- Chi phí mua ngọn giống: Đối với các hộ sản xuất mía nguyên liệu
4 Lý do chọn sản xuất mía ở các hộ
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất mía nguyên liệu
4.2.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, Thường Xuân tuy là huyện miền núi có những khó khăn nhất định song cũng có điều kiện và tiềm năng rất tốt để phát triển vùng nguyên liệu mía.
- Đất đai: là huyện có diện tích đất nơng nghiệp lớn chiếm 89% so với tổng diện tích tự nhiên và hơn nữa cịn có 5000ha đất chưa sử dụng, đây là điều kiện thuận lợi để Thường Xuân phát triển vùng mía nguyên liệu.
- Nhiệt độ và nước: nhiệt độ trung bình 22- 250C, lượng mưa trung bình năm 1600-2000 mm, có hệ thống sơng ngòi khá phong phú là nguồn tài nguyên lớn về nguồn nước tưới đối với cây mía. Qua theo dõi về tình hình đất đai, thời tiết, khí hậu của vùng thì thấy Thường Xn là vùng mưa thuận gió hịa thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt là cây mía.
- Cơ cấu tổ chức nhân lực thực hiện: Ngồi mạng lưới nịng cốt là các chủ hợp đồng và ban mía xã, sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành chức năng và sự quan tâm của cơng ty CPMĐLS cho các hộ trồng mía về vốn, phân bón, kỹ thuật. Hơn nữa là huyện có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, phong phú, số người trong độ tuổi lao động lớn chiếm 54,5%. Đây là một thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp song nguồn lao động chưa qua đào tạo lại chiếm 80%, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhân lực kỹ thuật phổ biến kiến thức kỹ thuật và trang thiết bị cho người trồng mía cịn chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới làm giảm năng xuất và chất lượng mía gây thất thiệt về kinh tế cho người trồng mía.
- Cơ sở hạ tầng vùng mía: đây là tình hình chung ở hầu hết các vùng, nhất là đường giao thơng, cầu cống, mới chỉ có 120 km đường huyện đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GT-VT, hiện vẫn còn 806,85 km đường trục xã, liên xã chưa được chuẩn hóa theo quy định. Hiện nay về cơ bản 16 xã có đường ơ tô đi đến các thôn, nhưng đường đi lại cũng rất khó
khăn, ơ tơ đến được nhưng chỉ đi được một mùa. Vì vậy vùng mía ngun liệu cần được đầu tư để mở rộng, tu bổ và nâng cấp nhằm đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
- Vốn sản xuất: trong những năm qua lượng vốn dành cho đầu tư phát triển vùng ngun liệu cịn rất ít và khơng ổn định. Nguồn vốn bị hạn chế vì bản thân vốn ngân sách ít, hơn nữa vốn ngân sách được cấp chậm và không kịp thời so với yêu cầu và tiến độ đầu tư. Vì vậy, việc thiếu vốn tác động đến việc hình thành và phát triển vùng nguyên liệu mía.
4.2.4.2 Nhân tố về vùng quy hoạch và bố trí sản xuất
Trong cơng tác sản xuất mía ngun liệu vẫn cịn nhiều tồn tại chưa được khắc phục, đó là: Diện tích quy hoạch vùng mía đã bị phá vỡ khơng theo quy hoạch chung của Nhà máy và định hướng PTKT của huyện (theo Quyết định 430/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá) về việc rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến 2015 và định hướng đến 2020 diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu mía giai đoạn 2010-2015 là 1886 ha nhưng thực tế là 2188,3ha, năng suất BQ 75-80 tấn/ha thực tế chỉ đạt 62 tấn/ha; định hướng đến năm 2020 là 1714 ha, năng suất BQ từ 80 tấn/ha trở lên; Năng suất mía thấp, mới chỉ mới đạt 70-75% năng suất dự kiến, quy hoạch; việc trồng mía xảy ra tràn lan ở các xã, gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý đất đai, phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường; nhiều diện tích đất phù hợp cho trồng mía lại khơng được bố trí trồng mía và ngược lại nhiều diện tích đất có độ dốc cao, tầng đất mỏng lại bố trí trồng mía.
4.2.4.3 Nhân tố về liên kết kinh tế giữa vùng mía với nhà máy chế biến và tiêu thụ đường
Mối liên kết kinh tế giữa vùng trồng mía với nhà máy chế biến và tiêu thụ đường chưa chặt chẽ. Nhà máy đường vẫn còn tồn tại những tư tưởng cá nhân mạnh ai nấy làm nên đã không đưa ra được những phương án liên kết
chặt chẽ. Để tình trạng này xảy ra sẽ dẫn tới việc cân đối vùng nguyên liệu gặp khó khăn, nguyên liệu khan hiếm. Do thiếu liên kết mà họ không chèo lái một con thuyền chung dẫn tới mất đi lợi thế của cả hai bên.
Ngoài việc hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo mà cả hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật chăm sóc cũng cịn nhiều vấn đề. Nhìn chung năng suất mía cịn thấp, các nhà máy đường phải có kế hoạch cụ thể hỗ trợ người dân về vốn, kỹ thuật, giống mới để nâng cao chất lượng mía vừa có lợi cho người dân trồng mía, vừa có lợi cho nhà máy đường.
Tiền ứng, tiền mía chỉ thanh tốn đến các chủ hợp đồng, trong khi đó việc giám sát các chủ hợp đồng thanh tốn đến các hộ trồng mía cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy một số chủ hợp đồng khơng thực hiện đúng các chính sách của cơng ty đối với người trồng mía như: khơng thanh tốn được tiền mía cho các hộ hoặc tiền ứng đầu tư, tiền mía khi chủ hợp đồng nhận về sau nhiều tháng mới thanh tốn cho hộ. Vì vậy dẫn đến tình trạng thắc mắc, khiếu kiện làm mất lịng tin của người trồng mía đối với Cơng ty và địa phương. Ngoài ra, một số chủ hợp đồng thu quản lý chi phí quá cao (20.000- 30.000 đồng/ tấn mía) làm giảm thu nhập của hộ nơng dân.
4.2.4.4 Về trình độ kỹ thuật và cơng nghệ
Phịng NN&PTNT, các xã, thị trấn đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật của công ty CPMĐLS tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng mía về kỹ thuật, chăm sóc, bón phân theo dõi và phịng trừ dịch bệnh, rệp, thu hoạch. Tuyển chọn, hỗ trợ kinh phí và tổ chức đào tạo nghề cho con em là người trồng mía tại trường Cao Đẳng nghề Lam Kinh theo hình thức vừa học vừa làm. Sau khi ra trường sẽ được bố trí làm việc tại các xí nghiệp và địa phương.
Ngồi ra, huyện Thường Xuân được trung tâm Khuyến Nông quốc gia hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất cây mía tại địa bàn, dự án đã hỗ trợ cho xã một số nhà máy làm đất, máy nâng bốc mía, máy chặt mía đồng
thời tập huấn với kỹ thuật, vận hành, quản lý và sử dụng các loại máy trên. Từ đó giúp cho kết quả cũng như hiệu quả sản xuất mía tăng lên.
Bảng 4.13 Tình hình tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng mía
Diễn giải ĐVT Số lượng
Số lớp tập huấn Lớp 22
Số người tham gia Người 1320
Số tài liệu Cuốn 1320
(Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Thường Xn)
Mặc dù đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, song việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của bà con nơng dân cịn kém và áp dụng chưa hiệu quả. Ở những vùng mới khai thác, người trồng mía đa số là đồng bào dân tộc, dân trí thấp, đời sống cịn nghèo, ít vốn đầu tư và chưa có ý thức tư duy sản xuất hàng hóa, trình độ thâm canh cây mía cịn rất thấp làm cho năng suất mía thấp, hiệu quả người trồng mía chưa cao.
4.2.4.5 Các chính sách của nhà nước và địa phương
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản thông qua hợp đồng đã giúp ổn định được vùng nguyên liệu, tạo mối quan hệ gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ, giữa Cơng ty và người trồng mía trên cơ sở hài hịa lợi ích giữa các bên.
- Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 58/2005/QĐ-BNN ngày 03/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía đường phần nào làm giảm việc đẩy giá mua bất hợp lý để cạnh tranh nguyên liệu, tiến đến quy hoạch, ổn định vùng nguyên liệu cho các nhà máy.
Tuy nhiên các chính sách đầu tư của nhà nước cho xây dựng vùng nguyên liệu mía đường và đầu tư xây dựng các nhà máy đường là việc làm chậm và mất cân đối do chỉ coi trọng đầu tư xây dựng nhà máy đường mà chưa quan tâm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tương xứng và đồng bộ. Những bất hợp lý trong đầu tư trước hết là do thiếu quy hoạch ngành đồng bộ, việc xây dựng vùng ngun liệu có quy mơ phù hợp với nhà máy cịn chưa được coi trọng. Thiếu chính sách ưu tiên, khuyến khích sản xuất mía đường, chưa tạo được sức mạnh thúc đẩy q trình sản xuất nơng nghiệp phát triển, lợi ích kinh tế đối với người trồng mía chưa được đảm bảo.