Sự liên kết kinh tế giữa vùng trồng mía với nhà máy chế biến tiêu thụ đường

Một phần của tài liệu 25. trần thị luận (Trang 56 - 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.7 Sự liên kết kinh tế giữa vùng trồng mía với nhà máy chế biến tiêu thụ đường

đường

Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng phát triển. Ở đây là sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, giữa Công ty với các hộ sản xuất mía.Trong mơ hình này, doanh nghiệp đóng vai trị nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ. Nông dân thực hiện khâu sản xuất nguyên liệu và nhận được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu. Mơ hình sẽ thành cơng hơn khi doanh nghiệp có vốn lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Với Công ty: chủ động liên kết với Ngân hàng, thiết lập kênh truyền tải

vốn từ ngân hàng đến các hộ trồng mía. Cơng ty chịu phần lãi suất và rủi ro, thực hiện hợp đồng đầu tư ứng trước phân bón, vật tư, giống mía cho nơng dân, đưa máy cày về khai hoang phục hóa… giải quyết cái khó và cái thiếu đầu tiên của nơng dân. Đồng thời, liên kết với các nhà khoa học, các trường đại học đưa kỹ sư nông nghiệp về từng làng, bản để hướng dẫn kỹ thuật, cùng nơng dân trồng mía và các giải pháp phát triển vùng mía. Cơng ty cũng đầu tư xây dựng hệ thống giao thơng liên, liên xã trong vùng mía. Hỗ trợ kinh phí xây dựng trường học, trạm xã, điện, các cơng trình phúc lợi cơng cộng cho các địa phương trồng mía.

Với người trồng mía: họ nhận thấy mối liên kết sản xuất với nhà máy

sẽ có nhiều thuận lợi: bà con có điều kiện để đầu tư sản xuất, sản phẩm làm ra sẽ được bao tiêu. Giá bán nông sản và những hỗ trợ về máy móc, kỹ thuật chăm sóc của nhà máy đối với bà con sẽ được 2 bên thỏa thuận và ràng buộc nhau bằng hợp đồng kinh tế. Hiện nay, các hộ nơng dân trên địa bàn đã có hợp đồng ổn định với Cơng ty, hình thành vùng mía ngun liệu.

(1)Hỗ trợ, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả, lợi ích của từng thành viên (người trồng mía- người chế biến- người đầu tư vốn- người tiêu thụ sản phẩm…)

(2) Bảo vệ và điều hịa lợi ích của cả cộng đồng và lợi ích của từng thành viên. (3) Cùng nhau tìm biện pháp để phịng chống và chia sẻ rủi ro bằng việc tự nguyện đóng góp để tạo lập quỹ tự bảo hiểm khi có thất thiệt do thiên tai hay biến động thị trường (mỗi hộ trích 20.000/ 1 tấn mía). Khi chưa có rủi ro thì dùng quỹ này để phát triển sản xuất bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi với những hộ khó khăn lên khá giả và cũng nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

(4) Công tác đào tạo chăm lo đến con người, nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ công nhân viên đã được chú trọng.

Có thể nói sự liên kết này là cầu nối cực kỳ quan trọng giữa Chính quyền địa phương, Ngân hàng, Nhà máy, xí nghiệp, nơng trường, HTX và người nơng dân.

Một phần của tài liệu 25. trần thị luận (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w