Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian qua. thời gian qua.
Trong những năm qua, ngành DM Việt Nam đã trải qua khơng ít khó khăn trở ngại, song ngành vẫn vượt qua và phấn đấu để đạt được những kết quả và thành tựu lớn. Ngoài việc giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động xã hội, ngành DM cũng đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Kim ngạch XK DM không ngừng tăng qua các năm, đưa DM trở thành một trong hai nhóm mặt hàng XK chủ lực có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam những năm qua, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước để trang trải yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cơng nghệ và ngun vật liệu phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động và cải thiện thu nhập cho gia đình họ, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tăng nguồn kinh phí cho bảo vệ mơi trường.
Những thành tựu xuất khẩu dệt may trong thời gian vừa qua có một phần nguyên nhân từ việc Việt Nam chủ động tự do hóa thương mại thơng qua q trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mà điểm quan trọng nhất là gia nhập WTO. Nhờ quá trình này, các doanh nghiệp dệt may đã có tiếp cận tốt hơn đối với các thị trường xuất khẩu, và được bảo vệ tốt hơn theo các quy định của WTO cũng như của các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng một phần nhờ các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, cũng như nỗ lực của Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Chính phủ đã có Chiến lược phát triển ngành cơng nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến 2020, trong khi đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, và thực hiện tốt cơng tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thơng tin cho doanh nghiệp. Đồng thời, các DNDMVN cũng chủ động tìm hiểu về thơng tin, các quy định từ phía khách hàng từ đó sản xuất sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Ngành dệt may Việt Nam có một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá cao. Các sản phẩm đã có chất
lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an tồn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngồi. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện xu hướng tăng trong thời gian qua.
Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
Trong khi đó, ngành dệt và cơng nghiệp phụ trợ cịn yếu, phát triển chưa t- ương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng khơng cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mơ nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời
điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thối kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thơng, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị cịn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và mở ra những thị trường mới với các quan hệ hợp tác mới. [31]
2.2. RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.
2.2.1. Rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu chính đối với hàng DMXK của Việt Nam DMXK của Việt Nam
2.2.1.1. Các rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK sang thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ với hơn 313 triệu người tiêu dùng (năm 2012) và mức sống vào hàng cao nhất thế giới là thị trường tiêu dùng hàng hóa lớn nhất thế giới. Thị trường Hoa Kỳ có những yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với hàng hóa tiêu dùng và hệ thống
RCKT của Hoa Kỳ cũng vào loại khắt khe nhất thế giới. Đối với hàng DM, có thể kể đến một số RCKT thương mại tiêu biểu của Hoa Kỳ như sau:
(i) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm DM. [52],[44],[70]
Điểm đặc biệt trong tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ là ở chỗ nước này không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế và phụ thuộc nhiều vào các chứng chỉ bắt buộc.
Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành ở Hoa Kỳ tương đối thấp, thậm chí các tiêu chuẩn này khơng được biết đến tại Hoa Kỳ dù rằng tất cả các thành viên tham gia Hiệp định TBT đều cam kết sử dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Một số tiêu chuẩn của Hoa Kỳ được coi là "tương đương về mặt kỹ thuật" với các tiêu chuẩn quốc tế. Ở Hoa Kỳ, khơng có thị trường thống nhất toàn liên bang đối với hàng DM do có sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm giữa liên bang và bang, giữa các khu vực hoặc bang với nhau, hoặc thậm chí giữa các quận và thành phố với nhau. Do vậy, các nhà sản xuất nước ngoài muốn tiêu thụ những sản phẩm này tại các nơi khác nhau ở Hoa Kỳ phải thay đổi các tiêu chuẩn cho phù hợp không những với tiêu chuẩn liên bang, mà còn với các tiêu chuẩn ở các địa phương cụ thể. Sự thay đổi này sẽ phát sinh chi phí sản xuất, điều này gây cản trở khơng nhỏ đối với các nhà XK nước ngồi.
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng DM của Hoa Kỳ là vô cùng phức tạp do nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức quốc tế nghiên cứu và phát triển, áp dụng tiêu chuẩn nào là tuỳ thuộc vào từng khách hàng cụ thể. Ví dụ:
- Các tiêu chuẩn về kiểm tra màu sắc nhuộm sản phẩm dệt, cơng nghệ hồn tất, làm sạch sản phẩm DM do Hiệp hội các chuyên gia hoá học và màu sản phẩm dệt của Hoa Kỳ (American Association of Textile Chemists and Colorists) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt Hoa Kỳ (American Textile Manufacturers Institute) quy định.
- Đối với từng loại sản phẩm cụ thể cũng có những tiêu chuẩn chất lượng riêng: các tiêu chuẩn về vải công nghiệp do Hiệp hội vải công nghiệp quốc tế (Industrial Fabrics Association International), Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp hội
các nhà sản xuất hàng dệt Hoa Kỳ quy định; các tiêu chuẩn về quần áo ngủ do Hiệp hội sản phẩm quần áo ngủ quốc tế (International Sleep Products Association) quy định; các tiêu chuẩn về vải không dệt do Hiệp hội vải không dệt (Association of Nonwoven Fabrics Industry), Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế quy định.
(ii) Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng.
Hầu hết hàng DM nhập vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ các quy định của Luật về Sản phẩm dễ cháy (FFA). Luật này có qui định về tính dễ bén lửa đối với hàng DM. Theo quy định mới thì vải sợi, hàng DM nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng tiêu chuẩn về vải dễ cháy để tránh trường hợp sản phẩm quá dễ cháy, gây hại cho người tiêu dùng. Các loại vải mỏng, vải xốp thường dễ bắt cháy và cháy rất nhanh. Các loại quần, áo, thảm, đồ ngủ của trẻ em... đều có mức tiêu chuẩn cháy khác nhau. Khơng ai có thể XK vào Hoa Kỳ hàng may mặc hoặc đồ trang trí nội thất hoặc bất kỳ loại vải hay chất liệu liên quan nào để sử dụng cho các sản phẩm đó, nếu người sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn về hàng dễ cháy. Có một số sản phẩm được nhập vào Hoa Kỳ rồi gia cơng lại để giảm tính chất dễ cháy của chúng sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn của này, nếu có phải ghi trong hóa đơn hay giấy tờ liên quan khác của lô hàng [58].
Cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Mặc dù luật đã cấm quần áo có dây thắt nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ lâu, nhưng thời gian qua vẫn có nhiều loại quần áo trẻ em có dây thắt được nhập vào Hoa Kỳ. Luật mới nghiêm khắc cấm điều này nên các nhà sản xuất Việt Nam phải chấm dứt sản xuất hàng có dây thắt.
Ngồi ra, Hoa Kỳ cũng có quy định mới về nồng độ chì trong sản phẩm. Từ tháng 2-2009, các sản phẩm dệt sẽ chỉ được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu đáp ứng tiêu chuẩn về nồng độ chì. Bà Nancy A. Nord, ủy viên cao cấp của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ, cho biết: “Nồng độ cho phép thấp đến mức có thể nói đơn giản là khơng có chì”.
phịng thí nghiệm về việc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mới. Chỉ những phịng thí nghiệm đạt chuẩn, được cơng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế mới có chức năng kiểm tra sản phẩm và đưa ra báo cáo kiểm tra có giá trị. Tháng 9/2008, Hoa Kỳ đã cơng bố trình tự cơng nhận phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. [24]
(iii) Tiêu chuẩn môi trường.
Tại Hoa Kỳ, luật bảo vệ môi trường được thể hiện rất chặt chẽ và thực hiện từ 1/1/2010. Ở cấp độ liên bang đã có rất nhiều đạo luật liên quan đến mơi trường được áp dụng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Các tiêu chuẩn môi trường yêu cầu hàng DMXK vào Hoa Kỳ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Các quy định và tiêu chuẩn môi trường gồm các quy định về đóng gói, bao bì; các quy định về ghi nhãn; các quy định và tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm (PMM). Những năm gần đây đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các loại nhãn mác môi trường trên sản phẩm hoặc trên bao bì sản phẩm ở Hoa Kỳ để nhấn mạnh đến các thuộc tính và đặc điểm về mơi trường của chúng. Hầu hết các nhãn mác này được sử dụng một cách tự nguyện và do nhà sản xuất hoặc người bán lẻ chủ động quyết định, nhằm mục đích tiếp thị khuyếch trương thương hiệu hàng hóa của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và theo xu hướng phát triển, các nhãn hiệu đó có thể bị bắt buộc. Những quy định đó nhằm để cảnh báo người tiêu dùng về tính chất độc hại của sản phẩm đối với môi trường. [44],[70]
(iv) Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Bên cạnh các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an tồn và mơi trường, các vấn đề lao động và trách nhiệm ngày càng có phần quan trọng cao hơn đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ. Điều này cũng khiến cho hàng rào kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ càng khó vượt qua hơn. Đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, Hoa Kỳ áp dụng phổ biến hai tiêu chuẩn, đó là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (Social Accountability 8000-SA8000) và chương trình chứng nhận WRAP.
- Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 không phải là một bộ quy tắc
ứng xử duy nhất và các DN buộc phải lựa chọn, do đây vốn là quy tắc mang tính chất tự nguyện, song khi XK sang thị trường Hoa Kỳ, SA 8000 được coi như giấy thông hành cho các DN, đặc biệt là DN sử dụng nhiều lao động. Khi DN đã có chứng chỉ SA 8000, điều đó chứng tỏ được trách nhiệm của DN về măt xã hội và từ đó DN sẽ dễ dàng giành được sự ưu tiên từ phía đối tác và việc XK hàng hóa sẽ thuận lợi hơn. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung về quyền con người. Các yêu cầu của tiêu chuẩn phù hợp với những qui định trong các công ước của Tổ chức lao động thế giới (ILO), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố chung về nhân quyền.
- Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất toàn cầu (WRAP - Worldwide
Responsible Accredited Production): WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện. [81].
(v) Các quy định liên quan tới nhãn hàng DM
Trong nhãn hàng DM của Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ các phần phải có bắt buộc gắn trên hàng hố. Nhãn hàng DM phải chứa đựng đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa. Bao gồm:
- Nhãn phải ghi rõ thành phần sợi: Theo luật và các quy định về hàng dệt và
hàng len thì sản phẩm có sợi như sợi, vải vóc, quần áo và các mặt hàng gia đình