ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Hộ khơng có người đi XKLĐ
Hộ có người đi XKLĐ Trước
đây Hiện nay
Trước khi đi XKLĐ Khi đang đi XKLĐ Sau khi đi XKLĐ
- Số vốn đầu tư cho nông
nghiệp TB/năm/hộ 10 15 10 12 15
- Số vốn đầu tư cho tiểu thủ công nghiệp
TB/năm/hộ
40 50 41 43 51
- Số vốn đầu tư cho dịch
vụ TB/năm/hộ 53 74 51 58 82
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014) Số vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp trung bình tăng 5 triệu đồng/năm đối với nhóm hộ khơng có người đi XKLĐ. Với nhóm hộ có người đi XKLĐ, tuy có nhiều hộ cho th đất nơng nghiệp nhưng lại đầu tư mua thêm máy móc trang thiết bị hiện đại để thuận lợi hơn cho việc canh tác, số vốn đầu tư sau khi lao động về nước tăng lên 5 triệu đồng/năm so với trước khi lao động đi xuất khẩu.
Số vốn đầu tư cho tiểu thủ cơng nghiệp ở nhóm hộ khơng có người đi xuất khẩu tăng lên 10 triệu đồng, bằng với mức tăng của nhóm hộ có lao động đã về nước so với khi chưa đi XKLĐ. Họ đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua thêm nhiều máy móc và thuê thêm lao động phát triển SXKD.
Dịch vụ là ngành được các hộ gia đình tăng mức đầu tư nhiều nhất. Ở nhóm hộ khơng có lao động xuất khẩu, số vốn đầu tư cho dịch vụ đã tăng lên 21 triệu đồng, và mức tăng nhiều nhất là ở nhóm hộ có XKLĐ sau khi lao động xuất khẩu về nước, số vốn đầu tư đã tăng thêm 31 triệu đồng. Sau khi hồn thành XKLĐ, có thêm hai hộ gia đình chuyển hẳn sang kinh doanh dịch vụ. Họ sử dụng nguồn vốn kiếm được trong thời gian làm việc ở nước ngoài để mua đất, xây dựng cửa hàng, mua sắm trang thiết bị,… Mức độ đầu tư cao hơn hẳn các hộ khác.
Nhìn chung, mức độ đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ diễn ra mạnh nhất khi lao động xuất khẩu đã trở về nước. Ở thời điểm này, các hộ gia đình đã trả hết các khoản nợ trước khi đi và có kế hoạch sử dụng khoản vốn tích lũy được để tạo thu nhập ổn định cho gia đình.
4.2.1.2. Ảnh hưởng đến quy mơ và loại ngành sản xuất
• Loại ngành sản xuất của hộ
Quyết định về ngành nghề sản xuất kinh doanh và mức độ đầu tư cho từng hoạt động như thế nào là một trong những quyết định quan trọng nhất đối với hộ gia đình. Để xem xét mức độ ảnh hưởng của XKLĐ đến phương hướng sản xuất của hộ gia đình, tơi xem xét sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề giữa nhóm hộ khơng có người đi XKLĐ và nhóm hộ có người đi XKLĐ.
Mốc thời gian để so sánh giữa hai nhóm hộ được xác định: Đối với hộ khơng có lao động xuất khẩu, khoảng thời gian cách đây 5 năm; với nhóm hộ có lao động xuất khẩu, khoảng thời gian cách đây 5 năm hoặc kể từ lúc gia đình chưa có lao động xuất khẩu, khi lao động đang đi xuất khẩu và khi lao động trở về nước.