Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Hưng Tân năm 2013

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của XKLĐ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 48 - 53)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Đường giao thông (Km)

1, Đường nhựa (Km) 2,5

2, Đường cấp phối Km 30,2

Xây dựng đường điện

1, Đường cao thế Km 4

2, Đường hạ thế Km 27

3, Trạm biến thế Trạm 5

Thủy lợi

1, Trạm bơm Trạm 4

2, Kênh mương kiên cố Km 6

3, Đường sông chảy qua Km 2,5

Cơng trình phúc lợi 1, Trường học Trường 3 2, Trạm y tế Trạm 1 3, Chợ Cái 1 4, Sân vận động Cái 1 5, Nhà văn hóa Nhà 9

(Nguồn: Ban thống kê xã Hưng Tân)

Xác định được việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đi cùng với nhiệm vụ hoàn thiện chương trình xây dựng Nơng thơn mới, ngồi việc huy động tốt nội lực của nhân dân thì UBND đã làm tốt công tác xúc tiến đầu tư để tranh thủ xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, kênh mương bê tơng…

Năm 2013, hồn thiện và đưa vào sử dụng Nhà văn hóa đa chức năng của xã với tổng trị giá 3,9 tỷ đồng. Xây dựng khuôn viên trụ sở UBND với trị giá 250 triệu đồng. Tỉnh lộ và hệ thống giao thông nông thôn, mương tiêu thoát nước trên địa bàn xã được đầu tư vào loại tốt nhất tỉnh hiện nay với tổng kinh phí 7,5 tỷ đồng. Các cơng

trình văn hóa, trường trạm, đài Tưởng niệm, di tích lịch sử, nhà văn hóa xóm, cơng sở đều được nâng cấp và làm mới.

Với truyền thống học tập tốt, xã Hưng Tân tiếp tục thực hiện nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng, xác định đầu tư giáo dục là quốc sách. Vì vậy, cả nhiệm kỳ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển toàn diện. Trọng tâm nhiệm vụ là tập trung xây dựng 3 trường đạt chuẩn 1 và đạt chuẩn 2, triển khai cuộc vận động “Hai không”, phát động phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các cơng tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục phát triển có hiệu quả, phong trào thi đua mỗi gia đình đều có con thi đậu vào đại học.

Về cơng tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm chú trọng và có nhiều biến chuyển tốt, từng bước được đảm bảo tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chất lượng khám, chất lượng điều trị và trình độ chun mơn trách nhiệm của cán bộ trạm ngày càng được nhân dân đánh giá cao. Trạm y tế mới xây dựng theo dự án được cấp trên đầu tư đã được bàn giao và đưa vào sử dụng với trị giá cơng trình lên tới 9,4 triệu đồng đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thơn xóm phát huy tốt, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ năm 2013, Hưng Tân đã triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thu gom, xử lý rác thải theo đề án của UBND huyện. Vận động nhân dân đóng góp 94 triệu đồng, thu gom, chuyển xử lý 365 m3 rác thải. Trong 5 năm, xã đã thực hiện tốt các chỉ tiêu về KHHGĐ, không để xảy ra dịch bệnh, phong trào tồn dân tích cực thực hiện nếp sống văn hóa, ăn ở hợp vệ sinh được nhân rộng.

Đến nay, Hưng Tân cơ bản đã khép kín (điện – đường – trường – trạm), cơng sở, nhà văn hóa, sân bóng, trạm y tế của nhà nước cơ bản đã đảm bảo đủ tiện nghi phục vụ đời sống văn hóa, xã hội, phúc lợi xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Hưng Tân cho thấy, hàng năm cấp Ủy, Chính quyền đã chú trọng nâng cấp xây mới nhiều cơng trình khác nhau giúp phục vụ tốt hơn về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho bà con trong tồn xã. Tuy nhiên về số lượng vẫn cịn hạn chế và nhiều thiếu thốn, vì vậy trong những năm tới cần khắc phục hơn nữa để làm tốt cơng tác này.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hưởng ứng cơng cuộc đổi mới quê hương, đất nước của Đảng

và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tổ chức quản lý điều hành của chính quyền và sự nỗ lực, đoàn kết của toàn dân, xã Hưng Tân đã hoàn thành thắng lợi nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội các nhiệm kỳ của Đảng bộ xã đã đề ra. Theo số liệu của phịng thống kê xã, tình hình kinh tế - xã hội của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển ổn định về giá trị, phản ánh sự thay đổi về kinh tế của xã, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành cũng thay đổi. Trong cơ cấu kinh tế ngành lớn đã có sự chuyển dịch dần dần theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, ngành CN – TTCN – XD, cụ thể:

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong giai đoạn từ 2009 – 2013 tăng dần qua các năm từ 30,30 tỷ đồng lên đến 37,52 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm khá nhanh từ 66,14% xuống cịn 43,36%. Trong đó tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao hơn 50% trong giai đoạn 2009 - 2012 và có xu hướng giảm dần. Năm 2009 tỷ trọng này chiếm 56,50% thì đến năm 2012 chỉ cịn chiếm 51,91%, đặc biệt đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống cịn 48,08%. Với ngành chăn ni giá trị sản xuất và tỷ trọng đều tăng dần qua các năm với mức tăng tương đối ổn định, xu thế hộ chăn ni gia đình giảm nhưng hộ chăn nuôi trang trại tăng, công tác kiểm dịch, quản lý buôn bán gia súc, gia cầm được chú trọng. Diện tích ni trồng thủy sản ngày càng được mở rộng, công tác nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cho người dân được chú trọng nên giá trị sản xuất cũng như tỷ trọng của ngành qua các năm đều tăng lên.

Bảng 3.4 : Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 45,81 100 54,11 100 58,82 100 68,33 100 86,53 100 I. Nông nghiệp Tỷ đồng 30,30 66,14 30,79 56,90 31,21 53,06 32,52 47,59 37,52 43,3 6 1. Ngành trồng trọt Tỷ đồng 17,12 56,50 17,25 56,02 17,05 54,63 16,88 51,91 18,04 48,08 2. Ngành chăn nuôi Tỷ đồng 9,22 30,43 9,44 30,66 10,01 32,07 10,82 33,27 13,84 36,89 3. Nuôi trồng thủy sản Tỷ đồng 3,96 13,07 4,10 13,32 4,15 13,30 4,82 14,82 5,64 15,03

II. Thương mại – dịch vụ Tỷ đồng 11,88 25,93 15,36 28,39 18,41 31,30 21,19 31,01 30,81 35,6 1 III. TTCN – CN – XD Tỷ đồng 3,63 7,93 7,96 14,71 9,20 15,64 14,62 21,40 18,20 21,0 3 Một số chỉ tiêu BQ Tỷ đồng Tổng giá trị SX/hộ Tỷ đồng 0,05 0,06 0,06 0,07 0,09 Tổng giá trị SX/khẩu Tỷ đồng 0,01 0,01 0,02 0,02 0,02 Tổng giá trị SX/lao động Tỷ đồng 0,27 0,03 0,03 0,04 0,05

Đáng chú ý là ngành thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2009 thương mại dịch vụ chiếm 25,93% đến năm 2013 tỷ trọng của ngành đã đạt 35,61% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Có được điều này là nhờ vào sự nhạy bén của người dân, họ đã nắm bắt được những thông tin về XKLĐ và mạnh dạn đầu tư cho người thân đi XKLĐ. Từ thu nhập của lao động đi xuất khẩu đã cung cấp được một lượng vốn lớn cho gia đình đầu tư phát triển kinh doanh bn bán. Cũng nhờ vậy mà các dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng, vận tải, thông tin, buôn bán…cũng phát triển một cách phong phú và đa dạng góp phần nâng tổng giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ tăng nhanh.

Về TTCN – CN – XD, trong những năm qua cũng được chính quyền xã quan tâm và xây dựng các kế hoạch thúc đẩy phát triển.Tuy nhiên đây vẫn là ngành vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 ngành, trong năm 2013 ngành đạt được 18,20 tỷ đồng chiếm 21,03 % trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất. Ngành nghề chủ yếu là xay xát, chế biến lương thực, vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, gò hàn và sửa chữa nhỏ. Tốc độ tăng của ngành khơng ổn định, tỷ trọng cịn thấp là do cơ sở sản xuất quy mơ cịn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong xã chưa tìm được các thị trường tiêu thụ bên ngồi.

Như vậy, nhìn chung sự thay đổi về mức đóng góp của các ngành vào nền kinh tế địa phương như trên cho thấy xã Hưng Tân đang đi đúng hướng với q trình CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn, đặc biệt là chương trình xây dựng Nơng thơn mới trong giai đoạn hiện nay. Do sự tăng lên của tổng giá trị sản xuất kinh doanh đã làm cho tỷ lệ tổng giá trị SX/hộ, tổng giá trị SX/khẩu, tổng giá trị SX/lao động có xu hướng tăng qua các năm, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

Trung bình mỗi năm Hưng Tân có 40-50 người đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt, các xóm có tỷ lệ người đi XKLĐ nhiều như xóm 8, xóm 9 bình qn mỗi hộ có một người đi XKLĐ. XKLĐ đã tạo ra những thay đổi đáng kể về cả sản xuất và đời sống của người dân ở hai xóm. Bên cạnh những tác động tích cực thì hoạt động này cũng tạo ra những bất cập cần được làm rõ và khắc phục. Vì những lý do trên, tơi đã chọn 50 hộ 52

gia đình thuộc xóm 8, xóm 9 để tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến sản xuất và đời sống của người dân.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu, tài liệu được thu thập từ các báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, báo cáo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Hưng Tân. Các tài liệu văn bản báo cáo của UBND xã về vấn đề xuất khẩu lao động. Các tài liệu, số liệu nhằm phục vụ cho việc nắm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu từ đó phục vụ cho việc hồn thành báo cáo được tốt hơn. Được tổng hợp qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của XKLĐ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w