Mức độ hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức giúp DN vượt RCKT

Một phần của tài liệu rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 110 - 114)

1 2 3 4 5 Mức độ Hỗ trợ SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Các cơ quan bộ, ngành 2 4,4 3 6,7 11 24,4 15 33,3 14 31,1 Chính quyền địa phương 2 4,4 10 22,2 24 53,3 6 13,3 3 6,7 Hiệp hội doanh nghiệp 3 6,7 1 2,2 21 46,7 15 33,3 5 11,1 Các tổ chức khác 3 6,7 8 17,8 14 31,1 13 28,8 7 15,6

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013 Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%); 1 là mức độ thấp nhất, 5 là mức độ hỗ trợ cao nhất.

Các DN cũng cho biết, thông tin mà họ nhận được từ văn bản của các Bộ, ngành rất quan trọng bên cạnh kênh thông tin từ đối tác ở nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho rằng: Những doanh nghiệp lớn có vị trí nằm trong các thành phố, gần với các cơ quan quản lý đánh giá cao vai trò của các cơ

quan này hơn những doanh nghiệp ở xa thành phố. Hơn nữa, những năm gần đây, vai trò của Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng được nhiều doanh nghiệp ghi nhận. Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nên các DN cũng có nhiều thuận lợi trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật. Có việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ nên chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn u cầu của các thị trường khó tính.

Các DN cũng khẳng định rằng, họ đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại để tăng cường năng lực vượt RCKT, từ chính sách hội nhập quốc tế, mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường, tạo thuận lợi cho thương mại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đến các hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, thơng tin thị trường, XTTM và đào tạo nguồn nhân lực. Có thể nói, sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ là không thể thiếu để DN vượt qua RCKT, tăng cường xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và mở rộng xuất khẩu ra các thị trường khác.

2.3.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công mà Nhà nước và các DNDM của Việt Nam đã đạt được như trên vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế.

- Đối với các cơ quan QLNN, các biện pháp tạo điều kiện và hỗ trợ cho các

DNDM vượt RCKT vẫn cịn bất cập, đó là:

Thứ nhất, sự chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và quy định của nước nhập

khẩu. Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (có Hiệu lực từ 1/1/2007) hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam gồm: 1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; 2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Đến ngày 31/3/2011 Việt Nam có 6054 TCVN, 119 Quy chuẩn Quốc gia (QCVN) và 204 Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam (ĐLVN) còn hiệu lực. Tại Việt Nam, các quy chuẩn quốc gia là bắt buộc phải áp dụng, trong khi khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Đến cuối năm 2012, có 6800 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cịn hiệu lực. Trong số đó, 40% đã được hài hịa hóa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc tiêu chuẩn của nước ngoài, (tăng 25% so với năm 2005). Nhiều bộ TCVN được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh về cơng nghệ. Bộ Cơng thương đã sơ bộ rà sốt hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của ngành dệt may thì trong gần 200

tiêu chuẩn có tới 72 tiêu chuẩn cần phải xem xét hoặc thay thế, 49 tiêu chuẩn cần được xây dựng mới, tập trung vào các phương pháp xác định tồn dư kim loại và hóa chất có ảnh hưởng đến con người.

Do vẫn còn nhiều tiêu chuẩn quốc gia chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên DN đang phải áp dụng cùng lúc nhiều tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia (đối với những danh mục quy chuẩn quốc gia) và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu...điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho DN. Mặt khác, DN đang phải đối mặt với nhiều RCKT do các nước nhập khẩu đặt ra, những hàng hóa có tiêu chuẩn khơng phù hợp sẽ khơng được chấp nhận. Khi đó để có thể bán được hàng vào nước nhập khẩu, DN sẽ phải chịu thêm rất nhiều chi phí tốn kém cho các thử nghiệm, chứng nhận, công nhận... tại các nước này.

Mặc dù Việt Nam đã tham gia vào nhiều thoả ước thừa nhận lẫn nhau song phương, khu vực và đa phương, rất nỗ lực hài hịa hóa, tăng cường chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trên thực tế việc các nước thừa nhận các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt nam là rất khó trừ phi các tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, tính chất tiến thối lưỡng nan của việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật ở Việt Nam. Do trình độ phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam, nhất là các DN trong nước còn chưa cao, những tiêu chuẩn quá cao được đưa vào làm tiêu chuẩn quốc gia sẽ khiến DN khó áp dụng. Nhưng khơng tiến tới hài hồ ngang bằng với các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thì các DN trong nước cũng khó có thể cạnh tranh được khi hàng ngoại nhập với những tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật cao tràn vào thị trường trong nước khi các rào cản thuế quan được dỡ bỏ.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiệp định TBT,

quy định của các nước nhập khẩu còn yếu. Tiến độ xây dựng một số đề án liên quan đến hoạt động đánh giá hợp quy cịn chậm do chưa có sự chỉ đạo sát sao và sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan liên quan. Việc thành lập điểm TBT tại một số địa phương cịn gặp khó khăn. Tại các điểm TBT đã được thành lập, cán bộ nhiều khi

làm việc kiêm nhiệm, công việc mới nên nhiều khi còn lung túng trong việc triển khai các nghiệp vụ cụ thể.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương,

còn nhiều bất cập. Rất nhiều DN không hài lòng với sự hỗ trợ, phối kết hợp của chính quyền địa phương nơi DN hoạt động. Do đó, nhiều khi những văn bản, hướng dẫn, các thông tin đến DN không kịp thời và việc triển khai của DN gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là điểm yếu trong quản lý nhà nước từ nhiều năm qua.

- Đối với các DNDM Việt Nam

Một là, mặc dù nhận thức của các DN đã nâng lên đáng kể song vẫn còn nhiều bất cập. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các quy định của các thị trường nhập khẩu thì vẫn cịn nhiều DN chưa thật quan tâm, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Các chuyên gia của Viện Dệt may, và Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, có doanh nghiệp thậm chí khơng biết rào cản kỹ thuật là gì. Điều này sẽ là bất lợi rất lớn khi DN muốn mở rộng thị trường hoặc chia sẻ rủi ro trong xuất khẩu. Kết quả tổng hợp tại bảng 2.6 cho thấy còn nhiều DN chưa thực sự nhận biết rõ về RCKT của các nước nhập khẩu chính. Có tới 53,4% số DN được khảo sát nhận biết ở mức thấp và trung bình về RCKT của thị trường Hoa Kỳ, tỷ lệ này đối với thị trường EU là trên 55,5%, đối với thị trường Nhật Bản lên tới 78,8%, v.v

Bảng 2.6: Mức độ nhận biết của DN về các rào cản kỹ thuật trong hoạt động xuất khẩu trên các thị trường chính

1 2 3 4 5 Mức độ Thị trường SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Hoa Kỳ 8 17,8 7 15,6 9 20,0 14 31,1 7 15,6 EU 6 13,3 10 22,2 9 20,0 13 28,9 7 15,6 Nhật Bản 8 17,8 7 15,6 18 45,4 7 15,6 5 11,1 Hàn Quốc 9 20,0 5 11,1 15 33,3 11 24,4 5 11,1 Thị trường khác 8 17,8 14 22,2 11 24,4 11 24,4 1 2,2

Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%); 1 là mức độ nhận biết thấp nhất; 5 là mức độ nhận biết cao nhất

Hai là, năng lực đáp ứng RCKT của các nước nhập khẩu của các DNDM Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Ngày nay, yêu cầu của các nước nhập khẩu càng trở lên khắt khe nhưng tiềm lực của các DN thì hạn chế nên DN đã và đang gặp khó khăn về nhiều phương diện. Bảng tổng hợp 2.7 cho thấy mức độ khó khăn của các DN tập trung chủ yếu ở mức điểm trung bình (từ 20% đến 44,4%). Có 42,2% DN cho rằng họ bị thiếu về kỹ thuật ở mức khá cao, đây có lẽ là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Trong khi cách đây vài năm, các DN cho rằng thiếu kinh phí là khó khăn lớn nhất thì hiện nay chỉ có 33,3% cho rằng họ thiếu kinh phí ở mức khá. Một số DN lớn đánh giá thiếu nhân lực để xử lý các vấn đề liên quan đến quy định, tiêu chuẩn Việt Nam chưa phù hợp với tiêu chuẩn thế giới, cơ chế chính sách chưa chặt chẽ là khó khăn lớn nhất.

Một phần của tài liệu rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)