ĐVT: Nghìn đồng/hộ/tháng
Chi tiêu
Hộ khơng có người đi
XKLĐ Hộ có người đi XKLĐ Trước đây Hiện nay Thay đổi Trước khi đi XKLĐ Sau khi đi XKLĐ Thay đổi 1. Lương thực, thực phẩm 950 2650 1700 930 3360 2430
2. Điện nước, vệ sinh 75 300 225 72 380 308
3. May mặc, giày dép 120 950 830 110 1200 1090
4. Giáo dục, y tế 180 500 320 190 750 560
5. Chi cho hoạt động
giải trí 130 400 270 132 1180 1048
6. Chi khác 250 600 350 220 1200 980
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Tình hình chi tiêu của cả 2 nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt sau khi có lao động đi làm việc ở nước ngồi. Nhìn chung, chi tiêu của nhóm hộ có lao động xuất 90
khẩu vẫn cao hơn so với các hộ khơng có người đi xuất khẩu . Do nguồn thu từ XKLĐ của nhóm hộ 2 là tương đối lớn nên họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống gia đình, đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình cũng được chú trọng.
Xét riêng các khoản chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày thì chi cho lương thực, thực phẩm là khoản chi nhiều nhất của cả 2 nhóm hộ, tiếp đó là khoản chi tiêu cho giáo dục và y tế. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và chăm lo sức khỏe của mỗi người nên mức độ chi tiêu qua các năm đều tăng lên. Ở nhóm hộ khơng có LĐXK chi tiêu cho lương thực, thực phẩm tăng thêm 1,7 triệu đồng/tháng, lên mức 2,65 triệu đồng, trong khi đó chi cho lương thực, thực phẩm của nhóm hộ có LĐXK tăng 2,43 triệu đồng, tốc độ tăng này nhanh hơn so với nhóm hộ khơng có LĐXK. Chi cho giáo dục, y tế của nhóm hộ có LĐXK cũng có tốc độ tăng nhanh hơn so với nhóm khơng có LĐXK. Chi cho giáo dục, y tế của nhóm hộ có LĐXK hiện nay là 750 nghìn động/hộ/tháng, lớn hơn hộ khơng có khơng có người đi xuất khẩu, mức chi của nhóm hộ này chỉ đạt trung bình 500 nghìn/hộ/tháng.
Mức chi tiêu cho hoạt động giải trí là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá đời sống tinh thần của người dân có được chú trọng trong phát triển kinh tế hay khơng. Chi tiêu này ở nhóm hộ khơng có LĐXK, tăng từ 130 nghìn đồng/tháng lên 400 nghìn đồng/tháng. Chi tiêu cho hoạt động giải trí ở nhóm hộ có LĐXK tăng mạnh hơn rất nhiều, tăng từ 132 nghìn đồng/hộ/tháng lên 1180 nghìn đồng/hộ/tháng. Sở dĩ chi tiêu cho giải trí ở nhóm hộ có người đi xuất khẩu lao động cao hơn hẳn là do các hộ có nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu nên chi tiêu của hộ không bị hạn chế như khi thu nhập chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này là việc tiêu tốn tiền bạc vào những trị giải trí vơ bổ như hút thuốc lá, karaoke, internet... của một bộ phận con em của lao động xuất khẩu khi không được bố mẹ giáo dục, chỉ bảo kịp thời.
Nhìn chung, XKLĐ đã làm cho mức chi tiêu của các hộ gia đình tăng lên, đời sống được cải thiện, có điều kiện kinh tế hơn để chăm lo cho con cái học hành và sức khỏe cũng như quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình.
Bộ mặt nơng thơn xã Hưng Tân đang từng bước thay đổi từ khi có hoạt động XKLĐ. Những lao động đi xuất khẩu của xã đều có mong muốn kiếm được khoản thu nhập cao, cải thiện đời sống của gia đình và làm giàu, nhưng khơng ít người đã vỡ mộng vì sự tan nát của mái ấm gia đình trong thời gian làm việc ở nước ngồi. Hoặc cá biệt có người đi xuất khẩu 9 năm rồi vẫn chưa trở về làm con cái khơng có người chăm sóc, lo lắng, vợ chồng xa cách.
Qua thực tế điều tra, mối quan hệ gia đình của những lao động ở cả nhóm hộ khơng có XKLĐ và nhóm hộ có XKLĐ như sau: