sản như trước đó mà là tài sản. Khái niệm tài sản rộng hơn so với trước do vậy đối với TSHTTTL cũng bao hàm trong đó. Đây là một bước tiến mới trong quy định pháp luật tạo nên sự linh hoạt cho các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật liên quan tới thế chấp. Sau này các văn bản hướng dẫn ban hành liên quan tới giao dịch thế chấp tài sản cũng đã quy định cụ thể về việc thế chấp tài sản đó là tại Nghị định số 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm đã có định nghĩa cụ thể về tài sản hình

thành trong tương lai đó là “Tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời

điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới

thuộc sở hữu của bên bảo đảm” [29, Điều 4]. Nghị định số 11/2012/NĐ – CP

27

định nghĩa cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai mà đưa ra hướng liệt kê cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai để xác định đó là:

Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

“a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;

b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”

[30, Điều 11].

Nghị định số 83/2010/NĐ – CP về đăng ký giao dịch bảo đảm cũng có

một số quy định về việc đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)