Số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của XKLĐ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 48)

Đơn vị: 1000 người Năm 200 1 2002 2003 2004 200 5 2006 2007 200 8 2009 2010 Số lượng 36 46 75 67,5 71 78,8 85 87 70 85

(Nguồn: Số liệu lưu trữ của Cục Quản lý lao động ngoài nước)

Số lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh qua từng năm cho thấy sự

đi lên về chất lượng cũng như nhận thức của người lao động, sự cố gắng của Nhà nước và sự vươn lên của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Hiện có gần 200 doanh nghiệp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vựa xuất khẩu lao động và đa phần đều hoạt động có hiệu quả. Các doanh nhiệp lớn như: VINACONEX, SIMCO, LOD,… bình quân hàng năm đưa được từ 1000 đến 2000 lao động ra nước ngoài làm việc. Ngành nghề xuất khẩu cũng rất đa dạng với trên 30 ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vựa khác nhau như: điện tử, dệt may, xây dựng, cơ khí, giúp việc gia đình, chế biến thủy sản, vận tải biển, chuyên gia y tế, giáo dục,…

Trong giai đoạn qua, song song với việc góp phần giải quyết việc làm trong nước, xuất khẩu lao động còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho đất nước thông qua việc thu nhập của người lao động ở nước ngồi có khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh cần thiết cho việc xây dựng đất nước. Mức thu nhập của người lao động ở nước ngoài thường cao hơn từ 6 – 10 lần mức thu nhập của lao động trong nước. Mức thu nhập ròng hàng tháng bình quân đầu người đạt khoảng 350USD/người. Số tiền chuyển về nước góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Từ thời điểm bắt đầu cho đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam có thể đánh giá khái qt như sau:

•Những kết quả đạt được:

- Giải quyết được việc làm trước mắt cho hàng chục vạn lao động.

- XKLĐ đã hình thành một lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề và lối sống công nghiệp.

- Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam ngày càng mở rộng phong phú và đa dạng.

- Chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp quy khá đầy đủ. • Hạn chế cần khắc phục:

-Số lượng lao động đi XKLĐ cịn thấp. - Trình độ lao động đi XKLĐ còn thấp.

- Năng lực của các doanh nghiệp XKLĐ còn hạn chế.

2.2.1.3 Ảnh hưởng của XKLĐ đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân ở một số địa phương

• Thái Bình

Thái Bình là địa phương mà chúng ta cần phải kể tới bởi đây là một trong những tỉnh tham gia vào hoạt động XKLĐ đầu tiên ở nước ta và có số lao động làm việc ở nước ngồi thuộc nhóm nhiều nhất cả nước.

Nghiên cứu “Tác động của XKLĐ tới cuộc sống gia đình ở tỉnh Thái Bình” của Trung tâm nghiên cứu phụ nữ cho thấy xuất khẩu lao động đã trở thành một giải pháp hữu hiệu đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Nguồn lợi về kinh tế từ hoạt động xuất khẩu lao động là rất lớn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ nông dân.

Bên cạnh những mặt tích cực, xuất khẩu lao động cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và cộng đồng nơi có người đi xuất khẩu lao động như: mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, tha hóa về đạo đức, tệ nạn xã hội,…

• Thơn n Hồng - Yên Lư - Yên Dũng - Bắc Giang

Từ một làng q thuần nơng, khơng có nghề phụ, thu nhập chủ yếu của gia đình chỉ trơng chờ vào hai vụ thu hoạch lúa hàng năm và một vụ màu. Cuộc sống vơ cùng khó khăn, nhưng đến nay, nhờ có xuất khẩu lao động, thơn Yên Hồng xã Yên Lư huyện Yên Dũng đã và đang từng ngày “thay da đổi thịt”.

Từ 5 năm trở lại đây, thơn n Hồng đi lao động nước ngồi rất nhiều. Tồn thơn có khoảng 200 hộ dân, thì số người đi xuất khẩu lao động chiếm khoảng gần 50%, chủ yếu là họ sang Đài Loan và Đảo Síp. Bởi, mơi trường lao động ở đây khá tốt. Số người đi lao động ở nước ngồi đã tác động tích cực tới nhiều mặt xã hội, nhận thức của người dân nâng lên, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đến tiếp nhận cơng nghệ sản suất tiên tiến, có tính kỉ luật cao. Thu nhập nhờ xuất khẩu lao động 34

ổn định, khơng những đời sống của gia đình được cải thiện mà họ cịn đóng góp xây dựng các cơng trình phúc lợi của xã, thơn, như: ủng hộ xây mới nhà văn hóa, nhà đa năng, bê tơng hóa đường làng, ngõ xóm (Thanh Hiếu, 2013).

Nhờ xuất khẩu lao động, bộ mặt nơng thơn n Hồng có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân của các hộ cao, khơng cịn cảnh chạy ăn từng bữa, khơng cịn hộ nghèo. Có thể nói, nếu thực hiện đúng chủ trương chính sách xuất khẩu lao động của Đảng, thì việc đưa người dân đi nước ngoài lao động là con đường xóa đói giảm nghèo nhanh.

• Xã Cương Gián – Nghi Xuân – Hà Tĩnh

Xã Cương Gián (Nghi Xuân-Hà Tĩnh) có truyền thống xuất khẩu lao động hơn 20 năm nay, với số lao động làm việc có thời hạn ở nước ngồi 2.677 người, đứng đầu cả nước.

Từ năm 1995 trở lại đây, người người, nhà nhà ở Cương Gián đều thi nhau đi xuất khẩu lao động. Với lợi thế của dân biển là có nghề đánh bắt hải sản, lao động khỏe mạnh, cần cù, chất phác nên xã đã đưa ra chính sách xuất khẩu lao động và đã đạt được bước đột phá ngoạn mục. Nhờ nguồn thu nhập từ xuất khẩu lao động, làng quê Cương Gián ngày càng đổi mới, nhất là việc đa dạng hóa ngành nghề, tạo dựng cơ nghiệp cho người ở nhà, xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.

Nhờ nguồn vốn XKLĐ, người dân Cương Gián đã phát triển, mở rộng được nhiều ngành nghề, mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình. Chỉ tính riêng năm 2013, xã đã xây dựng thêm 2 HTX ni trồng thủy sản, trước đó có 5 HTX, tất cả đều làm ăn phát đạt; 2 doanh nghiệp; 5 mơ hình sản xuất (trong đó có 2 mơ hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, 1 mơ hình chế biến sứa, 1 mơ hình sản xuất đá lạnh). Trang bị thêm 2 máy tuốt lúa, 1 máy cày phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Nhìn chung các mơ hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn hoat động có hiệu quả. Trong đó phải kể đến Quỹ tín dụng nhân dân Cương Gián với tổng nguồn vốn hoạt động là 175,5 tỷ đồng, doanh số cho vay 270 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh hay XKLĐ. Ngoài ra, cịn có những mơ hình cho thu nhập cao như: trang trại, gia trại vừa và nhỏ; khu nuôi trồng thủy sản; kinh doanh dịch vụ ăn uống; chế biến nước mắm…

Phải nói rằng, xuất khẩu lao động đã giúp cho xã Cương Gián có sự "thay da đổi thịt”, đời sống vật chất ngày càng được nâng lên, bộ mặt toàn xã đã khác xưa. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn ẩn chứa nhiều bấp bênh. Mặc dù có thu nhập cao từ XKLĐ nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở Cương Gián vẫn khá cao, con số này rơi vào những hộ chính sách, neo đơn, khơng có lao động đi xuất khẩu. Sự chênh lệch giàu nghèo diễn ra nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một vấn đề cấp thiết cần được chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa là việc gia tăng nhanh chóng của tệ nạn xã hội, một hệ lụy phổ biến khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.

2.2.2. Cơ sở thực tiễn trên thế giới

Từ nhiều năm qua, XKLĐ đã trở thành giải pháp xóa đói giảm nghèo, gia tăng thu nhập cho người dân ở nhiều nước trên thế giới. Những thành tựu từ hoạt động XKLĐ ở các quốc gia này đã trở thành những bài học kinh nghiệm cho các nước đang lựa chọn XKLĐ là một trong những con đường để phát triển kinh tế. • Thái Lan

Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông “bùng nổ” xây dựng cơng trình khai thác dầu lửa. Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm,đặc biệt trong những năm gần đây trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó thị trường Đài Loan chiếm hơn 50% . Lượng ngoại tệ chuyển về nước của người lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần mức 60 tỷ Bath năm 1998 và 1999, tương đương với 1,5 tỷ USD/năm. Ngồi ra, cịn một số lượng ngoại tệ của người lao động gửi về nước không thông qua ngân hàng.

Về cơ cấu lao động xuất khẩu, khoảng 50% số lượng lao động xuất khẩu ở Thái Lan ra nước ngồi làm việc là lao động khơng nghề có trình độ học vấn thấp làm các cơng việc khơng địi hỏi trình độ tay nghề cao. Người đi lao động xuất khẩu chủ yếu từ vùng nông thôn, nhiều nhất từ khu vực Đông Bắc Thái Lan nơi người dân cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Về chính sách, Thái Lan thực hiện chính sách tự do hố xuất khẩu lao động. Thời kỳ đầu, hoạt động xuất khẩu lao động do cá nhân người lao động và các đại lý môi giới lao động thực hiện, nhiều lao động Thái Lan ra nước ngoài bằng visa du 36

lịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp. Về sau, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở nước ngồi, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Văn phịng Quản lý việc làm ngồi nước thuộc Tổng cục Lao động Bộ Nội vụ. Văn phịng này có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nước ngoài.

Ở Thái Lan, hiện tượng lừa đảo người đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt phí dịch vụ cũng như chi phí đi xuất khẩu cũng diễn ra phổ biến. Trong nhiều trường hợp, Chính phủ khơng thể can thiệp vào.

Về chủ trương, Chính phủ Thái Lan đã khơng ngừng áp dụng các biện pháp mới để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động nhằm làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong nước và tăng nguồn thu ngoai tệ. Bên cạnh việc đưa những người có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc giản đơn ở nước ngồi, ngày nay Chính phủ Thái Lan cũng đã bắt đầu chú ý đến việc đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động nhằm nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu lao động xuất khẩu.

• Indonesia

Indonesia cũng là một nước có lịch sử xuất khẩu lao động lâu năm và có quy mơ lớn, bắt đầu từ những năm 1930 đến những năm 1950 đã có hơn 200.000 lao động Indonesia di cư sang các đảo của Malaysia. Theo Bộ Nhân lực Indonesia thì số lượng lao động Indonesia ra nước ngoài làm việc trong giai đoạn 1969 đến 1993 là 877.400 và số lượng tăng lên rất nhanh từ 7.400 người trong những năm 1970 lên đến hơn 405.000 người năm 1980, giai đoạn 1989 – 1993 đạt hơn 465.000 người. Những năm 1994 – 1998 số lượng lao động xuất khẩu đã tăng nhanh từ 2,1 triệu lên 3,2 triệu người. Từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2000, Chính phủ Indonesia đã đưa được khoảng 590.000 lao động sang làm việc ở nước ngoài. Nguồn thu nhập ngoại tệ chuyển về nước từ năm 1996 đến năm 1999 vào khoảng 2,72 tỷ USD, trong đó lớn nhất là từ khu vực Châu á Thái Bình Dương, tiếp sau đó là khu vực Trung Đơng. Trên thực tế số ngoại tệ chuyển về qua các con đường khác có thể cịn lớn hơn nhiều lần.

Thị trường lao động của Indonesia chủ yếu là các nước ở khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Đơng, Bắc Mỹ, và Tây Âu. Trong đó tập trung nhiều nhất là A Rập Saudi, Malaysia, Singapo, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ,…

Ở Indonesia, tỷ lệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài so với lao động nam đã tăng lên trong những năm gần đây. Một điều cần ghi nhận rằng số lớn lao động đi làm việc ở nước ngồi của Indonesia có ưu thế là các lao động có nghề. Cơng nhân xây dựng của Indonesia được ưa thích hơn cơng nhân xây dựng của các nước khác ở Malaysia.

Về chính sách, để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Indonesia xây dựng chính sách về hệ thống tuyển mộ và đào tạo lao động, chính sách đưa lao động ra nước ngồi làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngồi. Chính phủ Indonesia can thiệp vào hoạt động xuất khẩu lao động thông qua quản lý và chỉ đạo chương trình việc làm ngồi nước. Năm 1994 Chính phủ đã ban hành nghị định về thủ tục và hệ thống tuyển mộ lao động; các điều kiện và yêu cầu của tổ chức tuyển mộ; quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi, trình tự giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý. Quy định này đảm bảo quyền lợi cho cho người lao động cho đến khi họ trở về nước.

Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của Indonesia cũng còn những vấn đề bất cập xuất phát từ pháp luật và sự không tuân thủ quy định của công ty tuyển mộ và cả người lao động.

• Hàn Quốc

Đặc điểm của xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc là lĩnh vực xuất khẩu lao động chủ yếu là ngành xây dựng, trong khi đó Hàn Quốc lại nhập khẩu nhiều lao động các ngành khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong nước.

Hàn Quốc có luật đẩy mạnh cơng tác xây dựng ở nước ngồi. Luật này cho phép công dân đủ tiêu chuẩn đi lao động nước ngoài đăng ký danh sách tại cơ quan lao động và được giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận lợi.

Ở Hàn Quốc, công tác đào tạo lao động được đặc biệt chú trọng. Chính phủ xác định các ngành nghề cần đào tạo và u cầu phía cơng ty tuyển mộ lao động phải thực hiện việc đào tạo cho người lao động. Các hang xây dựng phải có điều

kiện về trình độ kỹ thuật, vốn kinh nghiệm. Bộ lao động tiến hành kiểm tra thường xuyên các đại lý tuyển mộ để ngăn chặn các vi phạm trong xuất khẩu lao động.

Chính phủ Hàn quốc rất quan tâm đến vấn đề phúc lợi và bảo về công dân, quy định về các điều kiện cơ bản và tối thiểu, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời hạn hợp đồng và nhiều ưu đãi cho người lao động sau khi về nước.

• Philippin

Philippin là một nước có hệ thống xuất khẩu lao động có tổ chức chặt chẽ và là một điển hình cho xuất khẩu lao động ở Châu Á. Ở Philippin, Bộ Lao động và việc làm có trách nhiệm xây dựng các chính sách, phối hợp và quản lý tất cả các vấn đề có liên quan đến lao động và việc làm.

Năm 1982, để đảm bảo công bằng cho lao động xuất khẩu và việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và phúc lợi của lao động được thuận tiện hơn, Chính phủ đã thành lập hai cơ quan chịu trách nhiệm về xuất khẩu lao động là Cục quản lý việc làm ngoài nước Philippin và Cục phúc lợi lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động và việc làm.

Đối với công tác tuyển dụng lao động, Chính phủ quy định cho những công ty Philippin hoặc những công ty liên doanh mà người dân Philippin giữ 75% vốn pháp định trở lên mới được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

Chính phủ Philippin cũng đưa ra các biện pháp hiệu quả trong việc chống lại việc vi phạm quy định về hoạt động xuất khẩu lao động của cả tổ chức tuyển mộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của XKLĐ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w