Mơ hình chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu hàng DM

Một phần của tài liệu rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 147 - 172)

(vi) Thành lập bộ phận cảnh báo sớm về RCKT.

Để có thể cảnh báo sớm các RCKT, tận dụng tối đa cơ hội và lợi thế, giảm thiểu rủi ro khơng đáng có do khơng dự báo được tiêu chuẩn, quy định, các biện pháp kỹ thuật, Nhà nước cần có bộ phận chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này. Hệ thống cảnh báo sớm sẽ giúp Chính phủ Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp DM Việt nam nói riêng: Xác định sớm các mối đe dọa/nguy cơ của các RCKT mới đối với hàng DM Việt Nam xuất khẩu; giúp các doanh nghiệp DM Việt Nam có đủ thời gian và điều kiện để kịp thời điều chỉnh nhằm loại bỏ những mối đe dọa và chủ động đối phó với các RCKT của nước nhập khẩu, đồng thời duy trì và phát triển kim ngạch và tốc độ xuất khẩu, qua đó giúp các ngành dệt may của Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường tồn cầu.

Hệ thống cảnh báo sớm sẽ tập trung vào các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp của hệ thống này là các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam. Họ sẽ được tiếp cận

với các thơng tin của các thị trường chính, họ cũng sẽ được cảnh báo nếu có nguy cơ các nước nhập khẩu áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mới, tinh vi và phức tạp. Phạm vi của Hệ thống cảnh báo sẽ được điều chỉnh và mở rộng linh hoạt dựa trên mức độ ảnh hưởng của các thị trường trong thời gian tiếp theo.

3.3.1.2. Đối với Hiệp hội dệt may

Với vai trò là cầu nối giữa DN sản xuất trong nước với thị trường nước ngồi, Hiệp hội có vai trị rất quan trọng trong hoạt động XK - nhập khẩu của các DN Việt Nam cũng như tham gia giải quyết những tranh chấp trong TMQT đối với các ngành sản xuất nói chung cũng như ngành sản xuất dệt may nói riêng.

(i) Hình thành bộ phân đầu mối để thu thập và xử lý thông tin, kết nối với hệ thống thông tin thương mại quốc gia, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác thơng tin về RCKT của các nước cho doanh nghiệp

Hiệp hội dệt may cần tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng DN kiến thức pháp lý liên quan đến XK của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh cạnh… Hiệp hội nên thành lập và củng cố bộ phận thông tin của Hiệp hội để thu thập thơng tin đầy đủ và chính xác có tính chất chuyên ngành về thị trường XK chủ yếu. Với một thị trường có một hệ thống pháp luật cũng như các quy định hết sức chồng chéo, phức tạp như EU, Hoa Kỳ thì vấn đề này khơng chỉ là thu thập chính xác và đầy đủ thơng tin, mà cịn phải có những đối sách với những quy định đó, chỉ có như vậy mới giúp DN vượt qua rào cản, tiếp cận đến thị trường.

Hiệp hội cũng cần ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử vào hoạt động hiệp hội, tham vấn Chính phủ về việc hình thành sàn giao dịch cho mặt hàng dệt may Việt Nam cả yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra của q trình sản xuất, từ đó có thể giúp các DN Việt Nam yên tâm hơn trong việc tìm mua NPL và tiêu thụ sản phẩm của mình.

(ii) Nâng cao năng lực của Hiệp hội ngành hàng

Luật về hiệp hội sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh sự ra đời và hoạt động của hiệp hội. Với Luật về hiệp hội sẽ giúp tạo hành lang pháp l ý để các hiệp

hội phát huy vai trị, vị trí và đóng góp tính cực vào sự phát triển của kinh tế- xã hội đất nước.

Trong xu thế hiện nay, khi Nhà nước giảm sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của DN thì vai trị hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết. Hiệp hội là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, xúc tiến liên kết giữa Nhà nước và tư nhân để tiến tới thống nhất việc điều hành sản xuất kinh doanh trong cả nước.

Thông qua việc tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao về pháp luật và kinh doanh quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Hiệp hội để tương xứng với sự phát triển sản xuất kinh doanh và XK của ngành hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các Hiệp hội tham gia vào các tổ chức và Hiệp hội ngành hàng quốc tế. Năng lực hoạt động của Hiệp hội có được sự tăng cường và củng cố vững mạnh thì Hiệp hội mới phát huy tốt vai trò định hướng, hỗ trợ các DN trong việc chủ động đối phó với các RCTM quốc tế nhằm đẩy mạnh XK.

Hiệp hội phải có bộ máy đủ mạnh và người lãnh đạo uy tín cùng đội ngũ tác nghiệp giỏi. Các Hiệp hội cũng cần coi trọng tuyên truyền giáo dục hội viên tự giác cùng tiếng nói, chung hành động trước các đối tác, khơng vì lợi ích trước mắt của đơn vị mình mà đi ngược lại, ảnh hưởng xấu đến toàn cục.

Hiệp hội nên mở thêm chi nhánh hoặc lập câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm giữa các DN làm ăn tốt với các DN mới, DN làm ăn chưa có hiệu quả, đồng thời cũng nên tích cực vận động các nguồn tài trợ thông qua các dự án về hỗ trợ pháp lý, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân lực, tiếp cận thị trường thông qua các cuộc hội đàm, các tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước.

Hiệp hội cần chủ động tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng quốc tế như Liên đoàn DM ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về DM,... Tích cực hưởng ứng và đưa ra các ý kiến đề xuất về hoạt động của các tổ chức này theo hướng nâng cao vai trị, uy tín của ngành DM Việt Nam; mở rộng hợp tác với các tổ chức hiệp hội ở các thị trường nhập khẩu lớn như Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà nhập khẩu sản phẩm DM để tháo gỡ RCKT cho hàng DMXK Việt Nam.

3.3.1.3. Đối với các doanh nghiệp dệt may.

(i) Chủ động áp dụng, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: DN chủ động đầu tư

cải thiện sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ, yêu cầu sản xuất theo chu trình khép kín, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước. Các DN cần khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt là phải thích nghi được với những tiêu chuẩn của thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản: Các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001:2000; ISO 14001 : 2000; SA 8000, … Đây chính là chìa khóa để các DN có thể thành công trên những thị trường lớn này.

(ii) Đa dạng hóa và phát triển thị trường mới, lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với năng lực hiện có của DN để vượt qua RCKT,

Một lý do mà hàng dệt may Việt Nam phải đương đầu với rào cản kỹ thuật là các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Mỹ và EU. Việc tập trung thái quá vào các thị trường này khơi dậy sự khơng hài lịng của các doanh nghiệp liên quan ở các quốc gia nhập khẩu và xích mích thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, thậm chí làm cho các quốc gia nhập khẩu quy định các tiêu chuẫn kỹ thuật cao hơn để giới hạn các sản phẩm nhập khẩu. Nhằm tránh xích mích thương mại khơng cần thiết, các doanh nghiệp Việt Nam nên nỗ lực đa dạng hóa và phát triển các thị trường mới ngồi các thị trường chính, giúp tránh xích mích thương mại khơng cần thiết và phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia khác để tìm kiếm khơng gian phát triển mới cho các hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may.

Lựa chọn thị trường xuất khẩu là quá trình đánh giá các cơ hội thị trường để chọn ra các thị trường có triển vọng nhất, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của DN. Để lựa chọn thị trường xuất khẩu, DN phải xây dựng chiến lược xuất khẩu trên cơ sở giải quyết mối tương quan giữa năng lực, thế mạnh của DN và các thị trường có thể xâm nhập. Khi lựa chọn chiến lược thị trường xuất khẩu, DN phải căn cứ vào

các nhân tố như: các nhân tố thuộc về DN; các nhân tố về sản phẩm và các nhân tố về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, các quy định với sản phẩm nhập khẩu....).

(iii) Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các DN, các thành phần kinh tế nhằm phát huy ưu thế của toàn ngành DM

Tăng cường và nâng cao khả năng liên kết, hợp tác và hiệu quả liên kết hợp tác giữa các DNDM trong nước, giữa các DNDM trong nước với DNDM nước ngoài tại Việt Nam hoặc các đối tác nhập khẩu hàng DM để tăng khả năng đáp ứng và vượt RCKT để đẩy mạnh XK hàng DM Việt Nam. Sự liên kết giữa các DNDM nhằm thực hiện chun mơn hố sản xuất, tận dụng lợi thế quy mô là một điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu này. Cần có một sự kết hợp uyển chuyển giữa mơ hình sản xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại với sự năng động, linh hoạt của các DN nhỏ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và giảm chi phí sản xuất, thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường về mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ. Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm như nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng, chia sẻ chi phí tiếp thị, chi phí thơng tin thị trường cần được quán triệt nhằm đảm bảo thực hiện tiết kiệm chi phí cho các DNDM [32]. Mở rộng trong cung cấp nguyên liệu, trong khâu sản xuất, tiêu thụ giữa các đơn vị để khai thác tối đa công suất của các thiết bị hiện đại, thiết bị chuyên dùng. Bên cạnh đó, để đáp ứng được các đơn hàng có khối lượng lớn của nước ngoài, cần thiết phải mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Từ thực tế cho thấy, trước các vụ tranh chấp thương mại, nếu có yếu tố nước ngoài cùng đứng về phía Việt Nam thì các phán quyết cuối cùng bao giờ cũng có lợi cho Việt Nam [75].

(iv) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh XK bền vững của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và xu hướng gia tăng sử dụng RCKT của các thị trường phát triển, các DNXK hàng DM của Việt Nam muốn nâng cao được sức cạnh tranh, đẩy mạnh XK sang các thị trường này thì tất yếu phải xây dựng và thực thi một chiến lược kinh doanh XK hiệu quả và bền vững.

Chiến lược kinh doanh XK bền vững của DN phải đặt mục tiêu phát triển XK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu quả XK dựa trên đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội quốc tế trong quá trình sản xuất, XK. Một chiến lược XK bền vững như vậy cũng sẽ thu hút sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại trong và ngoài nước cho DN thực hiện thành công.

3.3.2. Giải pháp vượt từng rào cản kỹ thuật.

Để vượt qua các rào cản kỹ thuật này, ngoài các giải pháp của Nhà nước, Hiệp hội và các DNDM đã phân tích trên, NCS đề xuất một số giải pháp cụ thể cho từng loại RCKT.

3.3.2.1. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.

Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi Việt Nam cần phải xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, 9001, 9002 tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam có uy tín với người tiêu dùng trên thế giới, đẩy mạnh hoạt động chương trình năng suất chất lượng. Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng hàng dệt may trước khi xuất khẩu. Các DNDM cần phối hợp với cơ quan Hải quan để kiểm tra nguyên phụ liệu và trang thiết bị nhập khẩu để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm ngay từ khâu đầu vào.

3.3.2.2. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng.

Đa số người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt ở các nước phát triển rất coi trọng việc lựa chọn các sản phẩm dệt may, nhất là chăn, ga, gối, đệm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trên thực tế, các hoạt chất có hại trong các sản phẩm kém chất lượng, có trong q trình trồng bơng ngun liệu thông thường, trong khâu xử lý sợi bơng, nhuộm vải… có thể là nguyên nhân của hàng loạt bệnh. Trong đó dễ gặp nhất là các bệnh liên quan đến dị ứng, mẩn ngứa và hơ hấp. Các hóa chất có trong bảo quản bông vải như formaldehyde, chất chống nấm có thể gây nhiễm độc cho da, bụi cotton thơng qua đường hơ hấp có thể gây viêm nhiễm mãn tính, thậm chí gây ra các ảnh hưởng nặng nền hơn như bệnh ung thư, các tổn thương thần kinh … Các tác nhân này đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và thai nhi do sức đề kháng của trẻ

chưa phát triển hoàn toàn. Khi gặp những tác nhân này trẻ sẽ có những tổn thương nghiêm trọng hơn ở người đã trưởng thành.

Hiện nay, một số quốc gia ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản quy định việc nhập khẩu các sản phẩm dệt may phải đảm bảo không gây hại với người tiêu dùng. Xu hướng này đang lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Điều này cũng đặt ra yêu cầu với các doanh nghiệp dệt may ngày càng phải chú ý hơn trong các khâu sản xuất, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm…

Nhà nước nên tổ chức các triển lãm, tuyên truyền về sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, chú trọng hơn các hoạt động cổ vũ cho xu hướng tiêu dùng an toàn, cho sức khỏe con người nhằm nâng cao nhận thức của các DN trong việc sản xuất sản phẩm an toàn. Nhà nước cũng cần thành lập cơ quan đánh giá độc lập, có đủ năng lực để kiểm tra và cơng nhận đạt chuẩn về an tồn của sản phẩm, hướng dẫn các DNDM thực hiện các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu về an toàn cho người sử dụng của các nước nhập khẩu.

Các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuôn thủ các quy định, tuyên truyền cho người người lao động trong DN thấy được tầm quan trọng của việc sản xuất sản phẩm an toàn, có ý thức và trách nhiệm của mình khi tham gia sản xuất sản phẩm.

3.3.2.3. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về môi trường.

Vì người dân các nước phát triển coi mơi trường nơi đâu cũng là mơi trường chung của mình,vì vậy, nếu sản phẩm gây ô nhiễm môi trường Việt Nam thì cũng gây ơ nhiễm cho mơi trường chung và do đó khơng được chấp nhận ở các nước phát triển. Do đó, khi sản xuất hàng dệt may, Việt Nam phải đảm bảo không gây ô nhiễm không chỉ cho môi trường nước xuất khẩu mà cịn phải đảm bảo khơng gây ơ nhiễm môi trường tại Việt Nam. Giải pháp để vượt qua rào cản này là:

- Xây dựng cụm cơng nghiệp ngành dệt may. Chính Phủ có vai trị rất quan trọng trong phát triển cụm CN, thu hút đầu tư vào khâu sản xuất NPL, nhất là khâu dệt, nhuộm và hoàn tất. Vướng mắc lớn nhất của khâu dệt nhuộm là vấn đề xử lý nước thải. Do đó, Chính phủ cần quy hoạch, xây dựng cụm nhà máy dệt nhuộm để

có hệ thống xử lý nước thải tốt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu.

- Các DNDM cần đẩy mạnh việc quản lý hóa chất, triển khai các chương

Một phần của tài liệu rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 147 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)