Lý do đi xuất khẩu của lao động

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của XKLĐ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 68)

Lý do

Lao động đang đi xuất khẩu Lao động đã về nước SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) - Thất nghiệp 18 66,67 4 36,36

-Muốn có thu nhập cao 9 33,33 7 63,64

-Có người thân ở nước ngồi 0 0 0 0

Tổng số 27 100 11 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Phần lớn lao động của xã Hưng Tân là lao động phổ thơng nên họ rất khó tìm được cơng việc ổn định và có thu nhập cao. Chính vì vậy, người lao động có xu thế tìm kiếm cơng việc ở những nơi khác và nhất là các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Với lợi ích kinh tế cao hơn hẳn, ngày nay lao động đang có xu hướng lựa chọn XKLĐ để nâng cao thu nhập thay thế cho việc đi đến các trung tâm phát triển trong nước làm việc. Với những lao động đang đi xuất khẩu, tỷ lệ lao động đi xuất khẩu với mong muốn có thu nhập cao chiếm 33,33%. Với những lao động đã về nước, tỷ lệ này là 63,64%. Lao động đi xuất khẩu với lý do này thường đi với thời gian dài từ 3 – 6 năm và có xu hướng đi lần tiếp theo.

Qua điều tra về lý do người lao động đi XKLĐ cho thấy trong những năm gần đây, chủ yếu người lao động đi XKLĐ là vì thất nghiệp. Lý do thứ hai là để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, chung quy lại tất cả các lý do đều vì người lao động mong muốn có thu nhập để lo cho bản thân và gia đình.

• Thị trường đến của lao động xuất khẩu

Thị trường nhập khẩu phổ biến nhất của lao động xuất khẩu ở Hưng Tân là Đài Loan, Malaysia , Hàn Quốc. Thị trường lớn nhất thu hút lực lượng lao động chính là Đài Loan. Thị trường này chiếm 29,63% lao động đang đi xuất khẩu và chiếm tới 54,55% số lao động đã về nước. Tiếp đến là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ngoài ra, một bộ phận nhỏ các lao động đã lựa chọn những thị trường khác như Angola, Quatar, Dubai,… Số lượng lao động xuất khẩu tại các thị trường phụ thuộc vào cung – cầu và chất lượng nguồn lao động. Người lao động dựa 66

vào các thơng tin được chính quyền địa phương hay các cơng ty xuất khẩu cung cấp để tìm kiếm cơ hội việc làm tại các thị trường phù hợp với năng lực cá nhân cũng như điều kiện tài chính của gia đình.

Đài Loan là thị trường được nhiều lao động lựa chọn nhất bởi thị trường này khơng địi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề cao, chỉ u cầu sức khỏe và khả năng giao tiếp thông thường. Công việc ở Đài Loan chủ yếu là công nhân làm việc trong các nhà máy và xây dựng, lao động nhận được mức lương khoảng 10 – 11 triệu đồng/tháng; làm giúp việc gia đình, tạp vụ thì mức lương vào khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng.

Thị trường Malaysia có đặc điểm là chi phí ít hơn so với sang Đài Loan và các nước khác, tuy nhiên tính ổn định của cơng việc ở Malaysia không cao. Các công việc ở Malaysia chủ yếu chỉ u cầu lao động có trình độ phổ thơng. Chính vì lý do này, mặc dù cơng việc khơng ổn định nhưng Malaysia vẫn thu hút được một lượng lao động không nhỏ đi XKLĐ. Lao động đang đi xuất khẩu sang Malaysia chiếm 22,22% và lao động xuất khẩu sang thị trường này đã về nước là 18,18%.

Khác với hai thị trường trên, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, lao động trước khi sang làm việc tại hai quốc gia này đều phải trải qua các cuộc kiểm tra về chuyên môn, tay nghề và ngoại ngữ. Lao động xuất khẩu sang hai thị trường này thường được học tập ở trong nước một thời gian đến khi đủ điều kiện mới được đi xuất khẩu. Lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản trình độ tối thiểu phải tốt nghiệp THPT và chủ yếu làm các cơng việc trong nhà xưởng. Mặc dù chi phí đi xuất khẩu cao hơn nhiều so với các quốc gia khác, tuy nhiên với thu nhập cao hơn hẳn, rất nhiều lao động vẫn lựa chọn hai thị trường này là điểm đến của mình. Hiện nay, lao động đang làm việc ở Hàn Quốc chiếm 25,93% và Nhật Bản là 14,81% tổng số lao động đang đi xuất khẩu; tỷ lệ lao động đã đi xuất khẩu ở Hàn Quốc về là 9,09% và Nhật Bản vẫn chưa có lao động trở về nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của XKLĐ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w